Nhà đầu tư nước ngoài có nhu cầu đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ thương mại điện tử tại Việt Nam phải đáp ứng điều kiện tiếp cận thị trường như thế nào?
- Hoạt động thương mại điện tử có thuộc danh mục ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài hay không?
- Nhà đầu tư nước ngoài có nhu cầu đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ thương mại điện tử tại Việt Nam phải đáp ứng điều kiện tiếp cận thị trường như thế nào?
- Bộ Công an có phải phối hợp thẩm định về an ninh quốc gia trong điều kiện tiếp cận thị trường của nhà đầu tư nước ngoài ở lĩnh vực dịch vụ thương mại điện tử không?
Hoạt động thương mại điện tử có thuộc danh mục ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài hay không?
Theo quy định tại Mục B Phụ lục I được ban hành kèm theo Nghị định 31/2021/NĐ-CP quy định về ngành, nghề hạn chế tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài như sau:
B. NGÀNH, NGHỀ TIẾP CẬN THỊ TRƯỜNG CÓ ĐIỀU KIỆN ĐỐI VỚI NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI
...
49. Dịch vụ hỗ trợ vận tải hàng không; dịch vụ kỹ thuật mặt đất tại cảng hàng không, sân bay; dịch vụ cung cấp suất ăn trên tàu bay; dịch vụ thông tin dẫn đường giám sát, dịch vụ khí tượng hàng không.
50. Dịch vụ đại lý tàu biển; dịch vụ lai dắt tàu biển.
51. Dịch vụ liên quan đến di sản văn hóa, quyền tác giả và quyền liên quan, nhiếp ảnh, ghi hình, ghi âm, triển lãm nghệ thuật, lễ hội, thư viện, bảo tàng;
52. Dịch vụ liên quan đến xúc tiến, quảng bá du lịch.
53. Dịch vụ đại diện, đại lý tuyển dụng và đặt lịch, quản lý cho nghệ sỹ, vận động viên.
54. Dịch vụ liên quan đến gia đình.
55. Hoạt động thương mại điện tử.
56. Kinh doanh nghĩa trang, dịch vụ nghĩa trang và dịch vụ mai táng.
57. Dịch vụ gieo hạt và phun thuốc hóa chất bằng máy bay.
58. Dịch vụ hoa tiêu hàng hải;
59. Các ngành, nghề đầu tư theo cơ chế thí điểm của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
Đối chiếu với quy định trên thì hoạt động thương mại điện tử thuộc danh mục ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài.
Hoạt động thương mại điện tử có thuộc danh mục ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài hay không? (Hình từ Internet)
Nhà đầu tư nước ngoài có nhu cầu đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ thương mại điện tử tại Việt Nam phải đáp ứng điều kiện tiếp cận thị trường như thế nào?
Căn cứ tại Điều 67c Nghị định 52/2013/NĐ-CP được bổ sung bởi khoản 24 ĐIều 1 Nghị định 85/2021/NĐ-CP thì các điều kiện tiếp cận thị trường của nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực dịch vụ thương mại điện tử như sau:
(1) Nhà đầu tư nước ngoài đầu tư kinh doanh hoạt động cung cấp dịch vụ thương mại điện tử tại Việt Nam theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 21 Luật Đầu tư 2020, cụ thể nhà đầu tư nước ngoài, bao gồm:
+ Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế, hoặc
+ Đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp.
(2) Nhà đầu tư nước ngoài chi phối từ 01 doanh nghiệp trở lên thuộc nhóm 05 doanh nghiệp dẫn đầu thị trường dịch vụ thương mại điện tử tại Việt Nam theo danh sách do Bộ Công Thương công bố phải có ý kiến thẩm định về an ninh quốc gia của Bộ Công an.
Lưu ý: đối với điều kiện tiếp cận thị trường thứ 2 thì nhà đầu tư nước ngoài được coi là chi phối doanh nghiệp hoạt động cung cấp dịch vụ thương mại điện là khi thuộc một trong các trường hợp sau:
- Nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ quyền sở hữu trên 50% vốn điều lệ hoặc trên 50% cổ phần có quyền biểu quyết của doanh nghiệp;
- Nhà đầu tư trực tiếp hoặc gián tiếp quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm hoặc bãi nhiệm đa số hoặc tất cả thành viên hội đồng quản trị, chủ tịch hội đồng thành viên, giám đốc hoặc tổng giám đốc của doanh nghiệp;
- Nhà đầu tư có quyền quyết định các vấn đề quan trọng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm:
+ Việc lựa chọn nền tảng công nghệ, hình thức tổ chức kinh doanh; lựa chọn ngành, nghề, địa bàn, hình thức kinh doanh;
+ Lựa chọn điều chỉnh quy mô và ngành, nghề kinh doanh;
+ Lựa chọn hình thức, phương thức huy động, phân bổ và sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp đó.
Bộ Công an có phải phối hợp thẩm định về an ninh quốc gia trong điều kiện tiếp cận thị trường của nhà đầu tư nước ngoài ở lĩnh vực dịch vụ thương mại điện tử không?
Căn cứ tại Điều 80 Nghị định 52/2013/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 25 Điều 1 Nghị định 85/2021/NĐ-CP thì Bộ Công an có trách nhiệm như sau:
- Chủ trì bảo vệ an ninh mạng đối với hoạt động thương mại điện tử;
+ Phối hợp với Bộ Công Thương cung cấp thông tin về các hoạt động sử dụng không gian mạng xâm phạm chủ quyền, lợi ích, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội và phòng, chống tội phạm mạng trong thương mại điện tử;
- Phối hợp thẩm định về an ninh quốc gia trong điều kiện tiếp cận thị trường của nhà đầu tư nước ngoài đối với lĩnh vực dịch vụ thương mại điện tử khi có yêu cầu từ Bộ Công Thương.
Hay nói cách khác, Bộ Công an phải có trách nhiệm trong việc phối hợp thẩm định về an ninh quốc gia trong điều kiện tiếp cận thị trường của nhà đầu tư nước ngoài đối với lĩnh vực dịch vụ thương mại điện tử khi có yêu cầu từ Bộ Công Thương.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán khi biểu quyết về quyết định giải quyết vụ án hành chính đúng không?
- Bậc thuế môn bài năm 2025 mới nhất như thế nào? Hạn chót nộp thuế môn bài năm 2025 là khi nào?
- Cán bộ, công chức, viên chức không áp dụng Nghị định 178/2024 chính sách khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 gồm những ai?
- Chính thức dạy thêm ngoài nhà trường phải đăng ký kinh doanh theo Thông tư 29/2024 đúng không?
- Hướng dẫn hồ sơ hoàn thuế GTGT hàng xuất khẩu theo Thông tư 80? Tải về tài liệu hồ sơ hoàn thuế?