Nhà đầu tư nước ngoài đầu tư thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam có thể kê khai vốn điều lệ của doanh nghiệp bằng với vốn đầu tư không?
- Vốn đầu tư là gì? Vốn điều lệ là gì? Vốn điều lệ có phải là vốn đầu tư không?
- Nhà đầu tư nước ngoài đầu tư thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam có thể kê khai vốn điều lệ của doanh nghiệp bằng với vốn đầu tư không?
- Nhà đầu tư khi đầu tư kinh doanh có được tiếp cận, sử dụng các nguồn vốn tín dụng, quỹ hỗ trợ hay không?
Vốn đầu tư là gì? Vốn điều lệ là gì? Vốn điều lệ có phải là vốn đầu tư không?
Theo quy định tại khoản 23 Điều 3 Luật Đầu tư 2020 định nghĩa về vốn đầu tư như sau:
Vốn đầu tư là tiền và tài sản khác theo quy định của pháp luật về dân sự và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên để thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh.
Đồng thời, theo quy định tại khoản 34 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020 về vốn điều lệ như sau:
Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên công ty, chủ sở hữu công ty đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng mệnh giá cổ phần đã bán hoặc được đăng ký mua khi thành lập công ty cổ phần.
Theo đó, từ các quy định trên có thể thấy rằng vốn điều lệ không phải là vốn đầu tư theo quy định.
Nhà đầu tư nước ngoài đầu tư thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam có thể kê khai vốn điều lệ của doanh nghiệp bằng với vốn đầu tư không? (Hình từ Internet)
Nhà đầu tư nước ngoài đầu tư thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam có thể kê khai vốn điều lệ của doanh nghiệp bằng với vốn đầu tư không?
Có thể thấy rằng, trường hợp nhà đầu tư nước ngoài đầu tư thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam, vốn đầu tư không phải là vốn điều lệ của doanh nghiệp được thành lập, mà vốn điều lệ trường hợp này phải là phần vốn góp của nhà đầu tư, chỉ là một phần trong vốn đầu tư.
Bởi, theo quy định tại khoản 4 Điều 3 Luật Đầu tư 2020 thì dự án đầu tư là tập hợp đề xuất bỏ vốn trung hạn hoặc dài hạn để tiến hành các hoạt động đầu tư kinh doanh trên địa bàn cụ thể, trong khoảng thời gian xác định.
Do đó, vốn đầu tư vào dự án đầu tư thành lập tổ chức kinh tế có thể bao gồm vốn góp của nhà đầu tư, vốn huy động và lợi nhuận để lại của nhà đầu tư để tái đầu tư (nếu có).
Về mặt nguyên tắc thì nhà đầu tư nước ngoài đầu tư thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam có thể kê khai vốn điều lệ của doanh nghiệp bằng với vốn đầu tư.
Tuy nhiên, trong trường hợp đăng ký vốn điều lệ của doanh nghiệp bằng với vốn đầu tư, thì nhà đầu tư có nhiều khả năng sẽ gặp vấn đề về tiến độ góp vốn điều lệ.
Bởi lẽ, nhà đầu tư có thể bảo đảm được số vốn góp của mình trong dự án đầu tư có thể góp đủ trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (bản chất là vốn điều lệ của doanh nghiệp) nhưng không thể bảo đảm chắc chắn số vốn huy động cũng được góp đủ trong thời hạn này (khoản 2 Điều 47 Luật Doanh nghiệp 2020, khoản 2 Điều 75 Luật Doanh nghiệp 2020, khoản 1 Điều 113 Luật Doanh nghiệp 2020).
Nhà đầu tư khi đầu tư kinh doanh có được tiếp cận, sử dụng các nguồn vốn tín dụng, quỹ hỗ trợ hay không?
Căn cứ tại Điều 5 Luật Đầu tư 2020 về chính sách về đầu tư kinh doanh:
Chính sách về đầu tư kinh doanh
1. Nhà đầu tư có quyền thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong các ngành, nghề mà Luật này không cấm. Đối với ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện thì nhà đầu tư phải đáp ứng các điều kiện đầu tư kinh doanh theo quy định của pháp luật.
2. Nhà đầu tư được tự quyết định và tự chịu trách nhiệm về hoạt động đầu tư kinh doanh theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan; được tiếp cận, sử dụng các nguồn vốn tín dụng, quỹ hỗ trợ, sử dụng đất đai và tài nguyên khác theo quy định của pháp luật.
3. Nhà đầu tư bị đình chỉ, ngừng, chấm dứt hoạt động đầu tư kinh doanh nếu hoạt động này gây phương hại hoặc có nguy cơ gây phương hại đến quốc phòng, an ninh quốc gia.
4. Nhà nước công nhận và bảo hộ quyền sở hữu về tài sản, vốn đầu tư, thu nhập và các quyền, lợi ích hợp pháp khác của nhà đầu tư.
5. Nhà nước đối xử bình đẳng giữa các nhà đầu tư; có chính sách khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để nhà đầu tư thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh, phát triển bền vững các ngành kinh tế.
6. Nhà nước tôn trọng và thực hiện các điều ước quốc tế về đầu tư mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Như vậy, nhà đầu tư được tự quyết định và tự chịu trách nhiệm về hoạt động đầu tư kinh doanh theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan; được tiếp cận, sử dụng các nguồn vốn tín dụng, quỹ hỗ trợ, sử dụng đất đai và tài nguyên khác theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp là mẫu nào? Có phải chứng thực hợp đồng không?
- Biện pháp kiểm tra nhà nước về chất lượng thức ăn chăn nuôi truyền thống nhập khẩu? Nội dung kiểm tra gồm những gì?
- Diện tích tính tiền sử dụng đất đối với trường hợp Nhà nước giao đất được xác định như thế nào?
- Kịch bản tổng kết chi hội phụ nữ cuối năm 2024 ngắn gọn? Tổng kết công tác Hội phụ nữ năm 2024 ngắn gọn?
- Cá nhân tham gia hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin không được sử dụng thông tin nào trên môi trường mạng?