Nhà đầu tư trúng đấu giá tài sản nhưng từ chối mua có được xem là đấu giá thành và có phải thanh toán thù lao dịch vụ đấu giá không?
Quy định về từ chối kết quả trúng đấu giá
Tại Điều 51 Luật Đấu giá tài sản 2016 quy định:
"Điều 51. Từ chối kết quả trúng đấu giá
1. Trường hợp đấu giá theo phương thức trả giá lên, sau khi đấu giá viên điều hành cuộc đấu giá đã công bố người trúng đấu giá mà tại cuộc đấu giá người này từ chối kết quả trúng đấu giá thì người trả giá liền kề là người trúng đấu giá, nếu giá liền kề đó cộng với khoản tiền đặt trước ít nhất bằng giá đã trả của người từ chối kết quả trúng đấu giá và người trả giá liền kề chấp nhận mua tài sản đấu giá.
Trường hợp giá liền kề cộng với khoản tiền đặt trước nhỏ hơn giá đã trả của người từ chối kết quả trúng đấu giá hoặc người trả giá liền kề không chấp nhận mua tài sản đấu giá thì cuộc đấu giá không thành.
2. Trường hợp cuộc đấu giá được thực hiện theo phương thức đặt giá xuống, sau khi đấu giá viên điều hành cuộc đấu giá công bố người trúng đấu giá mà tại cuộc đấu giá người trúng đấu giá từ chối kết quả trúng đấu giá thì cuộc đấu giá vẫn tiếp tục và bắt đầu từ giá của người từ chối kết quả trúng đấu giá. Trường hợp không có người đấu giá tiếp thì cuộc đấu giá không thành."
Theo đó, từ chối kết quả trúng đấu giá xảy ra trong trường hợp đấu giá theo phương thức trả giá lên và trường hợp cuộc đấu giá được thực hiện theo phương thức đặt giá xuống như quy định nêu trên.
Nhà đầu tư trúng đấu giá nhưng từ chối mua có được xem là đấu giá thành không?
Nhà đầu tư trúng đấu giá nhưng từ chối mua có được xem là đấu giá thành không?
Căn cứ theo Điều 52 Luật Đấu giá tài sản 2016 quy định về đấu giá không thành như sau:
"1. Các trường hợp đấu giá không thành bao gồm:
a) Đã hết thời hạn đăng ký mà không có người đăng ký tham gia đấu giá;
b) Tại cuộc đấu giá không có người trả giá hoặc không có người chấp nhận giá;
c) Giá trả cao nhất mà vẫn thấp hơn giá khởi điểm trong trường hợp không công khai giá khởi điểm và cuộc đấu giá được thực hiện theo phương thức trả giá lên;
d) Người trúng đấu giá từ chối ký biên bản đấu giá theo quy định tại khoản 3 Điều 44 của Luật này;
đ) Người đã trả giá rút lại giá đã trả, người đã chấp nhận giá rút lại giá đã chấp nhận theo quy định tại Điều 50 của Luật này mà không có người trả giá tiếp;
e) Trường hợp từ chối kết quả trúng đấu giá theo quy định tại Điều 51 của Luật này;
g) Đã hết thời hạn đăng ký mà chỉ có một người đăng ký tham gia đấu giá trong trường hợp đấu giá tài sản quy định tại Điều 59 của Luật này.
2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày cuộc đấu giá không thành, tổ chức đấu giá tài sản trả lại tài sản, giấy tờ liên quan đến tài sản đấu giá cho người có tài sản đấu giá, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định khác.
3. Việc xử lý tài sản đấu giá không thành được thực hiện theo quy định của pháp luật hoặc đấu giá lại theo thỏa thuận giữa người có tài sản đấu giá và tổ chức đấu giá tài sản."
Theo đó, trường hợp từ chối kết quả trúng đấu giá theo quy định thuộc một trong các trường hợp đấu giá không thành. Như vậy, trường hợp nhà đầu tư trúng đấu giá nhưng từ chối mua thì được xác định là đấu giá không thành.
Đấu giá không thành có phải thanh toán thù lao dịch vụ đấu giá không?
Căn cứ theo Điều 3 Thông tư 45/2017/TT-BTC được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Thông tư 108/2020/TT-BTC quy định:
"...
3. Trường hợp đấu giá tài sản không thành thì người có tài sản đấu giá thanh toán cho tổ chức đấu giá tài sản các chi phí đấu giá tài sản theo quy định tại khoản 2 Điều 66 Luật đấu giá tài sản đã được hai bên thỏa thuận trong hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản.
4. Việc xác định thù lao dịch vụ đấu giá tài sản, chi phí đấu giá tài sản cụ thể cho từng hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản do người có tài sản đấu giá và tổ chức đấu giá tài sản thỏa thuận trong hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản trên cơ sở kết quả lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản và quy định về thù lao dịch vụ đấu giá tài sản, chi phí đấu giá tài sản tại Luật đấu giá tài sản. Người có tài sản chịu trách nhiệm về việc quyết định mức cụ thể thù lao dịch vụ đấu giá tài sản, đảm bảo thù lao dịch vụ đấu giá tài sản trong khung thù lao do Bộ Tài chính quy định tại Thông tư này và không cao hơn mức thù lao tối đa tương ứng với khung giá trị tài sản theo giá khởi điểm quy định tại Phụ lục I và Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.
5. Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày kết thúc cuộc đấu giá tài sản, người có tài sản đấu giá thanh toán cho tổ chức đấu giá thù lao dịch vụ đấu giá tài sản, các chi phí đấu giá quy định tại khoản 2 Điều 66 Luật đấu giá tài sản; trừ trường hợp các bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định khác.”
Tại khoản 2 Điều 66 Luật Đấu giá tài sản 2016 quy định:
"Điều 66. Thù lao dịch vụ đấu giá, chi phí đấu giá tài sản
...
2. Chi phí đấu giá tài sản bao gồm chi phí niêm yết, thông báo công khai, chi phí thực tế hợp lý khác cho việc đấu giá tài sản do người có tài sản đấu giá và tổ chức đấu giá tài sản thỏa thuận."
Như vậy, mặc dù đấu giá không thành nhưng bên nhà đầu tư vẫn phải thanh toán các chi phí đấu giá tài sản bao gồm chi phí niêm yết, thông báo công khai, chi phí thực tế hợp lý khác cho việc đấu giá tài sản. Việc thanh toán chi phí do người có tài sản đấu giá là nhà đầu tư và tổ chức đấu giá tài sản thỏa thuận.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 11 tháng 1 là ngày gì? Ngày 11 tháng 1 âm lịch bao nhiêu, thứ mấy? Ngày 11 tháng 1 cung gì? Có được nghỉ làm vào ngày này?
- HMPV là gì? HMPV có phải là căn nguyên virus gây viêm phổi mắc phải cộng đồng ở người lớn không?
- Lỗi sử dụng điện thoại khi đi xe máy 2025 phạt bao nhiêu tiền? Sử dụng điện thoại khi đi xe máy 2025 trừ bao nhiêu điểm?
- Toàn bộ chế độ nghỉ hưu trước tuổi năm 2025 có gì đáng chú ý? Tải Nghị định 178 nghỉ hưu trước tuổi khi sắp xếp bộ máy?
- Có được miễn trừ khai báo hóa chất đối với hóa chất là tiền chất ma túy, tiền chất thuốc nổ hay không?