Nhà giáo dạy trình độ trung cấp cần có những tiêu chuẩn gì để đáp ứng tiêu chí về năng lực chuyên môn và năng lực sư phạm?
- Nhà giáo dạy trình độ trung cấp cần có những tiêu chuẩn gì để đáp ứng tiêu chí về năng lực chuyên môn?
- Nhà giáo dạy trình độ trung cấp cần có những tiêu chuẩn gì để đáp ứng tiêu chí về năng lực sư phạm?
- Để đáp ứng tiêu chí về năng lực phát triển nghề nghiệp và nghiên cứu khoa học đối với nhà giáo dạy trình độ trung cấp có mấy tiêu chuẩn?
Nhà giáo dạy trình độ trung cấp cần có những tiêu chuẩn gì để đáp ứng tiêu chí về năng lực chuyên môn?
Căn cứ theo tiểu mục 1 Mục 2 Chương II Thông tư 08/2017/TT-BLĐTBXH, được sửa đổi bởi điểm a, b khoản 4, khoản 5 và khoản 6 Điều 1 Thông tư 21/2020/TT-BLĐTBXH quy định như sau
TIÊU CHÍ 1 VỀ NĂNG LỰC CHUYÊN MÔN
Điều 17. Tiêu chuẩn 1 về Trình độ chuyên môn
1. Đối với nhà giáo dạy lý thuyết
a) Có bằng cử nhân hoặc văn bằng trình độ tương đương trở lên, phù hợp với ngành, nghề giảng dạy;
b) Nắm vững kiến thức ngành, nghề được phân công giảng dạy;
...
Điều 18. Tiêu chuẩn 2 về Trình độ ngoại ngữ
Có năng lực sử dụng ngoại ngữ trong thực hiện nhiệm vụ của nhà giáo dạy trình độ trung cấp theo yêu cầu vị trí việc làm do người đứng đầu cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp quy định.
Điều 19. Tiêu chuẩn 3 về Trình độ tin học
Có năng lực ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện nhiệm vụ của nhà giáo dạy trình độ trung cấp theo yêu cầu vị trí việc làm do người đứng đầu cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp quy định.
Theo quy định trên, tiêu chí về năng lực chuyên môn đối với nhà giáo dạy trình độ trung cấp gồm 03 tiêu chuẩn sau:
- Tiêu chuẩn 1 về Trình độ chuyên môn;
- Tiêu chuẩn 2 về Trình độ ngoại ngữ;
- Tiêu chuẩn 3 về Trình độ tin học.
Nội dung từng tiêu chuẩn được quy định cụ thể trên.
Nhà giáo dạy trình độ trung cấp cần có những tiêu chuẩn gì để đáp ứng tiêu chí về năng lực chuyên môn và năng lực sư phạm? (Hình từ Internet)
Nhà giáo dạy trình độ trung cấp cần có những tiêu chuẩn gì để đáp ứng tiêu chí về năng lực sư phạm?
Căn cứ theo tiểu mục 2 Mục 2 Chương II Thông tư 08/2017/TT-BLĐTBXH quy định như sau:
TIÊU CHÍ 2 VỀ NĂNG LỰC SƯ PHẠM
Điều 20. Tiêu chuẩn 1 về Trình độ nghiệp vụ sư phạm và thời gian tham gia giảng dạy
1. Có chứng chỉ sư phạm dạy nghề dạy trình độ trung cấp nghề, cao đẳng nghề hoặc chứng chỉ bồi dưỡng sư phạm bậc 2 hoặc chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm giáo viên trung cấp chuyên nghiệp hoặc bằng tốt nghiệp cao đẳng chuyên ngành sư phạm hoặc chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm dạy trình độ trung cấp hoặc tương đương trở lên.
2. Có thời gian tham gia giảng dạy ít nhất 12 tháng.
Điều 21. Tiêu chuẩn 2 về Chuẩn bị hoạt động giảng dạy
1. Lập được kế hoạch giảng dạy mô-đun, môn học được phân công trên cơ sở chương trình, kế hoạch đào tạo của cả khóa học.
2. Soạn giáo án theo quy định, thể hiện được các hoạt động dạy và học.
3. Lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp cho các bài học của chương trình môn học, mô-đun được phân công giảng dạy.
...
Điều 22. Tiêu chuẩn 3 về Thực hiện hoạt động giảng dạy
1. Tổ chức dạy học phù hợp với ngành, nghề đào tạo và với từng đối tượng người học; thực hiện đầy đủ kế hoạch giảng dạy, đúng chương trình, nội dung.
2. Thực hiện các giờ dạy lý thuyết, thực hành, tích hợp theo quy định.
...
Điều 23. Tiêu chuẩn 4 về Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của người học
1. Lựa chọn và thiết kế các công cụ kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của người học phù hợp với môn học, mô-đun được phân công giảng dạy.
...
Điều 24. Tiêu chuẩn 5 về Quản lý hồ sơ dạy học
1. Thực hiện đầy đủ các quy định về sử dụng biểu mẫu, sổ sách, hồ sơ dạy học.
2. Bảo quản, lưu trữ, sử dụng hồ sơ dạy học theo quy định.
Điều 25. Tiêu chuẩn 6 về Xây dựng chương trình, biên soạn giáo trình, tài liệu giảng dạy
1. Nắm được căn cứ, nguyên tắc, yêu cầu và quy trình xây dựng chương trình đào tạo trình độ trung cấp.
2. Chủ trì hoặc tham gia biên soạn, chỉnh lý chương trình, giáo trình, tài liệu đào tạo trình độ trung cấp.
Điều 26. Tiêu chuẩn 7 về Xây dựng kế hoạch, thực hiện các hoạt động giáo dục
1. Xây dựng được kế hoạch giáo dục người học thông qua giảng dạy và qua các hoạt động khác.
2. Thực hiện việc giáo dục đạo đức nghề nghiệp, thái độ nghề nghiệp thông qua việc giảng dạy môn học, mô-đun theo kế hoạch đã xây dựng.
...
Điều 27. Tiêu chuẩn 8 về Quản lý người học, xây dựng môi trường giáo dục, học tập
1. Quản lý được các thông tin liên quan đến người học và sử dụng hiệu quả các thông tin vào giáo dục, dạy học, quản lý người học.
2. Xây dựng môi trường giáo dục, học tập lành mạnh, thuận lợi, dân chủ, hợp tác.
Điều 28. Tiêu chuẩn 9 về Hoạt động xã hội
1. Phối hợp với gia đình người học và cộng đồng động viên, hỗ trợ, giám sát việc học tập, rèn luyện của người học.
2. Tham gia các hoạt động xã hội trong và ngoài cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp, xây dựng quan hệ giữa cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp nhằm phát triển cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp, cộng đồng.
Như vậy, tiêu chí về năng lực sư phạm đối với nhà giáo dạy trình độ trung cấp gồm 09 tiêu chuẩn được quy định cụ thể trên.
Để đáp ứng tiêu chí về năng lực phát triển nghề nghiệp và nghiên cứu khoa học đối với nhà giáo dạy trình độ trung cấp có mấy tiêu chuẩn?
Căn cứ theo tiểu mục 3 Mục 2 Chương II Thông tư 08/2017/TT-BLĐTBXH quy định như sau:
TIÊU CHÍ 3 VỀ NĂNG LỰC PHÁT TRIỂN NGHỀ NGHIỆP, NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Điều 29. Tiêu chuẩn 1 về Học tập, bồi dưỡng nâng cao
1. Thường xuyên dự giờ, trao đổi kinh nghiệm giảng dạy, giáo dục với đồng nghiệp.
2. Tham gia hội giảng các cấp.
3. Thường xuyên tự học tập, bồi dưỡng, rèn luyện nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức nghề nghiệp.
4. Tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, cập nhật kiến thức, kỹ năng nghề, công nghệ, phương pháp giảng dạy đáp ứng yêu cầu của giáo dục nghề nghiệp.
Điều 30. Tiêu chuẩn 2 về Phát triển năng lực nghề nghiệp cho người học
1. Hướng dẫn thực tập kết hợp với thực tiễn nghề nghiệp.
2. Tham gia bồi dưỡng nâng cao, luyện tay nghề cho học sinh giỏi các cấp.
Điều 31. Tiêu chuẩn 3 về Nghiên cứu khoa học
1. Có kiến thức, kỹ năng cơ bản về nghiên cứu khoa học và công nghệ.
2. Chủ trì hoặc tham gia đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở trở lên.
Theo đó, để đáp ứng tiêu chí về năng lực phát triển nghề nghiệp và nghiên cứu khao học đối với nhà giáo dạy trình độ trung cấp có 03 tiêu chuẩn sau:
- Tiêu chuẩn 1 về Học tập, bồi dưỡng nâng cao;
- Tiêu chuẩn 2 về Phát triển năng lực nghề nghiệp cho người học;
- Tiêu chuẩn 3 về Nghiên cứu khoa học.
Nội dung từng tiêu chuẩn tham khảo theo quy định tại Điều 29, 30 và Điều 31 cụ thể trên.
Lưu ý, Thông tư này không áp dụng đối với nhà giáo giảng dạy nhóm ngành đào tạo giáo viên thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo; nhà giáo giảng dạy tại các trường cao đẳng, trường trung cấp thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của Bộ Công an.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?