Nhà máy thì bắt buộc yêu cầu phải trang bị bố trí hệ thống báo cháy tự động hay không? Quy định về treo bình cứu hỏa (bình chữa cháy) <1,5m so với mặt sàn có đúng với quy định pháp luật không?

Hiện nhà máy mình đang treo bình cứu hỏa <1,5m so với mặt sàn làm thế đúng hay sai? Nhà máy thì bắt buộc yêu cầu phải trang bị bố trí hệ thống báo cháy tự động hay không? Việc bảo dưỡng hệ thống báo cháy tự động được thực hiện như thế nào? - Câu hỏi của bạn Trung Sơn từ Đồng Nai.

Quy định về treo bình cứu hỏa (bình chữa cháy) <1,5m so với mặt sàn có đúng với quy định pháp luật không?

Hiện tại, theo Mục 3.5, tiểu mục 5.1.10 Mục 5.1 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3890:2009 không có nội dung về việc treo bình chữa cháy này, chỉ quy định sau đây:

3.5
Bình chữa cháy tự động
Bình chữa cháy hoạt động theo nguyên lý tự động được treo hoặc đặt trong khu vực cần bảo vệ.
...
5.1 Trang bị, bố trí bình chữa cháy
...
5.1.10 Ngoài những quy định trong tiêu chuẩn này, việc lựa chọn, bố trí bình chữa cháy còn phải thực hiện theo quy định tại TCVN 7435-1 (ISO 11602-1).

Như vậy đối với nhà máy, hiện nay không có văn bản quy định cụ thể.

Tuy nhiên có thể áp dụng theo khoản 7 Điều 12 Thông tư 15/2020/TT-BCT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về yêu cầu thiết kế cửa hàng xăng dầu do Bộ Trưởng Bộ Công thương ban hành. Trong đó ghi nhận:

Trang thiết bị phòng cháy chữa cháy
1. Tại cửa hàng xăng dầu phải niêm yết nội quy phòng cháy chữa cháy, tiêu lệnh chữa cháy, biển cấm lửa, biển cấm sử dụng điện thoại di động ở các vị trí dễ thấy, dễ đọc.
2. Cửa hàng xăng dầu phải được trang bị đủ số lượng phương tiện chữa cháy ban đầu phù hợp để chữa cháy theo quy định tại TCVN 3890:2009 Phương tiện phòng cháy và chữa cháy cho nhà và công trình - Trang bị, bố trí, kiểm tra và bảo dưỡng và theo quy định tại quy chuẩn này.
3. Căn cứ vào tính chất nguy hiểm cháy của các chất, vật liệu trong từng hạng mục của cửa hàng xăng dầu để trang bị, bố trí phương tiện chữa cháy phù hợp.
4. Số lượng phương tiện, dụng cụ chữa cháy ban đầu được quy định trong Bảng 6.
a) Căn cứ điều kiện cụ thể của cửa hàng mà có thể thay thế bình bột chữa cháy bằng bình bọt, khí CO2 phù hợp với từng loại chất cháy.
b) Số lượng bình chữa cháy trong ngoặc đơn () là số lượng bình dự trữ. Bình dự trữ được bố trí thành một cụm riêng bên trong cửa hàng.
c) Tại cửa hàng phải bố trí phương tiện chứa nước phù hợp để thấm ướt chăn sợi kịp thời khi xảy ra sự cố cháy.
5. Bố trí phương tiện dụng cụ chữa cháy phải đảm bảo:
a) Dễ thấy.
b) Dễ lấy sử dụng.
c) Không cản trở lối thoát nạn, lối đi và các hoạt động khác. >
d) Tránh mưa, nắng và sự phá hủy môi trường.
6. Chỉ được phép bố trí các phương tiện, dụng cụ chữa cháy đảm bảo quy định về chất lượng.
7. Các bình chữa cháy được treo trên tường, cột hoặc đặt trên nền, sàn nhà...Trường hợp các bình chữa cháy được treo trên tường, cột thì khoảng cách từ mặt nền, sàn đến tay cầm của bình không lớn hơn 1,25 m. Trường hợp đặt trên nền và sàn nhà, các bình chữa cháy phải được để nơi khô ráo, nếu có giá đỡ, chiều cao của giá đỡ không lớn hơn 2/3 chiều cao của bình. Trường hợp đề bình chữa cháy gần cửa ra vào thì bình phải được treo hoặc đặt cách mép cửa 1 m.
8. Trong phạm vi cửa hàng được phép bố trí phương tiện, dụng cụ chữa cháy rải rác theo từng vị trí hoặc nếu có thể bố trí theo từng cụm tùy thuộc mức độ nguy hiểm cháy, nổ và diện tích mặt bằng cần bảo vệ, nếu bố trí theo từng cụm thì phải bố trí ít nhất 2 cm.

Vậy bình chữa cháy được treo trên tường, cột thì khoảng cách từ mặt nền, sàn đến tay cầm của bình không lớn hơn 1,25 m.

hệ thống báo cháy tự động

Hệ thống báo cháy tự động (Hình từ Internet)

Nhà máy thì bắt buộc yêu cầu phải trang bị bố trí hệ thống báo cháy tự động hay không?

Tại tiểu mục 6.1.3 Mục 6 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3890:2009 quy định về những cơ sở phải thực hiện trang bị hệ thống báo cháy tự động như sau:

Trang bị, bố trí, kiểm tra, bảo dưỡng hệ thống báo cháy tự động
...
6.1.3 Các loại nhà và công trình phải trang bị hệ thống báo cháy tự động:
a) Nhà hành chính, trụ sở làm việc của cơ quan chính quyền, tổ chức chính trị, xã hội cấp huyện trở lên; nhà hành chính, trụ sở, nhà văn phòng làm việc khác từ 5 tầng trở lên hoặc có khối tích từ 5.000 m3 trở lên;
b) Khách sạn; nhà khách, nhà nghỉ, nhà trọ từ 5 tầng trở lên hoặc có khối tích từ 5.000 m3 trở lên; nhà ở khác cao từ 7 tầng trở lên;
c) Nhà, công trình thuộc cơ sở nghiên cứu khoa học, công nghệ từ 5 tầng trở lên hoặc có khối tích 5.000 m3 trở lên;
d) Trường học, cơ sở giáo dục, bệnh viện, nhà điều dưỡng từ 5 tầng trở lên hoặc có khối tích tổng cộng từ 5.000 m3 trở lên; nhà trẻ, mẫu giáo có 100 cháu trở lên hoặc có khối tích tổng cộng từ 1000 m3 trở lên; cơ sở y tế khám, chữa bệnh khác có từ 50 giường trở lên;
đ) Rạp hát, rạp chiếu phim, hội trường, nhà văn hoá, nhà thi đấu thể thao, những nơi tập trung đông người khác có thiết kế từ 200 chỗ ngồi trở lên; vũ trường; câu lạc bộ, cơ sở dịch vụ vui chơi giải trí và những công trình công cộng khác có diện tích từ 200 m2 trở lên hoặc có khối tích từ 1.000 m3 trở lên;
e) Chợ, trung tâm thương mại thuộc loại kiên cố và bán kiên cố
g) Nhà lưu trữ, thư viện, bảo tàng, triển lãm;
h) Đài phát thanh, truyền hình, cơ sở bưu chính viễn thông từ cấp huyện trở lên;
i) Cảng hàng không; nhà ga đường sắt loại 1 (ga hàng hoá và ga hành khách); Nhà để xe ôtô, xe máy có khối tích từ 5.000 m3 trở lên;
k) Nhà sản xuất, công trình sản xuất có chất, hàng hoá cháy được với khối tích từ 5.000 m3 trở lên;
l) Nhà máy điện; trạm biến áp đặt trong nhà;
m) Kho, cảng xuất nhập xăng dầu, khí đốt hoá lỏng;
n) Kho hàng hoá, vật tư có nguy hiểm cháy khác với khối tích từ 1.000 m3 trở lên;
o) Trung tâm chỉ huy, điều độ, điều hành, điều khiển quy mô khu vực và quốc gia thuộc các lĩnh vực;
p) Công trình an ninh, quốc phòng có nguy hiểm về cháy, nổ hoặc có yêu cầu bảo vệ đặc biệt;
q) Các công trình ngầm có nguy hiểm cháy nổ, tầng hầm.

Như vậy, nhà máy của bạn có chất, hàng hoá cháy được với khối tích từ 5.000 m3 trở lên thì phải thực hiện trang bị hệ thống báo cháy tự động.

Việc bảo dưỡng hệ thống báo cháy tự động được thực hiện như thế nào?

Căn cứ vào tiểu mục 6.2 Mục 6 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3890:2009 quy định về bảo dưỡng hệ thống báo cháy tự động được thực hiện như sau:

- Hệ thống báo cháy tự động sau khi được lắp đặt phải được thử hoạt động toàn bộ hệ thống. Hệ thống báo cháy tự động chỉ cho phép đưa vào hoạt động khi kết quả thử cho thấy hệ thống đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của thiết kế và các tiêu chuẩn liên quan.

- Hệ thống báo cháy tự động sau khi đưa vào hoạt động phải được kiểm tra mỗi năm ít nhất hai lần. Khi kiểm tra phải thử toàn bộ các chức năng của hệ thống và thử khả năng hoạt động của tất cả các thiết bị của hệ thống.

- Việc bảo dưỡng định kỳ hệ thống báo cháy tự động được thực hiện tuỳ theo điều kiện môi trường nơi lắp đặt và theo quy định của nhà sản xuất, nhưng ít nhất hai năm một lần phải tổ chức bảo dưỡng toàn bộ hệ thống. Việc bảo dưỡng phải bao gồm kiểm tra tổng thể sự hoạt động của tất cả thiết bị của hệ thống.

Bình chữa cháy
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Xe ô tô 04 chỗ có cần trang bị bình chữa cháy không?
Pháp luật
Một số yêu cầu chung đối với vị trí đặt bình chữa cháy là gì? Quy định đặt bình chữa cháy cho nhà ăn được bố trí ở đâu là thích hợp?
Pháp luật
Nhà máy thì bắt buộc yêu cầu phải trang bị bố trí hệ thống báo cháy tự động hay không? Quy định về treo bình cứu hỏa (bình chữa cháy) <1,5m so với mặt sàn có đúng với quy định pháp luật không?
Pháp luật
Việc phân loại bình chữa cháy nhằm mục đích gì? Bình chữa cháy phải có những tài liệu hướng dẫn nào?
Pháp luật
Khối lượng tối đa của một bình chữa cháy xách tay là bao nhiêu kí? Vị trí nào không được phép đặt bình chữa cháy?
Pháp luật
Xe ô tô từ mấy chỗ thì phải trang bị bình chữa cháy trên xe? Không trang bị bình chữa cháy có bị tước giấy phép lái xe không?
Pháp luật
Chỉ dẫn 'Không được nạp lại' được ghi trên nhãn bình chữa cháy mini là thông tin chính hay thông tin phụ?
Pháp luật
Nạp lại bình chữa cháy được thực hiện 6 tháng hay 12 tháng một lần? Bình chữa cháy không còn khả năng nạp lại thì xử lý như thế nào?
Pháp luật
Có bắt buộc phải dán tem kiểm định phương tiện phòng cháy chữa cháy khi bảo dưỡng bình chữa cháy không?
Pháp luật
Bình chữa cháy là gì? Bình chữa cháy được phân làm bao nhiêu loại theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7026:2013?
Pháp luật
Bình chữa cháy mini là gì và có kích thước như thế nào? Khi vận hành phải đảm bảo các yêu cầu chung nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bình chữa cháy
3,081 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bình chữa cháy

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Bình chữa cháy

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào