Nhà nước ban hành những chính sách nào đối với thanh niên tình nguyện? Kinh phí thực hiện chính sách đối với thanh niên tình nguyện từ đâu?
Nhà nước ban hành những chính sách nào đối với thanh niên tình nguyện?
Căn cứ theo Điều 23 Luật Thanh niên 2020 quy định về chính sách đối với thanh niên tình nguyện như sau:
Chính sách đối với thanh niên tình nguyện
1. Thanh niên tình nguyện là thanh niên tự nguyện tham gia hoạt động vì lợi ích của cộng đồng, xã hội phù hợp với quy định của pháp luật.
2. Nhà nước ban hành chính sách đối với thanh niên tình nguyện như sau:
a) Tạo lập các kênh thông tin để thanh niên được tiếp cận và tham gia hoạt động tình nguyện;
b) Xây dựng chương trình, dự án đưa thanh niên tình nguyện về làm việc tại các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo;
c) Khuyến khích tổ chức, cá nhân hỗ trợ thanh niên tham gia hoạt động tình nguyện vì lợi ích của cộng đồng, xã hội.
3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Theo đó, thanh niên tình nguyện là thanh niên tự nguyện tham gia hoạt động vì lợi ích của cộng đồng, xã hội phù hợp với quy định của pháp luật.
Nhà nước ban hành chính sách đối với thanh niên tình nguyện như sau:
- Tạo lập các kênh thông tin để thanh niên được tiếp cận và tham gia hoạt động tình nguyện;
- Xây dựng chương trình, dự án đưa thanh niên tình nguyện về làm việc tại các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo;
- Khuyến khích tổ chức, cá nhân hỗ trợ thanh niên tham gia hoạt động tình nguyện vì lợi ích của cộng đồng, xã hội.
Chính sách đối với thanh niên tình nguyện (Hình từ Internet)
Kinh phí thực hiện chính sách đối với thanh niên tình nguyện từ đâu?
Căn cứ theo Điều 5 Nghị định 17/2021/NĐ-CP quy định về kinh phí thực hiện chính sách đối với thanh niên xung phong, thanh niên tình nguyện như sau:
Kinh phí thực hiện chính sách đối với thanh niên xung phong, thanh niên tình nguyện
...
2. Đối với thanh niên tình nguyện
a) Kinh phí thực hiện chính sách đối với thanh niên tình nguyện tham gia chương trình, đề án, dự án do ngân sách nhà nước bảo đảm trong chương trình, đề án, dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành tại Luật Ngân sách nhà nước;
b) Kinh phí thực hiện chính sách đối với thanh niên tình nguyện vì cộng đồng, xã hội do cơ quan, tổ chức, đơn vị tổ chức hoạt động tình nguyện vì cộng đồng, xã hội tự trang trải hoặc huy động từ các nguồn ủng hộ, tài trợ và đóng góp hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
Theo đó, kinh phí thực hiện chính sách đối với thanh niên tình nguyện tham gia chương trình, đề án, dự án do ngân sách nhà nước bảo đảm trong chương trình, đề án, dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành tại Luật Ngân sách nhà nước;
Kinh phí thực hiện chính sách đối với thanh niên tình nguyện vì cộng đồng, xã hội do cơ quan, tổ chức, đơn vị tổ chức hoạt động tình nguyện vì cộng đồng, xã hội tự trang trải hoặc huy động từ các nguồn ủng hộ, tài trợ và đóng góp hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
Sau khi kết thúc hoạt động tình nguyện thanh niên tình nguyện có được cấp Giấy chứng nhận tham gia hoạt động tình nguyện không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 10 Nghị định 17/2021/NĐ-CP quy định về chính sách đối với thanh niên tình nguyện sau khi kết thúc chương trình, đề án, dự án như sau:
Chính sách đối với thanh niên tình nguyện sau khi kết thúc chương trình, đề án, dự án
1. Được chính quyền địa phương nơi diễn ra hoạt động tình nguyện cấp Giấy chứng nhận tham gia hoạt động tình nguyện theo thẩm quyền.
2. Được cấp có thẩm quyền, đơn vị nơi diễn ra hoạt động tình nguyện xem xét, quy hoạch, đào tạo và bố trí sử dụng nếu hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên trong thời gian hoạt động tình nguyện và có nhu cầu tiếp tục ở lại địa phương công tác.
3. Được hỗ trợ một lần bằng một nửa tiền lương hoặc tiền công tháng hiện hưởng sau khi hoàn thành nhiệm vụ được giao.
4. Được hưởng chính sách hỗ trợ đào tạo nghề gắn với tạo việc làm theo quy định của pháp luật.
5. Thanh niên tình nguyện có nguyện vọng ở lại định cư, lập nghiệp tại các địa phương là vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã đặc biệt khó khăn thì được áp dụng các chính sách của Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội theo địa bàn nơi định cư.
Tại khoản 1 Điều 12 Nghị định 17/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Chính sách đối với thanh niên tình nguyện sau khi kết thúc hoạt động tình nguyện
1. Được cấp Giấy chứng nhận tham gia hoạt động tình nguyện.
2. Được hưởng chính sách hỗ trợ đào tạo nghề và tạo việc làm theo quy định của pháp luật về giáo dục nghề nghiệp và pháp luật về việc làm.
3. Được xem xét, ưu tiên tuyển chọn tham gia các chương trình, đề án, dự án phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc nếu tham gia hoạt động tình nguyện từ 03 tháng trở lên. Trường hợp tham gia nhiều hoạt động tình nguyện theo đợt thì được cộng dồn thời gian tham gia hoạt động tình nguyện.
Như vậy, thanh niên tình nguyện sau khi kết thúc chương trình, đề án, dự án được chính quyền địa phương nơi diễn ra hoạt động tình nguyện cấp Giấy chứng nhận tham gia hoạt động tình nguyện theo thẩm quyền.
Thanh niên tình nguyện vì cộng đồng, xã hội sau khi kết thúc hoạt động tình nguyện được cấp Giấy chứng nhận tham gia hoạt động tình nguyện.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- QCVN 01-1:2018/BYT còn hiệu lực không? Thông tư 41/2018/TT-BYT còn hiệu lực không? Toàn văn QCVN 01-1:2024/BYT?
- Mức phạt lỗi độ pô 2025 đối với xe máy theo Nghị định 168 là bao nhiêu? Lỗi độ pô xe máy có bị trừ điểm giấy phép lái xe không?
- Cách tính điểm trung bình môn học kỳ 1 chương trình mới năm học 2024 2025 như thế nào? File excel tính điểm trung bình môn học kỳ 1?
- Toàn bộ chế độ chính sách với cán bộ công chức viên chức khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 tại Nghị định 178 năm 2024?
- Việc thực hiện chế độ chính sách đối với người làm việc tại hội có nằm trong khoản chi của hội không?