Nhà nước bảo đảm kinh phí xác định tình trạng nghiện ma túy đối với các trường hợp nào theo quy định?
- Nhà nước bảo đảm kinh phí xác định tình trạng nghiện ma túy đối với các trường hợp nào theo quy định?
- Người được đề nghị xác định tình trạng nghiện ma túy có được hỗ trợ điều trị các bệnh kèm theo trong thời gian xác định tình trạng nghiện ma túy không?
- Trách nhiệm của cá nhân, gia đình trong phòng chống ma túy được quy định như thế nào?
Nhà nước bảo đảm kinh phí xác định tình trạng nghiện ma túy đối với các trường hợp nào theo quy định?
Căn cứ tại khoản 8 Điều 27 Luật Phòng, chống ma túy 2021 về xác định tình trạng nghiện ma túy.
Theo đó, Nhà nước bảo đảm kinh phí xác định tình trạng nghiện ma túy đối với trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 27 Luật Phòng, chống ma túy 2021 cụ thể như sau:
Xác định tình trạng nghiện ma túy được thực hiện đối với người thuộc trường hợp sau đây:
- Người sử dụng trái phép chất ma túy đang trong thời gian quản lý bị phát hiện sử dụng trái phép chất ma túy;
- Người sử dụng trái phép chất ma túy không có nơi cư trú ổn định;
- Người đang trong thời gian bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn do có hành vi sử dụng trái phép chất ma túy hoặc trong thời hạn 01 năm kể từ ngày chấp hành xong biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn do có hành vi sử dụng trái phép chất ma túy mà bị phát hiện sử dụng trái phép chất ma túy;
- Người đang trong thời gian quản lý sau cai nghiện ma túy bị phát hiện sử dụng trái phép chất ma túy.
Trong đó, người sử dụng trái phép chất ma túy là người có hành vi sử dụng chất ma túy mà không được sự cho phép của người hoặc cơ quan chuyên môn có thẩm quyền và xét nghiệm chất ma túy trong cơ thể có kết quả dương tính.
Xét nghiệm chất ma túy trong cơ thể là việc thực hiện các kỹ thuật chuyên môn nhằm xác định chất ma túy trong cơ thể thông qua mẫu nước tiểu, mẫu máu hoặc các mẫu vật khác của cơ thể người.
Nhà nước bảo đảm kinh phí xác định tình trạng nghiện ma túy đối với các trường hợp nào theo quy định? (Hình từ Internet)
Người được đề nghị xác định tình trạng nghiện ma túy có được hỗ trợ điều trị các bệnh kèm theo trong thời gian xác định tình trạng nghiện ma túy không?
Căn cứ tại khoản 5 Điều 27 Luật Phòng, chống ma túy 2021 về xác định tình trạng nghiện ma túy như sau:
Xác định tình trạng nghiện ma túy
...
5. Người được đề nghị xác định tình trạng nghiện ma túy có quyền và trách nhiệm sau đây:
a) Được bảo đảm danh dự, nhân phẩm; hỗ trợ đi lại, ăn ở, điều trị hội chứng cai và các bệnh kèm theo trong thời gian xác định tình trạng nghiện ma túy;
b) Chấp hành nội quy, quy chế của cơ sở xác định tình trạng nghiện ma túy; khai báo trung thực với nhân viên y tế về tiền sử sử dụng ma túy, các biểu hiện của việc sử dụng ma túy;
c) Người từ đủ 18 tuổi trở lên hoặc cha, mẹ, người giám hộ hoặc người đại diện hợp pháp của người từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi quy định tại các điểm a, b, c và đ khoản 1 Điều này khi nhận được kết quả xác định là nghiện ma túy có trách nhiệm đăng ký cai nghiện ma túy tự nguyện theo quy định tại Điều 28 của Luật này hoặc đăng ký điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế trong trường hợp nghiện các chất dạng thuốc phiện với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú.
Như vậy, người được đề nghị xác định tình trạng nghiện ma túy được hỗ trợ đi lại, ăn ở, điều trị hội chứng cai và các bệnh kèm theo trong thời gian xác định tình trạng nghiện ma túy.
Trách nhiệm của cá nhân, gia đình trong phòng chống ma túy được quy định như thế nào?
Trách nhiệm của cá nhân, gia đình trong phòng chống ma túy được quy định tại Điều 6 Luật Phòng, chống ma túy 2021 cụ thể như sau:
- Tuyên truyền, giáo dục thành viên trong gia đình, người thân về tác hại của ma túy và thực hiện quy định của pháp luật về phòng, chống ma túy; quản lý, ngăn chặn thành viên trong gia đình vi phạm pháp luật về phòng, chống ma túy.
- Thực hiện đúng chỉ định của người có thẩm quyền về sử dụng thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất, thuốc thú y có chứa chất ma túy, tiền chất.
- Hợp tác với cơ quan chức năng trong đấu tranh với tội phạm và tệ nạn ma túy; tham gia hỗ trợ hoạt động cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, cộng đồng, cai nghiện ma túy tại cơ sở cai nghiện ma túy và điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế; theo dõi, giúp đỡ người sau cai nghiện ma túy hòa nhập cộng đồng; phòng, chống tái nghiện ma túy.
- Cung cấp kịp thời thông tin về tội phạm, tệ nạn ma túy và việc trồng cây có chứa chất ma túy cho cơ quan công an hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền; tham gia xóa bỏ cây có chứa chất ma túy do chính quyền địa phương tổ chức.
Ngoài ra, theo quy định tại khoản 7 Điều 2 Luật Phòng, chống ma túy 2021 thì phòng, chống ma túy là phòng ngừa, ngăn chặn, đấu tranh chống tội phạm và tệ nạn ma túy; kiểm soát các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu biên bản kiểm phiếu bầu cử trong Đảng là mẫu nào? Tải về Mẫu biên bản kiểm phiếu bầu cử trong Đảng?
- Mẫu biên bản ký kết thi đua dùng cho Chi bộ? Sinh hoạt chi bộ thường kỳ gồm có những nội dung gì?
- Báo cáo nghiên cứu khả thi và báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng có gì khác không?
- Thời hạn cho vay nội bộ trong hợp tác xã là bao lâu? Quy định về cho vay nội bộ trong Điều lệ hợp tác xã gồm nội dung gì?
- Cách viết ý kiến nhận xét chi ủy nơi cư trú đối với đảng viên dự bị? Thời gian làm Đảng viên dự bị là bao lâu?