Nhà nước có chính sách phát triển hoạt động ngoại thương thông qua các biện pháp nào theo quy định hiện nay?
Nhà nước có chính sách phát triển hoạt động ngoại thương thông qua các biện pháp nào theo quy định hiện nay?
Theo Điều 103 Luật Quản lý ngoại thương 2017 quy định chính sách chung về phát triển hoạt động ngoại thương như sau:
Chính sách chung về phát triển hoạt động ngoại thương
1. Nhà nước có chính sách phát triển hoạt động ngoại thương thông qua các biện pháp sau đây:
a) Hoạt động tín dụng do Chính phủ quy định phù hợp với điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
b) Xúc tiến thương mại nhằm thúc đẩy hoạt động ngoại thương bao gồm hỗ trợ xây dựng, bảo vệ, phát triển, quảng bá thương hiệu sản phẩm trong nước ra thị trường nước ngoài; thiết lập và cung cấp hệ thống thông tin xúc tiến thương mại; kết nối giao thương giữa các thương nhân nhằm thúc đẩy xuất khẩu, nhập khẩu có hiệu quả để phục vụ sản xuất trong nước hoặc gia công xuất khẩu;
c) Các biện pháp khác nhằm mở rộng thị trường xuất khẩu, nhập khẩu.
2. Mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân kinh doanh trong nước và nước ngoài được tham gia phát triển hoạt động ngoại thương phù hợp với quy định của pháp luật.
3. Các biện pháp phát triển hoạt động ngoại thương phải phù hợp với định hướng của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, chiến lược ngoại thương trong từng thời kỳ do Thủ tướng Chính phủ ban hành.
4. Các biện pháp phát triển hoạt động ngoại thương được thực hiện hiệu quả, có sự phối hợp với các biện pháp thúc đẩy đầu tư, du lịch.
Theo đó, Nhà nước có chính sách phát triển hoạt động ngoại thương thông qua các biện pháp sau đây:
- Hoạt động tín dụng do Chính phủ quy định phù hợp với điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
- Xúc tiến thương mại nhằm thúc đẩy hoạt động ngoại thương bao gồm:
+ Hỗ trợ xây dựng, bảo vệ, phát triển, quảng bá thương hiệu sản phẩm trong nước ra thị trường nước ngoài;
+ Thiết lập và cung cấp hệ thống thông tin xúc tiến thương mại;
+ Kết nối giao thương giữa các thương nhân nhằm thúc đẩy xuất khẩu, nhập khẩu có hiệu quả để phục vụ sản xuất trong nước hoặc gia công xuất khẩu;
- Các biện pháp khác nhằm mở rộng thị trường xuất khẩu, nhập khẩu.
Nhà nước có chính sách phát triển hoạt động ngoại thương thông qua các biện pháp nào theo quy định hiện nay? (Hình từ internet)
Ai có nhiệm vụ trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, ban hành chính sách phát triển hoạt động ngoại thương?
Theo khoản 2 Điều 6 Luật Quản lý ngoại thương 2017 quy định về trách nhiệm quản lý nhà nước về ngoại thương như sau:
Trách nhiệm quản lý nhà nước về ngoại thương
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về ngoại thương.
2. Bộ Công Thương là cơ quan đầu mối giúp Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về ngoại thương và có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, ban hành chiến lược, kế hoạch, chính sách quản lý, phát triển hoạt động ngoại thương, phát triển thị trường khu vực và thế giới, hội nhập kinh tế trong từng thời kỳ; quyết định việc thực hiện một số biện pháp quản lý theo quy định của Luật này;
b) Ban hành hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật về quản lý ngoại thương;
c) Hướng dẫn, phổ biến, tổ chức thực hiện, kiểm tra, đánh giá văn bản quy phạm pháp luật và các biện pháp quản lý ngoại thương theo quy định của pháp luật;
d) Cung cấp thông tin liên quan đến hoạt động ngoại thương và quản lý ngoại thương theo quy định của pháp luật về tiếp cận thông tin;
đ) Quản lý hoạt động của các tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài tại Việt Nam;
e) Chỉ đạo về nghiệp vụ đối với đại diện thương mại thuộc cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài (sau đây gọi là đại diện thương mại);
g) Giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong tham gia đàm phán, ký kết, điều phối việc thực hiện điều ước quốc tế trong lĩnh vực ngoại thương; đàm phán mở cửa thị trường xuất khẩu, xử lý các rào cản đối với hàng hóa xuất khẩu trong phạm vi thẩm quyền và giám sát chung việc thực hiện điều ước quốc tế của các đối tác;
h) Tham mưu giúp Chính phủ trong việc tham gia giải quyết tranh chấp về áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương;
i) Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật về quản lý ngoại thương theo thẩm quyền;
k) Thực hiện các biện pháp kỹ thuật thuộc phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật.
...
Theo quy định nêu trên thì Bộ Công Thương có nhiệm vụ trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, ban hành chính sách phát triển hoạt động ngoại thương.
Hoạt động ngoại thương được quy định thế nào?
Theo khoản 1 Điều 3 Luật Quản lý ngoại thương 2017 quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Hoạt động ngoại thương là hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế được thực hiện dưới các hình thức xuất khẩu, nhập khẩu; tạm nhập, tái xuất; tạm xuất, tái nhập; chuyển khẩu; quá cảnh và các hoạt động khác có liên quan đến hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế theo quy định của pháp luật và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
...
Theo đó, hoạt động ngoại thương là hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế được thực hiện dưới các hình thức xuất khẩu, nhập khẩu; tạm nhập, tái xuất; tạm xuất, tái nhập; chuyển khẩu; quá cảnh và các hoạt động khác có liên quan đến hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế theo quy định của pháp luật và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài tuyên truyền kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống học sinh sinh viên Việt Nam 9 1 2025? Bài tuyên truyền ngày học sinh sinh viên?
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?