Nhà nước có chính sách tạo điều kiện tiếp cận nước sinh hoạt cho đồng bào dân tộc miền núi hay không?
- Nhà nước có chính sách tạo điều kiện tiếp cận nước sinh hoạt cho đồng bào dân tộc miền núi hay không?
- Cá nhân cung cấp nước sinh hoạt có phải hướng dẫn vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt cho đồng bào dân tộc miền núi không?
- Cá nhân khai thác nước để cung cấp nước sinh hoạt cho đồng bào dân tộc miền núi thì có được hỗ trợ tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước không?
Nhà nước có chính sách tạo điều kiện tiếp cận nước sinh hoạt cho đồng bào dân tộc miền núi hay không?
Nhà nước có chính sách tạo điều kiện tiếp cận nước sinh hoạt cho đồng bào dân tộc miền núi hay không, căn cứ theo khoản 2 Điều 4 Luật Tài nguyên nước 2023 quy định:
Chính sách của Nhà nước về tài nguyên nước
1. Hiện đại hóa, chuyên nghiệp hóa công tác quản lý tài nguyên nước hướng tới quản trị tài nguyên nước quốc gia trên nền tảng công nghệ số thông qua Hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu tài nguyên nước quốc gia, hệ thống công cụ hỗ trợ ra quyết định, bảo đảm sử dụng hiệu quả nguồn lực trong công tác quản lý tài nguyên nước.
2. Ưu tiên đầu tư tìm kiếm, thăm dò, khai thác nguồn nước, tích trữ nước, phục hồi các nguồn nước bị suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm; có chính sách ưu đãi đối với các dự án đầu tư khai thác nước cấp cho sinh hoạt, sản xuất cho người dân ở các vùng khan hiếm nước ngọt, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo, địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; tạo điều kiện tiếp cận nước sinh hoạt cho người nghèo, phụ nữ, trẻ em, người khuyết tật và các đối tượng dễ bị tổn thương khác.
...
Như vậy, Nhà nước sẽ có những chính sách về tài nguyên nước phù hợp với khu vực nhằm tạo điều kiện tiếp cận nước sinh hoạt cho đồng bào dân tộc miền núi.
Nhà nước có chính sách tạo điều kiện tiếp cận nước sinh hoạt cho đồng bào dân tộc miền núi hay không? (Hình từ Internet)
Cá nhân cung cấp nước sinh hoạt có phải hướng dẫn vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt cho đồng bào dân tộc miền núi không?
Cá nhân cung cấp nước sinh hoạt có phải hướng dẫn vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt cho đồng bào dân tộc miền núi không, căn cứ theo điểm b khoản 1 Điều 43 Luật Tài nguyên nước 2023 quy định:
Khai thác tài nguyên nước cho sinh hoạt
1. Tổ chức, cá nhân khai thác tài nguyên nước để sản xuất, cung cấp nước sạch cho sinh hoạt có trách nhiệm sau đây:
a) Áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và vận hành hệ thống cấp nước, có phương án cấp nước dự phòng, phòng ngừa, ứng phó sự cố ô nhiễm nguồn nước, thiếu nước và các sự cố khác theo quy định của pháp luật về cấp nước bảo đảm cấp nước ổn định, an toàn, liên tục và giảm thiểu thất thoát, lãng phí nước;
b) Chỉ dẫn về vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt và kiểm soát, theo dõi các hoạt động trong vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt;
c) Thực hiện quan trắc, giám sát khai thác tài nguyên nước và quan trắc, giám sát tự động liên tục, định kỳ chất lượng nguồn nước khai thác theo quy định tại Điều 51 của Luật này và kết nối, truyền dữ liệu về Hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu tài nguyên nước quốc gia.
2. Kết hợp mô hình cấp nước tập trung và phân tán trong đầu tư xây dựng, quản lý, vận hành công trình cấp nước sinh hoạt. Việc đầu tư xây dựng, quản lý, vận hành công trình cấp nước sinh hoạt tập trung phải bảo đảm không cản trở việc khai thác nước của tổ chức, cá nhân đã được cấp phép khai thác tài nguyên nước trong vùng phục vụ cấp nước.
...
Theo đó, cá nhân cung cấp nước sinh hoạt sẽ phải hướng dẫn vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt và kiểm soát, theo dõi các hoạt động trong vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt cho đồng bào dân tộc miền núi.
Cá nhân khai thác nước để cung cấp nước sinh hoạt cho đồng bào dân tộc miền núi thì có được hỗ trợ tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước không?
Cá nhân khai thác nước để cung cấp nước sinh hoạt cho đồng bào dân tộc miền núi thì có được hỗ trợ tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước không, căn cứ theo khoản 2 Điều 73 Luật Tài nguyên nước 2023 quy định:
Ưu đãi, hỗ trợ đối với hoạt động quản lý, bảo vệ, điều hoà, phân phối, phục hồi, phát triển, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, phòng, chống và khắc phục tác hại do nước gây ra
Tổ chức, cá nhân được hưởng ưu đãi, hỗ trợ hoặc miễn, giảm tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan khi thực hiện các hoạt động sau đây:
1. Tham gia phục hồi nguồn nước bị suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm;
2. Tìm kiếm, thăm dò, khai thác nước để cấp nước sinh hoạt, sản xuất cho người dân ở các vùng khan hiếm nước ngọt, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo, địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, cho người nghèo, phụ nữ, trẻ em, người khuyết tật và các đối tượng dễ bị tổn thương khác;
3. Sử dụng nước tuần hoàn, tái sử dụng nước; thu gom, sử dụng nước mưa; xử lý nước biển thành nước ngọt; đầu tư thiết bị, công nghệ tiết kiệm nước;
...
Như vậy cá nhân có hoạt động khai thác nước để cung cấp nước sinh hoạt cho đồng bào dân tộc miền núi thì sẽ được hỗ trợ tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước theo quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?