Nhà nước có chính sách xây dựng và phát triển kinh tế biển ở những khu vực nào? Quy hoạch phát triển kinh tế biển?
Nhà nước có chính sách xây dựng và phát triển kinh tế biển ở những khu vực nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 45 Luật Biển Việt Nam 2012 quy định như sau:
Xây dựng và phát triển kinh tế biển
1. Nhà nước có chính sách đầu tư xây dựng, phát triển các khu kinh tế, cụm công nghiệp ven biển, kinh tế các huyện đảo theo quy hoạch, bảo đảm hiệu quả, phát triển bền vững.
2. Việc giao các khu vực biển nhất định cho tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên biển được thực hiện theo quy định của Chính phủ.
Như vậy, nhà nước sẽ có những chính sách đầu tư xây dựng và phát triển các khu kinh tế, cụm công nghiệp ven biển, kinh tế các huyện đảo theo quy hoạch, bảo đảm hiệu quả, phát triển bền vững.
Nhà nước có chính sách xây dựng và phát triển kinh tế biển ở nhưng khu nào? Quy hoạch phát triển kinh tế biển? (Hình từ Internet)
Quy hoạch phát triển kinh tế biển được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 44 Luật Biển Việt Nam 2012 quy định về quy hoạch phát triển kinh tế biển như sau:
- Căn cứ lập quy hoạch phát triển kinh tế biển bao gồm:
+ Chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của cả nước; chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia;
+ Định hướng chiến lược phát triển bền vững và chiến lược biển;
+ Đặc điểm, vị trí địa lý, quy luật tự nhiên của các vùng biển, vùng ven biển và hải đảo;
+ Kết quả điều tra cơ bản về tài nguyên và môi trường biển; thực trạng và dự báo nhu cầu khai thác, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường biển của cả nước, của vùng và của các tỉnh, thành phố ven biển trực thuộc trung ương;
+ Giá trị tài nguyên và mức độ dễ bị tổn thương của môi trường biển;
+ Nguồn lực để thực hiện quy hoạch.
- Nội dung quy hoạch phát triển kinh tế biển bao gồm:
+ Phân tích, đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và hiện trạng khai thác, sử dụng biển;
+ Xác định phương hướng, mục tiêu và định hướng sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường biển;
+ Phân vùng sử dụng biển cho các mục đích phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh; xác định các vùng cấm khai thác, các vùng khai thác có điều kiện, khu vực cần bảo vệ đặc biệt cho mục đích quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường và bảo tồn hệ sinh thái và đảo nhân tạo, các thiết bị, công trình trên biển;
+ Xác định vị trí, diện tích và thể hiện trên bản đồ các vùng sử dụng mặt biển, đáy biển, đảo;
+ Xác định cụ thể các vùng bờ biển dễ bị tổn thương như bãi bồi, vùng bờ biển xói lở, rừng phòng hộ, đất ngập nước, cát ven biển, xác định vùng đệm và có các giải pháp quản lý, bảo vệ phù hợp;
+ Giải pháp và tiến độ thực hiện quy hoạch.
- Chính phủ xây dựng phương án tổng thể phát triển các ngành kinh tế biển quy định tại Điều 43 của Luật Biển Việt Nam 2012 và tổ chức thực hiện việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng biển của cả nước trình Quốc hội xem xét, quyết định.
Chính sách của Nhà nước trong quản lý và bảo vệ biển gồm những gì?
Căn cứ theo Điều 5 Luật Biển Việt Nam 2012 quy định về chính sách quản lý và bảo vệ biển của Nhà nước bao gồm:
- Phát huy sức mạnh toàn dân tộc và thực hiện các biện pháp cần thiết bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia trên các vùng biển, đảo và quần đảo, bảo vệ tài nguyên và môi trường biển, phát triển kinh tế biển.
- Xây dựng và thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch quản lý, sử dụng, khai thác, bảo vệ các vùng biển, đảo và quần đảo một cách bền vững phục vụ mục tiêu xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh.
- Khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư lao động, vật tư, tiền vốn và áp dụng thành tựu khoa học kỹ thuật, công nghệ vào việc sử dụng, khai thác, phát triển kinh tế biển, bảo vệ tài nguyên và môi trường biển, phát triển bền vững các vùng biển phù hợp với điều kiện của từng vùng biển và bảo đảm yêu cầu quốc phòng, an ninh; tăng cường thông tin, phổ biến về tiềm năng, chính sách, pháp luật về biển.
- Khuyến khích và bảo vệ hoạt động thủy sản của ngư dân trên các vùng biển, bảo hộ hoạt động của tổ chức, công dân Việt Nam ngoài các vùng biển Việt Nam phù hợp với điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, pháp luật quốc tế, pháp luật của quốc gia ven biển có liên quan.
- Đầu tư bảo đảm hoạt động của các lực lượng làm nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát trên biển, nâng cấp cơ sở hậu cần phục vụ cho các hoạt động trên biển, đảo và quần đảo, phát triển nguồn nhân lực biển.
- Thực hiện các chính sách ưu tiên đối với nhân dân sinh sống trên các đảo và quần đảo; chế độ ưu đãi đối với các lực lượng tham gia quản lý và bảo vệ các vùng biển, đảo và quần đảo.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?