Nhà nước có hỗ trợ kinh phí hoạt động cho Liên đoàn Điền kinh Việt Nam không? Cơ cấu tổ chức của Liên đoàn gồm những cơ quan nào?

Tôi có thắc mắc liên quan đến Liên đoàn Điền kinh Việt Nam. Cho tôi hỏi Nhà nước có hỗ trợ kinh phí hoạt động cho Liên đoàn Điền kinh Việt Nam không? Cơ cấu tổ chức của Liên đoàn gồm những cơ quan nào? Câu hỏi của chị Ngọc Dung ở Lâm Đồng.

Liên đoàn Điền kinh Việt Nam có phải thành viên của Ủy ban Olympic Việt Nam không?

Theo quy định tại Điều 4 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) của Liên đoàn Điền kinh Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 458/QĐ-BNV năm 2010 về nguyên tắc tổ chức và hoạt động như sau:

Nguyên tắc tổ chức và hoạt động
1. Liên đoàn Điền kinh Việt Nam tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, tự quản, dân chủ, thống nhất trong hành động, quyết định theo đa số, tự trang trải kinh phí và chịu trách nhiệm trước pháp luật, hoạt động trong khuôn khổ pháp luật của Nhà nước, Điều lệ của Liên đoàn được Bộ Nội vụ phê duyệt và phù hợp với Điều lệ của Hiệp hội Quốc tế các Liên đoàn Điền Kinh (IAAP)
2. Liên đoàn Điền kinh Việt Nam là thành viên chính thức của Hiệp hội Quốc tế các Liên đoàn Điền kinh (IAAF), Liên đoàn Điền kinh Châu Á (AAA), Liên đoàn Điền kinh Đông Nam Á (AAF) và là thành viên của Ủy ban Olympic Việt Nam. Liên đoàn chịu sự quản lý nhà nước về thể dục thể thao của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các bộ ngành khác về lĩnh vực Liên đoàn hoạt động.

Theo đó, Liên đoàn Điền kinh Việt Nam là thành viên của Ủy ban Olympic Việt Nam.

Liên đoàn Điền kinh Việt Nam

Liên đoàn Điền kinh Việt Nam (Hình từ Internet)

Nhà nước có hỗ trợ kinh phí hoạt động cho Liên đoàn Điền kinh Việt Nam không?

Căn cứ Điều 8 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) của Liên đoàn Điền kinh Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 458/QĐ-BNV năm 2010 quy định về quyền của Liên đoàn như sau:

Quyền của Liên đoàn
1. Tuyên truyền tôn chỉ, mục đích hoạt động của Liên đoàn.
2. Đại diện cho hội viên, tổ chức thành viên trong mối quan hệ đối nội, đối ngoại có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của Liên đoàn.
3. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của Liên đoàn, hội viên, tổ chức thành viên.
4. Tổ chức, phối hợp hoạt động giữa các hội viên vì lợi ích chung của Liên đoàn; hòa giải tranh chấp trong nội bộ Liên đoàn.
5. Tổ chức mở lớp đào tạo, bồi dưỡng, huấn luyện chuyên môn cho các hội viên, tổ chức thành viên và được cấp chứng chỉ theo quy định của pháp luật.
6. Tư vấn, phản biện các vấn đề thuộc phạm vi hoạt động của Liên đoàn theo đề nghị của các tổ chức, cá nhân khi có yêu cầu phù hợp với quy định pháp luật.
7. Tham gia ý kiến vào các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến nội dung hoạt động của Liên đoàn theo quy định của pháp luật. Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với các vấn đề liên quan tới sự phát triển của Liên đoàn và lĩnh vực Liên đoàn hoạt động.
8. Phối hợp với cơ quan, tổ chức có liên quan để thực hiện nhiệm vụ của Liên đoàn đúng hướng và có hiệu quả phù hợp với quy định của pháp luật.
9. Được gây quỹ Liên đoàn trên cơ sở hội phí của hội viên, tổ chức thành viên và các nguồn thu từ hoạt động kinh doanh, dịch vụ theo quy định của pháp luật để tự trang trải về kinh phí hoạt động; được Nhà nước hỗ trợ kinh phí cho các nhiệm vụ do Nhà nước ủy quyền theo quy định của pháp luật.
10. Được gia nhập làm hội viên của các hội quốc tế và khu vực, tham gia ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế theo quy định của pháp luật.
11. Được ủy quyền tổ chức các cuộc thi đấu điền kinh quy mô toàn quốc, khu vực và quốc tế theo kế hoạch được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phê duyệt.

Theo quy định trên, Liên đoàn Điền kinh Việt Nam có thể được Nhà nước hỗ trợ kinh phí cho các nhiệm vụ do Nhà nước ủy quyền theo quy định của pháp luật.

Cơ cấu tổ chức của Liên đoàn Điền kinh Việt Nam gồm những cơ quan nào?

Theo Điều 14 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) của Liên đoàn Điền kinh Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 458/QĐ-BNV năm 2010 quy định về cơ cấu tổ chức của Liên đoàn như sau:

Cơ cấu tổ chức của Liên đoàn
Liên đoàn Điền kinh Việt Nam được tổ chức như sau:
a) Ở Trung ương: Liên đoàn Điền Kinh Việt Nam;
b) Ở các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là tỉnh): Liên đoàn Điền kinh tỉnh do UBND tỉnh quyết định thành lập và có điều lệ hoạt động riêng, nếu tự nguyện làm đơn xin gia nhập và thừa nhận Điều lệ của Liên đoàn Điền kinh Việt Nam thì được công nhận là tổ chức thành viên;
c) Ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là huyện) và ở cơ sở gọi là câu lạc bộ. Việc thành lập các tổ chức điền kinh được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.
2. Cơ cấu tổ chức của Liên đoàn gồm có:
a) Đại hội đại biểu toàn quốc của Liên đoàn;
b) Ban Chấp hành Liên đoàn;
c) Ban Thường vụ Liên đoàn;
d) Ban Kiểm tra Liên đoàn;
đ) Các ban chuyên môn và các hội đồng tư vấn của Liên đoàn;
e) Văn phòng của Liên đoàn.

Như vậy, cơ cấu tổ chức của Liên đoàn Điền kinh Việt Nam gồm những cơ quan sau:

+ Đại hội đại biểu toàn quốc của Liên đoàn;

+ Ban Chấp hành Liên đoàn;

+ Ban Thường vụ Liên đoàn;

+ Ban Kiểm tra Liên đoàn;

+ Các ban chuyên môn và các hội đồng tư vấn của Liên đoàn;

+ Văn phòng của Liên đoàn.

Liên đoàn Điền kinh
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Nhà nước có hỗ trợ kinh phí hoạt động cho Liên đoàn Điền kinh Việt Nam không? Cơ cấu tổ chức của Liên đoàn gồm những cơ quan nào?
Pháp luật
Liên đoàn Điền kinh Việt Nam chịu sự quản lý nhà nước của cơ quan nào? Trụ sở chính của Liên đoàn là ở đâu?
Pháp luật
Liên đoàn Điền kinh Việt Nam là tổ chức thế nào? Nguyên tắc hoạt động của Liên đoàn Điền kinh Việt Nam là gì?
Pháp luật
Ban Thường vụ Liên đoàn Điền kinh Việt Nam do cơ quan nào bầu ra? Nhiệm vụ của Ban Thường vụ Liên đoàn là gì?
Pháp luật
Hồ sơ xin gia nhập thành viên của Liên đoàn Điền kinh Việt Nam gồm những giấy tờ gì? Thành viên của Liên đoàn có những quyền gì?
Pháp luật
Liên đoàn Điền kinh Việt Nam hoạt động nhằm mục đích gì? Phạm vi hoạt động của Liên đoàn Điền kinh Việt Nam được quy định thế nào?
Pháp luật
Tôn chỉ hoạt động của Liên đoàn Điền kinh Việt Nam là gì? Liên đoàn Điền kinh Việt Nam có những quyền gì?
Pháp luật
Liên đoàn Điền kinh Việt Nam có tư cách pháp nhân không? Nhiệm vụ của Liên đoàn Điền kinh Việt Nam được quy định thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Liên đoàn Điền kinh
804 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Liên đoàn Điền kinh

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Liên đoàn Điền kinh

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào