Nhà nước giao rừng phòng hộ cho cộng đồng dân cư thì cộng đồng dân cư có những quyền và nghĩa vụ gì?

Tổ chức quản lý rừng phòng hộ được quy định như thế nào? Nhà nước giao rừng phòng hộ cho cộng đồng dân cư thì cộng đồng dân cư có những quyền và nghĩa vụ gì? Mong nhận được câu trả lời sớm nhất. Xin cảm ơn! Thắc mắc đến từ bạn Thanh Mai ở Long An.

Tổ chức quản lý rừng phòng hộ được quy định như thế nào?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 26 Luật Lâm nghiệp 2017 quy định như sau:

Tổ chức quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ
...
2. Tổ chức quản lý rừng phòng hộ được quy định như sau:
a) Thành lập ban quản lý rừng phòng hộ đối với rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng phòng hộ biên giới có diện tích tập trung từ 5.000 ha trở lên hoặc rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay; rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển có diện tích từ 3.000 ha trở lên;
b) Các khu rừng phòng hộ không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này thì giao cho tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, đơn vị vũ trang trên địa bàn để quản lý.
3. Việc tổ chức quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ thực hiện theo Quy chế quản lý rừng.

Theo đó, tổ chức quản lý rừng phòng hộ được quy định như sau:

- Thành lập ban quản lý rừng phòng hộ đối với rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng phòng hộ biên giới có diện tích tập trung từ 5.000 ha trở lên hoặc rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay; rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển có diện tích từ 3.000 ha trở lên;

- Các khu rừng phòng hộ không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này thì giao cho tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, đơn vị vũ trang trên địa bàn để quản lý.

Việc tổ chức quản lý rừng phòng hộ thực hiện theo Quy chế quản lý rừng.

Nhà nước giao rừng phòng hộ

Nhà nước giao rừng phòng hộ (Hình từ Internet)

Cộng đồng dân cư được Nhà nước giao rừng phòng hộ có những quyền gì?

Tại khoản 1 Điều 86 Luật Lâm nghiệp 2017 quy định như sau:

Quyền và nghĩa vụ của cộng đồng dân cư được Nhà nước giao rừng tín ngưỡng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất
1. Cộng đồng dân cư được giao rừng tín ngưỡng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất có quyền sau đây:
a) Các quyền quy định tại Điều 73 của Luật này;
b) Được Nhà nước bảo đảm kinh phí bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng, rừng phòng hộ giao cho cộng đồng dân cư;
c) Được hướng dẫn sản xuất lâm, nông, ngư nghiệp kết hợp, canh tác dưới tán rừng, chăn thả gia súc theo Quy chế quản lý rừng; được hỗ trợ phát triển kinh tế rừng, hỗ trợ phục hồi rừng bằng cây lâm nghiệp bản địa;
d) Khai thác lâm sản trong rừng đặc dụng là rừng tín ngưỡng theo quy định tại Điều 52, rừng phòng hộ theo quy định tại Điều 55, rừng sản xuất là rừng tự nhiên theo quy định tại Điều 58, rừng sản xuất là rừng trồng theo quy định tại Điều 59 của Luật này; được chia sẻ lợi ích từ rừng theo chính sách của Nhà nước; được sở hữu cây trồng, vật nuôi và tài sản khác trên đất trồng rừng do chủ rừng đầu tư.
...

Theo đó, cộng đồng dân cư được giao rừng phòng hộ có quyền sau đây:

- Các quyền quy định tại Điều 73 Luật Lâm nghiệp 2017;

- Được Nhà nước bảo đảm kinh phí bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng, rừng phòng hộ giao cho cộng đồng dân cư;

- Được hướng dẫn sản xuất lâm, nông, ngư nghiệp kết hợp, canh tác dưới tán rừng, chăn thả gia súc theo Quy chế quản lý rừng; được hỗ trợ phát triển kinh tế rừng, hỗ trợ phục hồi rừng bằng cây lâm nghiệp bản địa;

- Khai thác lâm sản trong rừng phòng hộ theo quy định tại Điều 55 Luật Lâm nghiệp 2017; được chia sẻ lợi ích từ rừng theo chính sách của Nhà nước; được sở hữu cây trồng, vật nuôi và tài sản khác trên đất trồng rừng do chủ rừng đầu tư. Cụ thể Điều 55 Luật Lâm nghiệp 2017 quy định như sau:

Khai thác lâm sản trong rừng phòng hộ
1. Đối với rừng phòng hộ là rừng tự nhiên, được khai thác cây gỗ đã chết, cây gãy đổ, cây bị sâu bệnh, cây đứng ở nơi mật độ lớn hơn mật độ quy định.
2. Đối với rừng phòng hộ là rừng tự nhiên, việc khai thác lâm sản ngoài gỗ được quy định như sau:
a) Được khai thác măng, tre, nứa, nấm trong rừng phòng hộ khi đã đạt yêu cầu phòng hộ;
b) Được khai thác lâm sản ngoài gỗ khác mà không làm ảnh hưởng đến khả năng phòng hộ của rừng.
3. Đối với rừng phòng hộ là rừng trồng, được quy định như sau:
a) Được khai thác cây phụ trợ, chặt tỉa thưa khi rừng trồng có mật độ lớn hơn mật độ quy định;
b) Được khai thác cây trồng chính khi đạt tiêu chuẩn khai thác theo phương thức khai thác chọn hoặc chặt trắng theo băng, đám rừng;
c) Sau khi khai thác, chủ rừng phải thực hiện việc tái sinh hoặc trồng lại rừng trong vụ trồng rừng kế tiếp và tiếp tục quản lý, bảo vệ.
4. Việc khai thác lâm sản trong rừng phòng hộ thực hiện theo quy định của Luật này và Quy chế quản lý rừng.

Cộng đồng dân cư được giao rừng phòng hộ có nghĩa vụ gì?

Tại khoản 2 Điều 86 Luật Lâm nghiệp 2017 quy định như sau:

Quyền và nghĩa vụ của cộng đồng dân cư được Nhà nước giao rừng tín ngưỡng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất
...
2. Cộng đồng dân cư được giao rừng tín ngưỡng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất có nghĩa vụ sau đây:
a) Các nghĩa vụ quy định tại Điều 74 của Luật này;
b) Hoàn thiện, thực hiện hương ước, quy ước bảo vệ và phát triển rừng phù hợp với quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan;
c) Bảo đảm duy trì diện tích rừng được giao;
d) Không được phân chia rừng cho các thành viên trong cộng đồng dân cư;
đ) Không được chuyển nhượng, cho thuê, tặng cho quyền sử dụng rừng; thế chấp, góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng rừng.

Theo đó, cộng đồng dân cư được giao rừng phòng hộ có nghĩa vụ sau:

- Các nghĩa vụ quy định tại Điều 74 Luật Lâm nghiệp 2017;

- Hoàn thiện, thực hiện hương ước, quy ước bảo vệ và phát triển rừng phù hợp với quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan;

- Bảo đảm duy trì diện tích rừng được giao;

- Không được phân chia rừng cho các thành viên trong cộng đồng dân cư;

- Không được chuyển nhượng, cho thuê, tặng cho quyền sử dụng rừng; thế chấp, góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng rừng.

Rừng phòng hộ
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Vùng bờ biển bị xói lở thuộc rừng phòng hộ chắn sóng thì có được phép sản xuất nông lâm ngư nghiệp kết hợp hay không?
Pháp luật
Nhà nước giao rừng phòng hộ không thu tiền sử dụng rừng cho hộ gia đình đối với các loại rừng phòng hộ nào?
Pháp luật
Có cần phải xác định diện tích khu rừng phòng hộ trên bản đồ trong dự án thành lập khu rừng phòng hộ hay không?
Pháp luật
Giải pháp bảo vệ môi trường rừng phòng hộ có phải là nội dung chủ yếu khi xây dựng đề án khu du lịch sinh thái trong rừng phòng hộ không?
Pháp luật
Hộ gia đình nghèo tham gia trồng rừng phòng hộ có được trợ cấp gạo trồng rừng thay thế nương rẫy hay không?
Pháp luật
Độ rộng đai rừng phòng hộ chắn gió đối với vùng bờ biển bị xói lở được quy định như thế nào? Phần diện tích đất nào được phép sản xuất nông nghiệp?
Pháp luật
Yêu cầu địa hình đối với rừng phòng hộ đầu nguồn có độ dốc bao nhiêu độ? Có được phép sản xuất nông lâm ngư nghiệp kết hợp ở rừng phòng hộ đầu nguồn?
Pháp luật
Nhà nước có giao rừng phòng hộ đầu nguồn không thu tiền sử dụng rừng đối với những cá nhân hộ gia đình cư trú ở nơi khác đến không?
Pháp luật
Nhà nước giao rừng phòng hộ cho ban quản lý rừng phòng hộ thì có thu tiền sử dụng rừng hay không?
Pháp luật
Đối tượng nào được Nhà nước giao đất rừng phòng hộ để quản lý, sử dụng, bảo vệ, phát triển rừng theo Luật Đất đai mới?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Rừng phòng hộ
Nguyễn Anh Hương Thảo Lưu bài viết
2,526 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Rừng phòng hộ
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào