Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân giải quyết việc làm cho đối tượng nào? Thông qua các hoạt động gì?
Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân giải quyết việc làm cho đối tượng nào?
Đối tượng được Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân giải quyết việc làm được căn cứ theo khoản 1 Điều 21 Luật Việc làm 2013 như sau:
Hỗ trợ tạo việc làm cho thanh niên
1. Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân giải quyết việc làm cho thanh niên; tạo điều kiện cho thanh niên phát huy tính chủ động, sáng tạo trong tạo việc làm.
...
Theo quy định nêu trên thì Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân giải quyết việc làm cho thanh niên; tạo điều kiện cho thanh niên phát huy tính chủ động, sáng tạo trong tạo việc làm.
Chính sách hỗ trợ giải quyết việc làm cho thanh niên của Nhà nước được thực hiện thông qua các hoạt động gì?
Chính sách hỗ trợ giải quyết việc làm cho thanh niên của Nhà nước được thực hiện thông qua các hoạt động được căn cứ theo khoản 2 Điều 21 Luật Việc làm 2013 như sau:
Hỗ trợ tạo việc làm cho thanh niên
...
2. Nhà nước hỗ trợ tạo việc làm cho thanh niên thông qua các hoạt động sau đây:
a) Tư vấn, định hướng nghề nghiệp và giới thiệu việc làm miễn phí cho thanh niên;
b) Đào tạo nghề gắn với tạo việc làm cho thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an, thanh niên tình nguyện hoàn thành nhiệm vụ thực hiện chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội;
c) Hỗ trợ thanh niên lập nghiệp, khởi sự doanh nghiệp.
3. Chính phủ quy định chi tiết điểm b và điểm c khoản 2 Điều này.
Theo quy định nêu trên thì chính sách hỗ trợ giải quyết việc làm cho thanh niên của Nhà nước được thực hiện thông qua các hoạt động sau đây:
+ Tư vấn, định hướng nghề nghiệp và giới thiệu việc làm miễn phí cho thanh niên;
+ Đào tạo nghề gắn với tạo việc làm cho thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an, thanh niên tình nguyện hoàn thành nhiệm vụ thực hiện chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội;
Hoạt động đào tạo nghề cho thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an, thanh niên tình nguyện được hướng dẫn bởi Mục 1 Chương IV Nghị định 61/2015/NĐ-CP.
+ Hỗ trợ thanh niên lập nghiệp, khởi sự doanh nghiệp.
Hoạt động hỗ trợ thanh niên lập nghiệp, khởi sự doanh nghiệp được hướng dẫn bởi Mục 2 Chương IV Nghị định 61/2015/NĐ-CP.
Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân giải quyết việc làm cho đối tượng nào? Thông qua các hoạt động gì? (Hình từ Internet)
Thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an được hỗ trợ đào tạo nghề khi có đủ các điều kiện gì?
Thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an được hỗ trợ đào tạo nghề khi có đủ các điều kiện được căn cứ theo Điều 15 Nghị định 61/2015/NĐ-CP như sau:
Điều kiện hỗ trợ đào tạo nghề
Các đối tượng theo quy định tại Điều 14 Nghị định này được hỗ trợ đào tạo nghề khi có đủ các điều kiện sau đây:
1. Có nhu cầu đào tạo nghề trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an; hoàn thành nhiệm vụ thực hiện chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội;
2. Chưa được hỗ trợ đào tạo nghề từ chính sách hỗ trợ đào tạo nghề khác có sử dụng nguồn kinh phí của ngân sách nhà nước kể từ ngày hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an; hoàn thành nhiệm vụ thực hiện chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội.
Theo đó, thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an được hỗ trợ đào tạo nghề khi có đủ các điều kiện sau đây:
- Có nhu cầu đào tạo nghề trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an; hoàn thành nhiệm vụ thực hiện chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội;
- Chưa được hỗ trợ đào tạo nghề từ chính sách hỗ trợ đào tạo nghề khác có sử dụng nguồn kinh phí của ngân sách nhà nước kể từ ngày hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an; hoàn thành nhiệm vụ thực hiện chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội.
Nội dung và mức hỗ trợ đào tạo nghề cho thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an được căn cứ theo Điều 16 Nghị định 61/2015/NĐ-CP như sau:
Nội dung và mức hỗ trợ đào tạo nghề
1. Các đối tượng theo quy định tại Điều 14 Nghị định này tham gia đào tạo nghề trình độ trung cấp, cao đẳng được hỗ trợ:
a) Miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập theo quy định của Luật Giáo dục, Luật Giáo dục nghề nghiệp và các văn bản hướng dẫn;
b) Vay vốn để tham gia đào tạo nghề trình độ trung cấp, cao đẳng theo quy định của chính sách tín dụng đối với học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn.
2. Các đối tượng theo quy định tại Điều 14 Nghị định này tham gia đào tạo nghề trình độ sơ cấp được cấp thẻ đào tạo nghề có giá trị tối đa bằng 12 tháng tiền lương cơ sở tại thời điểm đào tạo nghề và có giá trị sử dụng trong 01 năm kể từ ngày cấp.
3. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an hướng dẫn thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho các đối tượng quy định tại Điều 14 Nghị định này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lỗi nghe điện thoại khi lái xe ô tô 2025 phạt bao nhiêu tiền? Nghe điện thoại khi lái xe ô tô 2025 bị trừ bao nhiêu điểm?
- Đáp án bảng C tuần 2 cuộc thi trực tuyến tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh ra sao?
- Hoàn thành nhiệm vụ có được thưởng theo Nghị định 73? Nếu có thì được thưởng bao nhiêu theo Nghị định 73?
- Chất là gì? Lượng là gì? Ví dụ về chất, lượng? Quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa dựa trên nguyên tắc gì?
- Bài phát biểu ngày truyền thống học sinh sinh viên 9 1 2025 hay ý nghĩa? Hội Sinh viên Việt Nam là gì?