Nhà nước thu hồi đất chuyên trồng lúa nước mà gây thiệt hại cho lúa đang trồng thì nông dân được bồi thường như thế nào?
- Nhà nước thu hồi đất chuyên trồng lúa nước mà gây thiệt hại cho lúa đang trồng thì nông dân được bồi thường như thế nào?
- Hạn mức giao đất chuyên trồng lúa nước cho mỗi hộ gia đình trực tiếp sản xuất nông nghiệp là bao nhiêu ha?
- Hộ gia đình được giao đất chuyên trồng lúa nước mà không sử dụng thì có bị thu hồi đất không?
Nhà nước thu hồi đất chuyên trồng lúa nước mà gây thiệt hại cho lúa đang trồng thì nông dân được bồi thường như thế nào?
Căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 90 Luật Đất đai 2013 quy định như sau:
Bồi thường đối với cây trồng, vật nuôi
1. Khi Nhà nước thu hồi đất mà gây thiệt hại đối với cây trồng thì việc bồi thường thực hiện theo quy định sau đây:
a) Đối với cây hàng năm, mức bồi thường được tính bằng giá trị sản lượng của vụ thu hoạch. Giá trị sản lượng của vụ thu hoạch được tính theo năng suất của vụ cao nhất trong 03 năm trước liền kề của cây trồng chính tại địa phương và giá trung bình tại thời điểm thu hồi đất;
b) Đối với cây lâu năm, mức bồi thường được tính bằng giá trị hiện có của vườn cây theo giá ở địa phương tại thời điểm thu hồi đất mà không bao gồm giá trị quyền sử dụng đất;
...
Đồng thời, căn cứ điểm a khoản 1 Điều 10 Luật Đất đai 2013 quy định như sau:
Phân loại đất
Căn cứ vào mục đích sử dụng, đất đai được phân loại như sau:
1. Nhóm đất nông nghiệp bao gồm các loại đất sau đây:
a) Đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác;
b) Đất trồng cây lâu năm;
...
Theo đó, đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác.
Và tại Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư 27/2018/TT-BTNMT (được sửa đổi bởi Điều 9 Thông tư 09/2021/TT-BTNMT) giải thích cách xác định loại đất thì trong đó, đất trồng lúa bao gồm đất chuyên trồng lúa nước, đất trồng lúa nước còn lại và đất trồng lúa nương.
Như vậy, trường hợp Nhà nước thu hồi đất chuyên trồng lúa nước mà gây thiệt hại cho lúa đang trồng thì nông dân được bồi thường với mức bồi thường được tính bằng giá trị sản lượng của vụ thu hoạch.
Trong đó, giá trị sản lượng của vụ thu hoạch được tính theo năng suất của vụ cao nhất trong 03 năm trước liền kề của cây trồng chính tại địa phương và giá trung bình tại thời điểm thu hồi đất.
Nhà nước thu hồi đất chuyên trồng lúa nước mà gây thiệt hại cho lúa đang trồng thì nông dân được bồi thường như thế nào? (Hình từ Internet)
Hạn mức giao đất chuyên trồng lúa nước cho mỗi hộ gia đình trực tiếp sản xuất nông nghiệp là bao nhiêu ha?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 129 Luật Đất đai 2013 quy định như sau:
Hạn mức giao đất nông nghiệp
1. Hạn mức giao đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối cho mỗi hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp như sau:
a) Không quá 03 héc ta cho mỗi loại đất đối với tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thuộc khu vực Đông Nam Bộ và khu vực đồng bằng sông Cửu Long;
b) Không quá 02 héc ta cho mỗi loại đất đối với tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác.
2. Hạn mức giao đất trồng cây lâu năm cho mỗi hộ gia đình, cá nhân không quá 10 héc ta đối với xã, phường, thị trấn ở đồng bằng; không quá 30 héc ta đối với xã, phường, thị trấn ở trung du, miền núi.
3. Hạn mức giao đất cho mỗi hộ gia đình, cá nhân không quá 30 héc ta đối với mỗi loại đất:
a) Đất rừng phòng hộ;
b) Đất rừng sản xuất.
...
Như đã phân tích ở trên, đất chuyên trồng lúa nước được hiểu là đất trồng cây hàng năm.
Do đó, theo quy định, hạn mức giao đất chuyên trồng lúa nước cho mỗi hộ gia đình trực tiếp sản xuất nông nghiệp là:
- Không quá 03 héc ta cho mỗi loại đất đối với tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thuộc khu vực Đông Nam Bộ và khu vực đồng bằng sông Cửu Long;
- Không quá 02 héc ta cho mỗi loại đất đối với tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác.
Hộ gia đình được giao đất chuyên trồng lúa nước mà không sử dụng thì có bị thu hồi đất không?
Căn cứ theo điểm h khoản 1 Điều 64 Luật Đất đai 2013 quy định như sau:
Thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai
1. Các trường hợp thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai bao gồm:
a) Sử dụng đất không đúng mục đích đã được Nhà nước giao, cho thuê, công nhận quyền sử dụng đất và đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi sử dụng đất không đúng mục đích mà tiếp tục vi phạm;
b) Người sử dụng đất cố ý hủy hoại đất;
c) Đất được giao, cho thuê không đúng đối tượng hoặc không đúng thẩm quyền;
d) Đất không được chuyển nhượng, tặng cho theo quy định của Luật này mà nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho;
đ) Đất được Nhà nước giao để quản lý mà để bị lấn, chiếm;
e) Đất không được chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của Luật này mà người sử dụng đất do thiếu trách nhiệm để bị lấn, chiếm;
g) Người sử dụng đất không thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước và đã bị xử phạt vi phạm hành chính mà không chấp hành;
h) Đất trồng cây hàng năm không được sử dụng trong thời hạn 12 tháng liên tục; đất trồng cây lâu năm không được sử dụng trong thời hạn 18 tháng liên tục; đất trồng rừng không được sử dụng trong thời hạn 24 tháng liên tục;
...
Như vậy, hộ gia đình được giao đất chuyên trồng lúa nước mà không sử dụng thì bị thu hồi đất trong trường hợp không sử dụng đất trong thời hạn 12 tháng liên tục.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Báo cáo nghiên cứu khả thi và báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng có gì khác không?
- Thời hạn cho vay nội bộ trong hợp tác xã là bao lâu? Quy định về cho vay nội bộ trong Điều lệ hợp tác xã gồm nội dung gì?
- Cách viết ý kiến nhận xét chi ủy nơi cư trú đối với đảng viên dự bị? Thời gian làm Đảng viên dự bị là bao lâu?
- Mẫu báo cáo thành tích đề nghị khen thưởng tổ chức cơ sở Đảng trong sạch vững mạnh tiêu biểu 5 năm liền?
- Mẫu Bản khai đăng ký tên định danh dùng trong quảng cáo bằng tin nhắn, gọi điện thoại là mẫu nào? Tên định danh có bao nhiêu ký tự?