Nhà thầu bảo trì công trình đường bộ có trách nhiệm gì khi thiên tai đường bộ xảy ra? Nhà thầu bảo trì công trình đường bộ bao gồm những ai?

Nhà thầu bảo trì công trình đường bộ bao gồm những ai? Nhà thầu bảo trì công trình đường bộ có trách nhiệm gì khi thiên tai đường bộ xảy ra? Phương án phòng ngừa thiên tai đường bộ gồm những nội dung nào?

Nhà thầu bảo trì công trình đường bộ có trách nhiệm gì khi thiên tai đường bộ xảy ra?

Căn cứ theo quy định tại tại khoản 5 Điều 9 Thông tư 40/2024/TT-BGTVT thì khi thiên tai đường bộ xảy ra nhà thầu bảo trì công trình đường bộ, có trách nhiệm thực hiện các biện pháp ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn như sau:

(1) Cứu người, bảo vệ tài sản của nhà nước, của nhân dân;

(2) Gia cố, sửa chữa ngay tại chỗ các vị trí, khu vực công trình xảy ra sự cố để làm giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai gây ra đối với kết cấu hạ tầng đường bộ.

Trường hợp xảy ra sự cố ngoài khả năng ứng phó của đơn vị mình thì phải báo cáo, đề xuất ngay lên cơ quan có thẩm quyền để được sự hỗ trợ cần thiết;

(3) Khi thấy nguy cơ có thể xảy ra sạt lở đường bộ, đất, đá, lũ quét gây nguy hiểm cho người và phương tiện giao thông đường bộ cần triển khai việc hạn chế, phân luồng phương tiện hoặc cấm phương tiện qua lại;

(4) Giám sát, hướng dẫn và chủ động thực hiện việc hạn chế hoặc cấm người, phương tiện đi vào khu vực nguy hiểm, tuyến đường bị ngập sâu, khu vực có nguy cơ sạt lở đất, đá do mưa, lũ hoặc dòng chảy;

(5) Bảo đảm giao thông và thông tin liên lạc;

(6) Phối hợp với Ban chỉ huy phòng thủ dân sự của địa phương trong việc thực hiện hoạt động tìm kiếm cứu nạn, cứu chữa người bị thương, hỗ trợ lương thực, thuốc chữa bệnh, nước uống và nhu yếu phẩm khác tại khu vực bị chia cắt, khu vực ngập lụt nghiêm trọng;

(7) Phối hợp bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội tại khu vực xảy ra sự cố, thiên tai;

(8) Chấp hành chỉ đạo của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, huy động khẩn cấp về nhân lực, vật tư, phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm để kịp thời ứng phó với thiên tai;

(9) Dừng việc ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn khi thấy tình hình nguy hiểm có thể xảy ra với người và phương tiện, thiết bị thực hiện nhiệm vụ ứng phó thiên tai; đồng thời chỉ huy phong tỏa khu vực để bảo đảm an toàn.

Lưu ý:

Khi xảy ra thiên tai gây hư hỏng công trình đường bộ, làm ùn tắc giao thông nhà thầu bảo trì công trình đường bộ theo chức năng, nhiệm vụ được giao, phải nhanh chóng phối hợp cùng Ban chỉ huy phòng thủ dân sự cấp huyện xác minh thiệt hại, hư hỏng và đề xuất phương án khắc phục hậu quả thiên tai, bảo đảm giao thông trong thời gian ngắn nhất; báo cáo cấp trên có thẩm quyền, thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng để mọi người biết và phòng tránh (khoản 3 Điều 11 Thông tư 40/2024/TT-BGTVT).

Nhà thầu bảo trì công trình đường bộ bao gồm những ai?

"Nhà thầu bảo trì công trình đường bộ" được giải thích tại khoản 4 Điều 3 Thông tư 40/2024/TT-BGTVT như sau:

Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Sạt lở đường bộ là hiện tượng nền đường bộ, ta luy âm, ta luy dương của đường bộ bị biến dạng, hư hỏng do thiên tai gây ra;
2. Công trình phòng, chống thiên tai đường bộ là những công trình được xây dựng kiên cố hoặc tạm thời để hạn chế hoặc làm giảm nhẹ các tác động của thiên tai đối với công trình đường bộ;
3. Doanh nghiệp đầu tư xây dựng và quản lý khai thác công trình đường bộ là doanh nghiệp dự án đối tác công tư (PPP) và doanh nghiệp được Nhà nước giao đầu tư xây dựng, quản lý, khai thác công trình đường bộ;
4. Nhà thầu bảo trì công trình đường bộ bao gồm: nhà thầu quản lý, bảo dưỡng thường xuyên, vận hành khai thác công trình đường bộ; nhà thầu thi công sửa chữa và các nhà thầu khác tham gia thực hiện các công việc bảo trì công trình đường bộ.

Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì nhà thầu bảo trì công trình đường bộ bao gồm:

- Nhà thầu quản lý, bảo dưỡng thường xuyên, vận hành khai thác công trình đường bộ;

- Nhà thầu thi công sửa chữa;

- Các nhà thầu khác tham gia thực hiện các công việc bảo trì công trình đường bộ.

Nhà thầu bảo trì công trình đường bộ bao gồm những ai? Nhà thầu bảo trì công trình đường bộ có trách nhiệm gì khi thiên tai đường bộ xảy ra?

Nhà thầu bảo trì công trình đường bộ bao gồm những ai? Nhà thầu bảo trì công trình đường bộ có trách nhiệm gì khi thiên tai đường bộ xảy ra? (Hình từ Internet)

Phương án phòng ngừa thiên tai đường bộ gồm những nội dung nào?

Phương án phòng ngừa thiên tai đường bộ được quy định tại khoản 3 Điều 5 Thông tư 40/2024/TT-BGTVT, theo đó trong phương án phải dự kiến sự cố thiên tai có thể xảy ra; dự kiến mức độ ảnh hưởng đối với công trình đường bộ, thiết bị, tài sản, nhà xưởng, phương tiện vận tải đường bộ và biện pháp xử lý phù hợp theo các nội dung sau:

(1) Các biện pháp gia cố, sửa chữa để bảo vệ công trình, kho bảo quản vật tư dự phòng, nhà xưởng, thiết bị, phương tiện, hàng hóa;

(2) Phương án sơ tán các phương tiện, thiết bị, hàng hóa; phương án cứu hộ, cứu nạn, chuyển tải hành khách, hàng hóa;

(3) Dự trữ vật tư, thiết bị dự phòng để phòng ngừa thiên tai gây hậu quả sạt lở đường, cắt đứt giao thông đường bộ kéo dài;

(4) Các biện pháp chống vật va, trôi vào công trình cầu, cống khi có nước lũ;

(5) Các phương án bảo đảm giao thông, phân luồng giao thông khi có sự cố tắc đường trên các quốc lộ, đường địa phương;

(6) Thiết lập chế độ thông tin tình thế trong thời gian sự cố, thiên tai xảy ra.

Dự kiến trước những tình huống có thể xảy ra như mất điện, gián đoạn thông tin để chủ động phòng ngừa, khắc phục nhanh và hiệu quả khi có tình huống xảy ra;

(7) Danh mục các kho chứa trang thiết bị, vật tư dự phòng; khu vực đổ đất, đá bị sụt trượt để tạo thuận lợi cho công tác khắc phục sự cố giao thông đường bộ.

Lưu ý: Thông tư 40/2024/TT-BGTVT có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2025.

Bảo trì công trình đường bộ
Phòng ngừa thiên tai
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Phương án phòng ngừa thiên tai đối với công trình đường bộ của nhà thầu thi công phải được gửi đến ai?
Pháp luật
Nhà thầu bảo trì công trình đường bộ có trách nhiệm gì khi thiên tai đường bộ xảy ra? Nhà thầu bảo trì công trình đường bộ bao gồm những ai?
Pháp luật
07 nội dung phòng ngừa thiên tai trong lĩnh vực đường bộ? Nhà thầu thi công công trình đường bộ có phải thanh thải lòng sông sau khi thi công xong?
Pháp luật
Tàu thuyền phải triển khai thực hiện công tác phòng ngừa thiên tai như thế nào theo quy định của pháp luật?
Pháp luật
Nhiệm vụ phòng ngừa thiên tai của các đơn vị, doanh nghiệp bảo trì đường thủy nội địa khu vực quy định như thế nào và nhiệm vụ của các doanh nghiệp vận tải và khai thác cảng, bến thủy nội địa?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bảo trì công trình đường bộ
168 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bảo trì công trình đường bộ Phòng ngừa thiên tai

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Bảo trì công trình đường bộ Xem toàn bộ văn bản về Phòng ngừa thiên tai

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào