Nhà thầu bị đánh giá về uy tín trong việc tham dự thầu khi thực hiện các hành vi nào? Hệ quả khi nhà thầu bị đánh giá?
Nhà thầu bị đánh giá về uy tín trong việc tham dự thầu khi thực hiện các hành vi nào?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 18 Nghị định 24/2024/NĐ-CP về thông tin về kết quả thực hiện hợp đồng của nhà thầu, chất lượng hàng hóa đã được sử dụng:
Theo đó, trừ trường hợp nhà thầu đồng thời được xếp thứ nhất ở nhiều gói thầu hoặc do bất khả kháng, nhà thầu bị đánh giá về uy tín trong việc tham dự thầu khi thực hiện các hành vi sau:
(1) Nhà thầu không tiến hành hoặc từ chối đối chiếu tài liệu, thương thảo hợp đồng (nếu có) trong thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất khi được mời vào đối chiếu tài liệu, thương thảo hợp đồng (nếu có);
(2) Nhà thầu đã đối chiếu tài liệu, thương thảo hợp đồng (nếu có) nhưng từ chối hoặc không ký kết biên bản thương thảo hợp đồng, trừ trường hợp quy định tại khoản 8 Điều 43 của Nghị định này;
(3) Nhà thầu được lựa chọn trúng thầu nhưng không tiến hành hoặc từ chối tiến hành hoàn thiện hợp đồng, thỏa thuận khung hoặc không ký kết hợp đồng, thỏa thuận khung;
(4) Nhà thầu đã ký thỏa thuận khung nhưng không tiến hành hoặc từ chối hoàn thiện hợp đồng hoặc không ký kết hợp đồng.
Nhà thầu bị đánh giá về uy tín trong việc tham dự thầu khi thực hiện các hành vi nào? Hệ quả khi nhà thầu bị đánh giá? (Hình từ Internet)
Hệ quả khi nhà thầu bị đánh giá về uy tín trong việc tham dự thầu?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 18 Nghị định 24/2024/NĐ-CP thì:
Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhà thầu có hành vi quy định tại khoản 1 Điều 18 Nghị định 24/2024/NĐ-CP, chủ đầu tư đăng tải danh sách nhà thầu và các tài liệu liên quan trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia, trong đó nêu cụ thể ngày thực hiện hành vi đó.
Nhà thầu có tên trong danh sách này khi tham dự thầu phải thực hiện biện pháp bảo đảm dự thầu với giá trị gấp 03 lần giá trị yêu cầu đối với nhà thầu khác trong thời hạn 02 năm kể từ lần cuối cùng thực hiện các hành vi quy định tại khoản 1 Điều 18 Nghị định 24/2024/NĐ-CP.
Đối với gói thầu dịch vụ tư vấn, thông tin về uy tín trong việc tham dự thầu được sử dụng để đánh giá về kỹ thuật (nếu có).
Cơ sở dữ liệu quốc gia về nhà thầu bao gồm các thông tin nào?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 17 Nghị định 24/2024/NĐ-CP thì:
Cơ sở dữ liệu quốc gia về nhà thầu bao gồm:
(1) Thông tin về tình trạng pháp lý của nhà thầu;
(2) Thông tin về vi phạm của nhà thầu;
(3) Thông tin về năng lực, kinh nghiệm của nhà thầu, bao gồm: báo cáo tài chính hoặc tài liệu về doanh thu, tài sản ròng; tình hình thực hiện nghĩa vụ kê khai thuế và nộp thuế; nguồn lực tài chính; nhân sự chủ chốt; máy móc, thiết bị chủ yếu; hợp đồng đã và đang thực hiện, năng lực sản xuất, trong đó hợp đồng thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Đấu thầu được công khai các nội dung chính;
(4) Thông tin về uy tín của nhà thầu trong việc tham dự thầu bao gồm thông tin về các hành vi vi phạm trong quá trình tham dự thầu quy định tại khoản 1 Điều 18 của Nghị định 24/2024/NĐ-CP;
(5) Thông tin về kết quả thực hiện hợp đồng của nhà thầu, bao gồm các thông tin quy định tại khoản 3 Điều 18 của Nghị định 24/2024/NĐ-CP và thông tin về quá trình thực hiện hợp đồng;
Trong đó, thông tin về kết quả thực hiện hợp đồng của nhà thầu gồm:
- Tiến độ thực hiện hợp đồng;
- Chất lượng hàng hóa, dịch vụ, công trình, bao gồm các sự cố xảy ra trong quá trình thực hiện hợp đồng (nếu có) và các yếu tố khác có liên quan;
- Vi phạm hợp đồng, chấm dứt hợp đồng và lý do;
- Các thông tin khác (nếu cần thiết).
Lưu ý: theo quy định tại khoản 4 Điều 18 Nghị định 24/2024/NĐ-CP thì:
(i) Chủ đầu tư hoặc đơn vị có nhu cầu mua sắm trong mua sắm tập trung có trách nhiệm công khai kết quả thực hiện hợp đồng của nhà thầu trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia.
Việc đăng tải thông tin về kết quả thực hiện hợp đồng áp dụng cho mỗi hợp đồng và trên cơ sở phạm vi công việc thuộc hợp đồng mà nhà thầu thực hiện.
Thời gian đăng tải có thể trong hoặc sau thời gian thực hiện gói thầu nhưng không muộn hơn 06 tháng kể từ ngày kết thúc thời gian thực hiện gói thầu.
Trường hợp thời gian bảo hành dài hơn 06 tháng, chủ đầu tư hoặc đơn vị có nhu cầu mua sắm trong mua sắm tập trung còn phải cập nhật kết quả thực hiện hợp đồng của nhà thầu sau khi hoàn thành nghĩa vụ bảo hành (nếu có).
(ii) Trong thời hạn tối đa 20 ngày kể từ ngày chủ đầu tư hoặc đơn vị có nhu cầu mua sắm trong mua sắm tập trung đăng tải thông tin về kết quả thực hiện hợp đồng của nhà thầu, nhà thầu gửi phản hồi trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia.
Trường hợp nhà thầu phản ánh đúng, chủ đầu tư hoặc đơn vị có nhu cầu mua sắm trong mua sắm tập trung có trách nhiệm cập nhật lại thông tin.
(6) Các thông tin khác về nhà thầu.
>>> Xem thêm: Trọn bộ các văn bản về Đấu thầu hiện hành tại đây Tải
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán khi biểu quyết về quyết định giải quyết vụ án hành chính đúng không?
- Bậc thuế môn bài năm 2025 mới nhất như thế nào? Hạn chót nộp thuế môn bài năm 2025 là khi nào?
- Cán bộ, công chức, viên chức không áp dụng Nghị định 178/2024 chính sách khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 gồm những ai?
- Chính thức dạy thêm ngoài nhà trường phải đăng ký kinh doanh theo Thông tư 29/2024 đúng không?
- Hướng dẫn hồ sơ hoàn thuế GTGT hàng xuất khẩu theo Thông tư 80? Tải về tài liệu hồ sơ hoàn thuế?