Nhà thầu là cá nhân được tham gia đấu thầu mua sắm theo Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương khi đáp ứng được điều kiện gì?
- Khi thực hiện đấu thầu mua sắm theo Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương thì cơ quan mua sắm cần đảm bảo những nghĩa vụ gì?
- Nhà thầu là cá nhân có tư cách tham gia đấu thầu mua sắm theo Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương khi đáp ứng được điều kiện gì?
- Khi tham gia đấu thầu mua sắm theo Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương thì nhà thầu cần thực hiện biện pháp bảo đảm dự thầu trước hay sau thời điểm đóng thầu?
Khi thực hiện đấu thầu mua sắm theo Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương thì cơ quan mua sắm cần đảm bảo những nghĩa vụ gì?
Theo Điều 5 Nghị định 95/2020/NĐ-CP (sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Nghị định 09/2022/NĐ-CP) thì khi thực hiện đấu thầu mua sắm theo Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương cần tuân thủ các nguyên tắc sau:
Nguyên tắc chung
1. Đối xử quốc gia và không phân biệt đối xử
Cơ quan mua sắm có nghĩa vụ:
a) Đối xử bình đẳng giữa hàng hóa, dịch vụ và nhà thầu của các Nước thành viên với hàng hóa, dịch vụ và nhà thầu trong nước;
b) Đối xử bình đẳng giữa hàng hóa, dịch vụ và nhà thầu của các Nước thành viên;
c) Đối xử bình đẳng giữa các nhà thầu trong nước với nhau, không phụ thuộc vào việc nhà thầu có cổ phần, vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài hoặc phụ thuộc về mặt tổ chức với nước ngoài.
2. Quy tắc xuất xứ
Xuất xứ của hàng hóa trong gói thầu thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định này được xác định theo quy định của pháp luật về xuất xứ hàng hóa.
3. Biện pháp ưu đãi trong nước
Đối với gói thầu thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định này, cơ quan mua sắm được áp dụng biện pháp ưu đãi trong nước theo lộ trình quy định tại các khoản 1, 1a, 1b, 2, 3 và 4 Điều 15 của Nghị định này. Sau khoảng thời gian quy định tại Điều 15 của Nghị định này, cơ quan mua sắm không được áp dụng biện pháp ưu đãi trong nước.
Theo đó, cơ quan thực hiện đấu thầu mua sắm theo Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương sẽ có những nghĩa vụ như:
(1) Đối xử bình đẳng giữa hàng hóa, dịch vụ và nhà thầu của các Nước thành viên với hàng hóa, dịch vụ và nhà thầu trong nước;
(2) Đối xử bình đẳng giữa hàng hóa, dịch vụ và nhà thầu của các Nước thành viên;
(3) Đối xử bình đẳng giữa các nhà thầu trong nước với nhau, không phụ thuộc vào việc nhà thầu có cổ phần, vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài hoặc phụ thuộc về mặt tổ chức với nước ngoài.
Nhà thầu là cá nhân có tư cách tham gia đấu thầu mua sắm theo Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương khi đáp ứng được điều kiện gì?
Căn cứ Khoản 2 Điều 6 Nghị định 95/2020/NĐ-CP và điểm b khoản 5 Điều 1 Nghị định 09/2022/NĐ-CP quy định về điều kiện đẻ nhà thầu là cá nhân có tư cách hợp lệ như sau:
Tư cách hợp lệ của nhà thầu
...
2. Nhà thầu là cá nhân có tư cách hợp lệ khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định pháp luật về dân sự của nước mà cá nhân đó là công dân;
b) Đăng ký hoạt động hợp pháp theo quy định pháp luật của nước mà cá nhân đó là công dân;
c) Không đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
d) Không đang trong thời gian bị cấm tham dự thầu ở bất kỳ quốc gia, vùng lãnh thổ nào.
đ) Không chịu phán quyết cuối cùng của tòa án về việc phạm tội nghiêm trọng hoặc các hành vi vi phạm nghiêm trọng khác trong vòng 03 năm trước thời điểm đóng thầu;
e) Không có bằng chứng về việc nhà thầu có hành vi vi phạm nghiêm trọng đạo đức nghề nghiệp trong vòng 03 năm trước thời điểm đóng thầu.
3. Nhà thầu có tư cách hợp lệ theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này được tham dự thầu với tư cách độc lập hoặc liên danh; trường hợp liên danh phải có văn bản thỏa thuận giữa các thành viên, trong đó quy định rõ trách nhiệm của thành viên đứng đầu liên danh và trách nhiệm chung, trách nhiệm riêng của từng thành viên trong liên danh.
Như vậy, nhà thầu là cá nhân sẽ có tư cách hợp lệ tham gia đấu thầu mua sắm theo Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương khi thỏa các điều kiện sau:
(1) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định pháp luật về dân sự của nước mà cá nhân đó là công dân;
(2) Đăng ký hoạt động hợp pháp theo quy định pháp luật của nước mà cá nhân đó là công dân;
(3) Không đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
(4) Không đang trong thời gian bị cấm tham dự thầu ở bất kỳ quốc gia, vùng lãnh thổ nào.
(5) Không chịu phán quyết cuối cùng của tòa án về việc phạm tội nghiêm trọng hoặc các hành vi vi phạm nghiêm trọng khác trong vòng 03 năm trước thời điểm đóng thầu;
(6) Không có bằng chứng về việc nhà thầu có hành vi vi phạm nghiêm trọng đạo đức nghề nghiệp trong vòng 03 năm trước thời điểm đóng thầu.
Nhà thầu là cá nhân có tư cách tham gia đấu thầu mua sắm theo Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương khi đáp ứng được điều kiện gì?
Khi tham gia đấu thầu mua sắm theo Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương thì nhà thầu cần thực hiện biện pháp bảo đảm dự thầu trước hay sau thời điểm đóng thầu?
Căn cứ Khoản Điều 12 Nghị định 95/2020/NĐ-CP quy định về thời điểm thực hiện biện pháp bảo đảm dự thầu như sau:
Bảo đảm dự thầu
...
2. Nhà thầu phải thực hiện biện pháp bảo đảm dự thầu trước thời điểm đóng thầu; trường hợp áp dụng phương thức đấu thầu hai giai đoạn, nhà thầu thực hiện biện pháp bảo đảm dự thầu trong giai đoạn hai. Bảo đảm dự thầu được thực hiện theo một trong các biện pháp đặt cọc, ký quỹ hoặc nộp thư bảo lãnh của tổ chức tín dụng trong nước hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thành lập theo pháp luật Việt Nam hoặc nộp Giấy chứng nhận bảo hiểm bảo lãnh của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ trong nước, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài được thành lập theo pháp luật Việt Nam.
...
Theo đó, nhà thầu phải thực hiện biện pháp bảo đảm dự thầu trước thời điểm đóng thầu.
Trường hợp áp dụng phương thức đấu thầu hai giai đoạn, nhà thầu thực hiện biện pháp bảo đảm dự thầu trong giai đoạn hai.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công ty thông tin tín dụng chuyển đổi hình thức pháp lý có phải tổ chức lại công ty thông tin tín dụng không?
- Thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng được thu thập từ những nguồn nào?
- Được từ chối kết quả trúng đấu giá không? Nếu được từ chối kết quả trúng đấu giá thì ai là người trúng đấu giá?
- Lĩnh vực tài chính ngân hàng và bảo hiểm có là lĩnh vực hoạt động của hợp tác xã hay không theo quy định?
- Kho ngoại quan là kho, bãi lưu trữ hàng hóa chờ xuất khẩu hay chờ nhập khẩu theo quy định pháp luật?