Nhà thầu nước ngoài liên danh với nhà thầu trong nước có thuộc đối tượng được hưởng ưu đãi trong lựa chọn nhà thầu?
- Các ưu đãi trong việc lựa chọn nhà thầu gồm những ưu đãi nào?
- Nhà thầu nước ngoài liên danh với nhà thầu trong nước có thuộc đối tượng được hưởng ưu đãi trong lựa chọn nhà thầu?
- Nếu nhà thầu nước ngoài liên danh với nhà thầu trong nước tham dự thầu được hưởng nhiều hơn một loại ưu đãi trong đánh giá về tài chính thì có được cộng dồn?
Các ưu đãi trong việc lựa chọn nhà thầu gồm những ưu đãi nào?
Tại khoản 2 Điều 10 Luật Đấu thầu 2023 có quy định các ưu đãi trong lựa chọn nhà thầu bao gồm:
- Xếp hạng cao hơn cho nhà thầu thuộc đối tượng được hưởng ưu đãi trong trường hợp nhà thầu thuộc đối tượng được hưởng ưu đãi và nhà thầu không thuộc đối tượng được hưởng ưu đãi được đánh giá ngang nhau;
- Cộng thêm điểm vào điểm đánh giá của nhà thầu thuộc đối tượng được ưu đãi đối với trường hợp áp dụng phương pháp giá cố định, dựa trên kỹ thuật, kết hợp giữa kỹ thuật và giá để so sánh, xếp hạng;
- Cộng thêm số tiền vào giá dự thầu hoặc vào giá đánh giá của nhà thầu không thuộc đối tượng được ưu đãi đối với trường hợp áp dụng phương pháp giá thấp nhất hoặc phương pháp giá đánh giá để so sánh, xếp hạng;
- Được ưu tiên trong đánh giá về năng lực, kinh nghiệm và các tiêu chí khác trong quá trình đánh giá hồ sơ dự thầu;
- Gói thầu xây lắp có giá gói thầu không quá 05 tỷ đồng được dành cho doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ tham dự thầu. Trường hợp đã tổ chức đấu thầu, nếu không có doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ đáp ứng được yêu cầu thì được phép tổ chức đấu thầu lại và cho phép các doanh nghiệp khác được tham dự thầu.
Nhà thầu nước ngoài liên danh với nhà thầu trong nước có thuộc đối tượng được hưởng ưu đãi trong lựa chọn nhà thầu? (hình từ internet)
Nhà thầu nước ngoài liên danh với nhà thầu trong nước có thuộc đối tượng được hưởng ưu đãi trong lựa chọn nhà thầu?
Nhà thầu nước ngoài liên danh với nhà thầu trong nước được quy định tại Điều 10 Luật Đấu thầu 2023 như sau:
Ưu đãi trong lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư
1. Đối tượng được hưởng ưu đãi trong lựa chọn nhà thầu bao gồm:
a) Hàng hóa có xuất xứ Việt Nam;
b) Sản phẩm, dịch vụ thân thiện môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
c) Nhà thầu trong nước sản xuất hàng hóa có xuất xứ Việt Nam phù hợp với hồ sơ mời thầu;
d) Nhà thầu nước ngoài liên danh với nhà thầu trong nước mà nhà thầu trong nước đảm nhận từ 25% trở lên giá trị công việc của gói thầu;
đ) Nhà thầu trong nước tham dự thầu với tư cách độc lập hoặc liên danh với nhà thầu trong nước khác khi tham dự đấu thầu quốc tế;
e) Nhà thầu là doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa;
g) Nhà thầu là doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo theo quy định của pháp luật;
h) Nhà thầu có sử dụng số lượng lao động nữ từ 25% trở lên; số lượng lao động là thương binh, người khuyết tật từ 25% trở lên; số lượng lao động là người dân tộc thiểu số từ 25% trở lên.
...
3. Việc áp dụng ưu đãi trong lựa chọn nhà thầu được quy định như sau:
a) Đối tượng quy định tại các điểm a, b, c và g khoản 1 Điều này được hưởng ưu đãi theo quy định tại điểm b hoặc điểm c khoản 2 Điều này khi tham dự gói thầu mua sắm hàng hóa, hỗn hợp;
b) Đối tượng quy định tại điểm d và điểm đ khoản 1 Điều này được hưởng ưu đãi theo quy định tại điểm b hoặc điểm c khoản 2 Điều này khi tham dự gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, xây lắp, hỗn hợp tổ chức đấu thầu quốc tế;
...
Như vậy, nhà thầu nước ngoài liên danh với nhà thầu trong nước thuộc đối tượng được hưởng ưu đãi trong lựa chọn nhà thầu khi:
- Nhà thầu trong nước đảm nhận từ 25% trở lên giá trị công việc của gói thầu;
- Nhà thầu nước ngoài tham dự gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, xây lắp, hỗn hợp tổ chức đấu thầu quốc tế.
Nếu nhà thầu nước ngoài liên danh với nhà thầu trong nước tham dự thầu được hưởng nhiều hơn một loại ưu đãi trong đánh giá về tài chính thì có được cộng dồn?
Tại Điều 4 Nghị định 24/2024/NĐ-CP quy định về nguyên tắc ưu đãi trong lựa chọn nhà thầu như sau:
Nguyên tắc ưu đãi
1. Nhà thầu tham dự thầu thuộc đối tượng được hưởng nhiều hơn một loại ưu đãi trong đánh giá về năng lực và kinh nghiệm hoặc trong đánh giá về tài chính thì khi tính ưu đãi chỉ được hưởng một loại ưu đãi có lợi nhất cho nhà thầu tương ứng với từng nội dung đánh giá về năng lực và kinh nghiệm hoặc đánh giá về tài chính.
2. Trường hợp tất cả các nhà thầu tham dự thầu đều được hưởng ưu đãi như nhau hoặc tất cả các nhà thầu đều không thuộc đối tượng được hưởng ưu đãi thì không cần tính ưu đãi để so sánh, xếp hạng.
3. Đối với gói thầu hỗn hợp, việc tính ưu đãi căn cứ tất cả các đề xuất của nhà thầu trong các phần công việc tư vấn, cung cấp hàng hóa, xây lắp. Nhà thầu được hưởng ưu đãi khi có đề xuất chi phí trong nước (chi phí tư vấn; phi tư vấn; hàng hóa có xuất xứ Việt Nam; xây lắp) từ 25% trở lên giá trị công việc của gói thầu.
4. Nhà thầu phải chứng minh nhà thầu, hàng hóa, dịch vụ do nhà thầu chào thuộc đối tượng được hưởng ưu đãi theo quy định tại khoản 1 Điều 10 của Luật Đấu thầu.
Theo đó, nếu nhà thầu nước ngoài liên danh với nhà thầu trong nước tham dự thầu được hưởng nhiều hơn một loại ưu đãi trong đánh giá về tài chính thì chỉ được hưởng một loại ưu đãi có lợi nhất cho nhà thầu tương ứng với từng nội dung đánh giá về năng lực và kinh nghiệm hoặc đánh giá về tài chính.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mức cho vay nội bộ tối đa của hợp tác xã là bao nhiêu? Lãi suất áp dụng đối với khoản nợ vay quá hạn thế nào?
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ chiến sỹ Công an nhân dân mới nhất? Hướng dẫn cách viết bản nhận xét?
- Cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng gồm các thông tin nào? Phân loại thông tin trong cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng?
- Hướng dẫn điền mẫu bản kê khai tài sản thu nhập bổ sung dành cho cán bộ, công chức? Tải mẫu bản kê khai bổ sung?
- Thông tư 50 2024 quy định ngân hàng không gửi tin nhắn SMS thư điện tử có chứa link cho khách hàng từ ngày 1 1 2025?