Nhà thầu phải cập nhật báo cáo đánh giá rủi ro trong hoạt động dầu khí định kỳ bao nhiêu năm một lần?
- Nhà thầu phải cập nhật báo cáo đánh giá rủi ro trong hoạt động dầu khí định kỳ bao nhiêu năm một lần?
- Hành vi không cập nhật đúng hạn báo cáo đánh giá rủi ro về an toàn trong hoạt động dầu khí sẽ bị xử phạt như thế nào?
- Căn cứ vào đâu để quy định tần suất luyện tập ứng cứu khẩn cấp tại các công trình dầu khí?
Nhà thầu phải cập nhật báo cáo đánh giá rủi ro trong hoạt động dầu khí định kỳ bao nhiêu năm một lần?
Căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 42 Nghị định 45/2023/NĐ-CP về công tác quản lý rủi ro như sau:
Quản lý rủi ro về an toàn
1. Nhà thầu phải bảo đảm mọi rủi ro phải được xác định, phân tích, đánh giá đối với tất cả công trình dầu khí, máy móc, thiết bị, hóa chất, vật liệu nguy hiểm. Kết quả của việc đánh giá rủi ro được sử dụng làm số liệu đầu vào để tổ chức thực hiện công tác ứng cứu khẩn cấp.
2. Công tác quản lý rủi ro bao gồm:
a) Đánh giá rủi ro định tính và định lượng đối với các giai đoạn của hoạt động dầu khí làm cơ sở để triển khai các biện pháp nhằm kiểm soát, giảm thiểu các rủi ro và chứng minh các rủi ro nằm trong mức chấp nhận được theo các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia;
b) Báo cáo đánh giá rủi ro phải được cập nhật định kỳ 05 năm một lần hoặc khi có hoán cải, thay đổi lớn về công nghệ vận hành và tổ chức, nhằm tạo cơ sở để đưa ra các quyết định liên quan đến an toàn trong hoạt động dầu khí;
c) Nhà thầu phải xác định các vị trí, các điều kiện cụ thể có rủi ro cao cần phải quan tâm về mặt an toàn khi tiến hành hoạt động để có các biện pháp giảm thiểu.
Theo đó, trong hoạt động dầu khí nhà thầu phải bảo đảm mọi rủi ro được phân tích, đánh giá để dùng làm số liệu đầu vào trong công tác ứng cứu khẩn cấp.
Báo cáo đánh giá rủi ro phải được cập nhật định kỳ 05 năm một lần hoặc khi có hoán cải, thay đổi lớn về công nghệ vận hành và tổ chức.
Nhà thầu phải cập nhật báo cáo đánh giá rủi ro trong hoạt động dầu khí định kỳ bao nhiêu năm một lần? (Hình từ Internet)
Hành vi không cập nhật đúng hạn báo cáo đánh giá rủi ro về an toàn trong hoạt động dầu khí sẽ bị xử phạt như thế nào?
Theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 9 Nghị định 99/2020/NĐ-CP như sau:
Hành vi vi phạm quy định về an toàn, an ninh dầu khí
1. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không xây dựng, không duy trì hoặc không phát triển hệ thống quản lý an toàn theo quy định;
b) Không xây dựng đầy đủ các tài liệu quản lý an toàn bao gồm: Chương trình quản lý an toàn, Báo cáo đánh giá rủi ro, Kế hoạch ứng cứu khẩn cấp theo quy định.
...
Theo đó, đối với hành vi không xây dựng đầy đủ các tài liệu về quản lý an toàn trong hoạt động dầu khí như báo cáo đánh giá rủi ro theo quy định pháp luật thì sẽ bị phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.
Lưu ý: Mức phạt tiền nêu trên áp dụng đối với tổ chức có hành vi vi phạm, còn đối với cá nhân có hành vi vi phạm thì mức phạt tiền bằng một phần hai mức phạt áp dụng đối với tổ chức vi phạm (Điều 5 Nghị định 99/2020/NĐ-CP).
Như vậy, đối với hành vi không cập nhật đúng hạn báo cáo đánh giá rủi ro về an toàn trong hoạt động dầu khí sẽ bị phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với tổ chức vi phạm và phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với cá nhân vi phạm.
Căn cứ vào đâu để quy định tần suất luyện tập ứng cứu khẩn cấp tại các công trình dầu khí?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 43 Nghị định 45/2023/NĐ-CP về ứng cứu khẩn cấp tại các công trình dầu khí như sau:
Ứng cứu khẩn cấp
1. Nhà thầu phải xây dựng và duy trì hệ thống ứng cứu sự cố khẩn cấp để tiến hành có hiệu quả các hoạt động ứng cứu khi xảy ra các sự cố, tai nạn gây nguy hại cho người, môi trường hoặc tài sản. Tùy theo mức độ của sự cố, tai nạn mà nhà thầu phải thông báo cho cơ quan có thẩm quyền theo quy định.
2. Việc luyện tập và diễn tập xử lý các tình huống khẩn cấp tại các công trình dầu khí phải được tiến hành thường xuyên bảo đảm người lao động hiểu rõ và nắm vững các quy trình ứng cứu với các tình huống khẩn cấp cụ thể. Căn cứ kết quả đánh giá rủi ro để xác định hình thức và tần suất luyện tập. Kết quả luyện tập, diễn tập phải được đánh giá và ghi chép để hoàn thiện kế hoạch ứng cứu khẩn cấp.
3. Những người lần đầu tiên đến công trình dầu khí phải được hướng dẫn chi tiết về tổ chức ứng cứu khẩn cấp, các trang thiết bị an toàn và các lối thoát nạn.
Theo quy định thì việc luyện tập và diễn tập xử lý các tình huống khẩn cấp tại các công trình dầu khí phải được tiến hành thường xuyên bảo đảm người lao động hiểu rõ và nắm vững các quy trình ứng cứu với các tình huống khẩn cấp cụ thể.
Căn cứ kết quả đánh giá rủi ro để xác định hình thức và tần suất luyện tập. Kết quả luyện tập, diễn tập phải được đánh giá và ghi chép để hoàn thiện kế hoạch ứng cứu khẩn cấp.
Như vậy, để xác định được hình thức và tần suất luyện tập ứng cứu khẩn cấp tại các công trình dầu khí phải căn cứ vào kết quả báo cáo đánh giá rủi ro.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?