Nhà thờ là di tích lịch sử đã lâu năm, xuống cấp, con cháu muốn được trùng tu, tôn tạo có được không?
Nhà thờ là di tích lịch sử đã lâu năm, xuống cấp, con cháu muốn được trùng tu, tôn tạo có được không?
Theo khoản 35 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020 quy định như sau:
“Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng
...
35. Sửa đổi, bổ sung khoản 4 Điều 96 như sau:
“4. Đối với công trình di tích lịch sử - văn hóa và danh lam, thắng cảnh đã được xếp hạng thì phải có văn bản chấp thuận về sự cần thiết xây dựng và quy mô công trình của cơ quan quản lý nhà nước về văn hóa.”.
Theo đó, đối với công trình di tích lịch sử - văn hóa và danh lam, thắng cảnh đã được xếp hạng thì phải có văn bản chấp thuận về sự cần thiết xây dựng và quy mô công trình của cơ quan quản lý nhà nước về văn hóa.
Di tích lịch sử
Nội dung dự án tu bổ di tích bao gồm những gì?
Theo Điều 15 Nghị định 166/2018/NĐ-CP quy định về nội dung dự án tu bổ di tích như sau:
- Thuyết minh dự án tu bổ di tích bao gồm các nội dung sau:
+ Căn cứ lập dự án tu bổ di tích;
+ Giới thiệu khái quát về di tích và giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, thẩm mỹ của di tích;
+ Báo cáo khảo sát chi tiết về các vấn đề lịch sử, khảo cổ, văn hóa, kiến trúc, nghệ thuật, quá trình xây dựng, tu bổ, kỹ thuật, vật liệu xây dựng di tích; đánh giá tình trạng kỹ thuật, tình hình quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích và các kết quả khảo sát theo quy định của pháp luật về xây dựng;
+ Mục tiêu dự án tu bổ di tích;
+ Quan điểm, nguyên tắc bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích;
+ Phương án quy hoạch mặt bằng tổng thể di tích và các phương án: Giải tỏa vi phạm di tích (nếu có); bảo quản, tu bổ, phục hồi từng hạng mục của di tích; tôn tạo cảnh quan; bảo vệ di tích và các hiện vật trong quá trình thi công; duy trì hoạt động tại di tích trong quá trình thi công; phòng, chống mối mọt, cháy nổ; xây dựng công trình mới và hạ tầng kỹ thuật;
+ Giải pháp kỹ thuật, công nghệ, vật liệu sử dụng để bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích;
+ Chỉ tiêu đối với thiết kế kiến trúc công trình xây dựng mới;
+ Đánh giá tác động môi trường của dự án tu bổ di tích bao gồm các nội dung sau:
Liệt kê chất thải và đánh giá tác động của chất thải phát sinh từ việc thực hiện dự án;
Biện pháp xử lý chất thải và các biện pháp giảm thiểu tác động đến môi trường và sức khỏe cộng đồng.
Trường hợp dự án sử dụng đất di tích mà không thuộc dự án tu bổ di tích thì phải thực hiện đánh giá tác động môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
+ Phương án bảo dưỡng, quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích sau khi hoàn thành dự án;
+ Dự toán kinh phí và nguồn vốn thực hiện dự án tu bổ di tích;
+ Tiến độ thực hiện dự án bổ di tích.
- Bộ ảnh màu kích thước 10 x 15 cm, chụp vào thời điểm khảo sát, thể hiện tổng thể và từng hạng mục di tích, kết cấu tiêu biểu, hiện vật, tình trạng kỹ thuật của công trình.
- Thiết kế cơ sở của dự án tu bổ di tích gồm:
+ Bản vẽ, ảnh tư liệu liên quan đến quá trình hình thành, tồn tại, biến đổi và những lần tu bổ trước đây của di tích;
+ Các bản vẽ hiện trạng di tích gồm:
Bản vẽ xác định vị trí di tích trên bản đồ hành chính cấp tỉnh, tỷ lệ 1:50.000;
Bản vẽ hiện trạng mặt bằng tổng thể di tích, tỷ lệ 1:500;
Bản vẽ hiện trạng mặt bằng, mặt đứng, mặt cắt từng hạng mục công trình, bản vẽ hiện trạng từng bộ phận của công trình cần bảo quản, tu bổ, phục hồi, tỷ lệ 1:50;
+ Bản vẽ thiết kế bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích gồm:
Bản vẽ quy hoạch mặt bằng tổng thể di tích, tỷ lệ 1:500;
Bản vẽ thiết kế mặt bằng, mặt đứng, mặt cắt từng hạng mục công trình, bản vẽ thiết kế từng bộ phận của công trình được bảo quản, tu bổ, phục hồi, tỷ lệ 1:50;
+ Bản vẽ thiết kế công trình xây dựng mới theo quy định của pháp luật về xây dựng;
+ Bản vẽ phối cảnh thể hiện trên khổ giấy A3.
- Trường hợp chỉ thực hiện nội dung bảo quản di tích thì dự án bảo quản di tích gồm nội dung sau:
+ Thuyết minh:
Căn cứ lập dự án bảo quản di tích;
Giới thiệu khái quát về di tích và giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, thẩm mỹ của di tích;
Kết quả khảo sát về tình trạng kỹ thuật của di tích hoặc hiện vật thuộc di tích cần bảo quản;
Mục tiêu bảo quản di tích;
Quan điểm, nguyên tắc bảo quản di tích;
Phương án bảo quản từng hạng mục của di tích; phương án bảo vệ di tích, hiện vật và phương án duy trì hoạt động ở di tích trong quá trình thi công;
Giải pháp kỹ thuật, công nghệ, vật liệu sử dụng để bảo quản di tích;
Phương án bảo dưỡng di tích sau khi hoàn thành dự án;
Dự toán kinh phí và nguồn vốn thực hiện;
Tiến độ thực hiện dự án.
+ Bộ ảnh màu kích thước 10 x 15 cm, chụp vào thời điểm khảo sát, thể hiện tình trạng kỹ thuật công trình và hiện vật cần bảo quản;
+ Thiết kế cơ sở của dự án bảo quản di tích gồm:
Bản vẽ, ảnh tư liệu liên quan đến những lần bảo quản trước đây;
Bản vẽ hiện trạng từng bộ phận của công trình và hiện vật cần bảo quản, tỷ lệ 1:50;
Bản vẽ thiết kế từng bộ phận của công trình và hiện vật được bảo quản, tỷ lệ 1:50.
Thẩm quyền lập, thẩm định và phê duyệt dự án bảo quản di tích được thực hiện như quy định đối với dự án tu bổ di tích.
Việc bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử thì cần đảm bảo các điều kiện gì?
Về việc bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử thì có quy định ở khoản 15 Điều 1 Luật Di sản văn hóa sửa đổi 2009 như sau:
“15. Điều 34 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 34
1. Việc bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:
a) Giữ gìn tối đa các yếu tố gốc cấu thành di tích;
b) Lập quy hoạch, dự án trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, trừ trường hợp sửa chữa nhỏ không ảnh hưởng đến yếu tố gốc cấu thành di tích. Đối với di tích cấp tỉnh, phải được sự đồng ý bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền về văn hóa, thể thao và du lịch cấp tỉnh; đối với di tích quốc gia và di tích quốc gia đặc biệt, phải được sự đồng ý bằng văn bản của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
c) Công bố công khai quy hoạch, dự án đã được phê duyệt tại địa phương nơi có di tích.
2. Tổ chức, cá nhân chủ trì lập quy hoạch, dự án hoặc chủ trì tổ chức thi công, giám sát thi công dự án bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích phải có giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề đối với tổ chức và chứng chỉ hành nghề đối với cá nhân.
3. Chính phủ quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục lập, phê duyệt quy hoạch, dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích.
Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành quy chế bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích và quy chế cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề, chứng chỉ hành nghề cho các đối tượng quy định tại khoản 2 Điều này.””
Theo đó, việc bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:
+ Giữ gìn tối đa các yếu tố gốc cấu thành di tích;
+ Lập quy hoạch, dự án trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, trừ trường hợp sửa chữa nhỏ không ảnh hưởng đến yếu tố gốc cấu thành di tích. Đối với di tích cấp tỉnh, phải được sự đồng ý bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền về văn hóa, thể thao và du lịch cấp tỉnh; đối với di tích quốc gia và di tích quốc gia đặc biệt, phải được sự đồng ý bằng văn bản của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
+ Công bố công khai quy hoạch, dự án đã được phê duyệt tại địa phương nơi có di tích.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?