Nhà trường thu tiền khám sức khỏe học sinh đầu năm học từ phụ huynh thì có đúng quy định hiện nay không?

Em ơi cho chị hỏi: Khám sức khỏe học sinh đầu năm học để đánh giá tình trạng dinh dưỡng và sức khỏe cần có những đo những thông số nào? Và nhà trường có được thu thêm tiền khám sức khỏe học sinh đầu năm từ phụ huynh không? Đây là câu hỏi của chị A.B đến từ Tp.HCM.

Khám sức khỏe học sinh đầu năm học để đánh giá tình trạng dinh dưỡng và sức khỏe cần đo những thông số nào?

Khám sức khỏe học sinh đầu năm học để đánh giá tình trạng dinh dưỡng và sức khỏe cần đo những thông số được quy định ở Điều 9 Thông tư liên tịch 13/2016/TTLT-BYT-BGDĐT như sau:

Tổ chức các hoạt động quản lý, bảo vệ và chăm sóc sức khỏe học sinh
1. Thực hiện kiểm tra sức khỏe vào đầu năm học để đánh giá tình trạng dinh dưỡng và sức khỏe: đo chiều cao, cân nặng đối với trẻ dưới 36 tháng tuổi; đo chiều cao, cân nặng, huyết áp, nhịp tim, thị lực đối với học sinh từ 36 tháng tuổi trở lên.
2. Đo chiều cao, cân nặng, ghi biểu đồ tăng trưởng, theo dõi sự phát triển thể lực cho trẻ dưới 24 tháng tuổi mỗi tháng một lần và cho trẻ em từ 24 tháng tuổi đến 6 tuổi mỗi quý một lần; theo dõi chỉ số khối cơ thể (BMI) ít nhất 02 lần/năm học để tư vấn về dinh dưỡng hợp lý và hoạt động thể lực đối với học sinh phổ thông.
3. Thường xuyên theo dõi sức khỏe học sinh, phát hiện giảm thị lực, cong vẹo cột sống, bệnh răng miệng, rối loạn sức khỏe tâm thần và các bệnh tật khác để xử trí, chuyển đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo quy định và áp dụng chế độ học tập, rèn luyện phù hợp với tình trạng sức khỏe.
4. Phối hợp với các cơ sở y tế có đủ điều kiện để tổ chức khám, điều trị theo các chuyên khoa cho học sinh.
5. Sơ cứu, cấp cứu theo quy định hiện hành của Bộ Y tế.
6. Tư vấn cho học sinh, giáo viên, cha mẹ hoặc người giám hộ của học sinh về các vấn đề liên quan đến bệnh tật, phát triển thể chất và tinh thần của học sinh; hướng dẫn cho học sinh biết tự chăm sóc sức khỏe; trường hợp trong trường học có học sinh khuyết tật thì tư vấn, hỗ trợ cho học sinh khuyết tật hòa nhập.
7. Hướng dẫn tổ chức bữa ăn học đường bảo đảm dinh dưỡng hợp lý, đa dạng thực phẩm, phù hợp với đối tượng và lứa tuổi đối với các trường có học sinh nội trú, bán trú.
8. Phối hợp với cơ sở y tế địa phương trong việc tổ chức các chiến dịch tiêm chủng, uống vắc xin phòng bệnh cho học sinh.
9. Thông báo định kỳ tối thiểu 01 lần/năm học và khi cần thiết về tình hình sức khỏe của học sinh cho cha mẹ hoặc người giám hộ của học sinh. Nhân viên y tế trường học đánh giá tình trạng sức khỏe học sinh vào cuối mỗi cấp học để làm căn cứ theo dõi sức khỏe ở cấp học tiếp theo.
10. Lập và ghi chép vào sổ khám bệnh, sổ theo dõi sức khỏe học sinh, sổ theo dõi tổng hợp tình trạng sức khỏe học sinh.
11. Thường xuyên kiểm tra, giám sát các điều kiện học tập, vệ sinh trường lớp, an toàn thực phẩm, cung cấp nước uống, xà phòng rửa tay. Chủ động triển khai các biện pháp và chế độ vệ sinh phòng, chống dịch theo quy định tại Thông tư số 46/2010/TT-BYT và các hướng dẫn khác của cơ quan y tế.
12. Tổ chức triển khai các chương trình y tế, phong trào vệ sinh phòng bệnh, tăng cường hoạt động thể lực, dinh dưỡng hợp lý, xây dựng môi trường không khói thuốc lá, không sử dụng đồ uống có cồn và các chất gây nghiện.

Theo đó, khám sức khỏe học sinh đầu năm học để đánh giá tình trạng dinh dưỡng và sức khỏe cần đo những thông số sau:

- Chiều cao,

- Cân nặng,

- Huyết áp,

- Nhịp tim,

- Thị lực.

Và đo chiều cao, cân nặng, ghi biểu đồ tăng trưởng, theo dõi sự phát triển thể lực cho trẻ dưới 24 tháng tuổi mỗi tháng một lần và cho trẻ em từ 24 tháng tuổi đến 6 tuổi mỗi quý một lần; theo dõi chỉ số khối cơ thể (BMI) ít nhất 02 lần/năm học để tư vấn về dinh dưỡng hợp lý và hoạt động thể lực đối với học sinh phổ thông.

khám sức khỏe

Khám sức khỏe học sinh (Hình từ Internet)

Nhà trường thu tiền khám sức khỏe học sinh đầu năm học từ phụ huynh thì có đúng quy định hiện nay không?

Theo Điều 3 Thông tư liên tịch 13/2016/TTLT-BYT-BGDĐT như sau:

Kinh phí thực hiện
1. Nguồn kinh phí thực hiện công tác y tế trường học bao gồm:
a) Nguồn kinh phí sự nghiệp y tế, giáo dục và đào tạo hằng năm theo phân cấp ngân sách hiện hành của các đơn vị;
b) Nguồn bảo hiểm y tế học sinh theo quy định hiện hành;
c) Nguồn tài trợ, hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật và các nguồn thu hợp pháp khác.
2. Kinh phí thực hiện cho công tác y tế trường học phải được sử dụng đúng mục đích, đúng chế độ theo các quy định hiện hành của Nhà nước.
3. Việc lập dự toán, chấp hành dự toán và quyết toán kinh phí thực hiện công tác y tế trường học được áp dụng theo các quy định hiện hành.

Theo đó, nguồn kinh phí thực hiện công tác y tế trường học được lấy từ những nguồn trên. Do đó, việc nhà trường thu thêm tiền của phụ huynh học sinh để thực hiện chương trình khám sức khỏe học sinh đầu năm học là không phù hợp với nội dung quy định nêu trên.

Phòng y tế trường học phải đảm bảo những điều kiện nào?

Phòng y tế trường học phải đảm bảo những điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều 8 Thông tư liên tịch 13/2016/TTLT-BYT-BGDĐT như sau:

- Trường học phải có phòng y tế riêng, bảo đảm diện tích, ở vị trí thuận tiện cho công tác sơ cứu, cấp cứu và chăm sóc sức khỏe học sinh;

- Phòng y tế của các trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học, trường chuyên biệt được trang bị tối thiểu 01 giường khám bệnh và lưu bệnh nhân, bàn làm việc, ghế, tủ đựng dụng cụ, thiết bị làm việc thông thường, cân, thước đo, huyết áp kế, nhiệt kế, bảng kiểm tra thị lực, bộ nẹp chân, tay và một số thuốc thiết yếu phục vụ cho công tác sơ cấp cứu và chăm sóc sức khỏe học sinh theo quy định tại Quyết định 1221/QĐ-BYT năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành danh mục trang thiết bị, thuốc thiết yếu dùng trong phòng y tế học đường của các trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học.

Đối với các cơ sở giáo dục mầm non cần có các trang bị, dụng cụ chuyên môn và thuốc thiết yếu phù hợp với lứa tuổi;

- Có sổ khám bệnh theo mẫu A1/YTCS quy định tại Thông tư 27/2014/TT-BYT của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định hệ thống biểu mẫu thống kê y tế áp dụng đối với các cơ sở y tế tuyến tỉnh, huyện, xã; sổ theo dõi sức khỏe học sinh theo mẫu số 01 và sổ theo dõi tổng hợp tình trạng sức khỏe học sinh theo mẫu số 02 quy định tại Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này.

Tuy nhiên văn bản này đã hết hiệu lực và được thay thế bằng Thông tư 37/2019/TT-BYT.

Khám sức khỏe Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Khám sức khỏe
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự có phải cởi hết quần áo không?
Pháp luật
Có bắt buộc tổ chức khám sức khỏe đối với nhân viên thử việc hay không? Có bị xử phạt hay không?
Pháp luật
Hồ sơ khám sức khỏe của người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng theo Thông tư 36/2024 áp dụng từ 2025 gồm những gì?
Pháp luật
Khám sức khỏe định kỳ cho nhân viên nhưng không có kết luận phân loại sức khỏe có được hay không?
Pháp luật
Điểm mới tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe theo Thông tư 36/2024 áp dụng từ 2025 thế nào?
Pháp luật
Thông tư 36/2024 quy định về tiêu chuẩn sức khỏe, việc khám sức khỏe đối với người lái xe như thế nào?
Pháp luật
Các trường đại học có bắt buộc phải khám sức khỏe đầu vào cho sinh viên hay không? Hồ sơ thủ tục khám sức khỏe đối với sinh viên cần chuẩn bị những gì?
Pháp luật
Sau khi người lao động nộp hồ sơ khám sức khỏe để đi làm việc thì cơ sở khám chữa bệnh thực hiện quy trình gì?
Pháp luật
Mẫu giấy khám sức khỏe của người lái xe mới nhất hiện nay là mẫu nào? Trách nhiệm cơ sở khám chữa bệnh khi khám sức khỏe cho người lái xe là gì?
Pháp luật
Mẫu giấy khám sức khỏe nhập học đại học, cao đẳng mới nhất 2023 có dạng như thế nào? Sinh viên nhập học có cần khám sức khỏe đầu khóa không?
Pháp luật
Khám sức khỏe nhập học cho sinh viên gồm những gì? Hồ sơ khám sức khỏe nhập học cho sinh viên bao gồm những gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Khám sức khỏe
3,476 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Khám sức khỏe

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Khám sức khỏe

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào