Nhà xưởng có chứa hóa chất nguy hiểm lắp đặt hình đồ ở khoảng cách bao nhiêu mét? Nhân viên làm việc tiếp xúc với hóa chất nguy hiểm có cần huấn luyện an toàn kỹ thuật không?

Tôi có câu hỏi rằng nhà xưởng có chứa hóa chất nguy hiểm lắp đặt hình đồ ở khoảng cách bao nhiêu mét? Nhà xưởng có chứa hóa chất nguy hiểm khi nhân viên làm việc tiếp xúc với hóa chất nguy hiểm thì có cần phải huấn luyện an toàn kỹ thuật hay không? Cho tôi biết cụ thể nằm tại quy định nào nhé, tôi cảm ơn, câu hỏi của bạn L.T.A (Hà Nội).

Nhà xưởng có chứa hóa chất nguy hiểm lắp đặt hình đồ ở khoảng cách bao nhiêu mét?

Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 2 Mục II Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 05A:2020/BCT về an toàn trong sản xuất, kinh doanh, sử dụng, bảo quản và vận chuyển hóa chất nguy hiểm, thì nhà xưởng có hoạt động liên quan đến hóa chất nguy hiểm phải có yêu cầu về những loại bảng, biển báo như sau:

(1) Bảng nội quy về an toàn hóa chất đặt tại các cửa ra vào ở vị trí dễ thấy, dễ đọc.

(2) Sơ đồ thể hiện các vị trí lưu trữ, đường ống, băng chuyền vận chuyển hóa chất nguy hiểm, vị trí bố trí trang thiết bị bảo hộ cá nhân và thiết bị ứng phó sự cố hóa chất, vị trí để dụng cụ y tế, đường, lối thoát hiểm (thoát nạn), điểm tập trung khi sơ tán của nhà xưởng, kho chứa, khu vực tại cửa ra vào ở vị trí dễ thấy, dễ đọc.

(3) Các biển báo phù hợp với mức độ nguy hiểm của hóa chất đặt ở vị trí dễ thấy, dễ đọc tại từng khu vực lưu trữ, thao tác với hóa chất nguy hiểm.

Các biển báo phải thể hiện các đặc tính nguy hiểm của hóa chất và có ít nhất các thông tin: hình đồ cảnh báo, từ cảnh báo, cảnh báo nguy cơ.

Trường hợp hóa chất có nhiều đặc tính nguy hiểm khác nhau thì các biển báo nguy hiểm phải thể hiện đầy đủ các đặc tính nguy hiểm đó.

Các biển báo nguy hiểm phải được thiết kế đảm bảo dễ nhận biết các hình đồ cảnh báo từ khoảng cách 5 m.

Hình đồ cảnh báo, từ cảnh báo, cảnh báo nguy cơ thực hiện theo quy định tại Thông tư 32/2017/TT-BCTNghị định số 113/2017/NĐ-CP.

(4) Sơ đồ thoát hiểm phải được đặt tại các khu vực lưu trữ, thao tác với hóa chất nguy hiểm và có nguy cơ xảy ra sự cố cao đảm bảo người lao động có thể đọc được tại vị trí làm việc và trên đường thoát hiểm.

Sơ đồ thoát hiểm thể hiện các thông tin: đường, lối thoát hiểm (thoát nạn) phù hợp, vị trí để các trang thiết bị bảo hộ cá nhân, thiết bị ứng phó sự cố, thiết bị y tế.

Như vậy, chiếu theo quy định trên thì nhà xưởng có chứa hóa chất nguy hiểm lắp đặt hình đồ ở khoảng cách 5 m.

Nhà xưởng có chứa hóa chất nguy hiểm lắp đặt hình đồ ở khoảng cách bao nhiêu mét? Nhân viên làm việc tiếp xúc với hóa chất nguy hiểm thì có cần phải huấn luyện an toàn kỹ thuật hay không?

Nhà xưởng có chứa hóa chất nguy hiểm lắp đặt hình đồ ở khoảng cách bao nhiêu mét? Nhân viên làm việc tiếp xúc với hóa chất nguy hiểm thì có cần phải huấn luyện an toàn kỹ thuật hay không? (Hình từ Internet)

Nhà xưởng có chứa hóa chất nguy hiểm khi nhân viên làm việc tiếp xúc với hóa chất nguy hiểm thì có cần phải huấn luyện an toàn kỹ thuật hay không?

Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 3 Mục II Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 05A:2020/BCT về an toàn trong sản xuất, kinh doanh, sử dụng, bảo quản và vận chuyển hóa chất nguy hiểm, thì nhà xưởng có hoạt động liên quan đến hóa chất nguy hiểm phải có yêu cầu về những loại bảng, biển báo như sau:

- Những người làm việc tiếp xúc với các hóa chất nguy hiểm phải được huấn luyện an toàn hóa chất theo quy định của Nghị định 113/2017/NĐ-CP ngày 09 tháng 10 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật hóa chất và các quy định hiện hành.

Cơ sở có hóa chất nguy hiểm có trách nhiệm tổ chức huấn luyện an toàn hóa chất, vệ sinh lao động cho cán bộ công nhân viên.

- Có biện pháp kiểm soát người ra, vào nhà xưởng, kho chứa có hóa chất nguy hiểm và cung cấp danh sách những người có mặt tại khu vực cho lực lượng cứu hộ, cứu nạn trong trường hợp xảy ra sự cố hóa chất.

- Cơ sở hóa chất nguy hiểm phải có trách nhiệm phổ biến, hướng dẫn nội quy an toàn, cung cấp phương tiện bảo hộ cá nhân phù hợp cho khách đến làm việc tại cơ sở.

- Cơ sở có hóa chất nguy hiểm phải trang bị đầy đủ cho người lao động phương tiện bảo hộ cá nhân phù hợp với mức độ nguy hại của từng hóa chất và tính chất công việc ở tình trạng hoạt động tốt;

Thực hiện kiểm tra định kỳ tối thiểu 01 lần 01 tháng, đảm bảo các thiết bị bảo hộ cá nhân luôn đầy đủ và trong điều kiện sử dụng. Cơ sở có hóa chất nguy hiểm có trách nhiệm lưu giữ biên bản kiểm tra trong vòng 12 tháng và xuất trình cho cơ quan quản lý có thẩm quyền khi được yêu cầu.

- Cơ sở hóa chất nguy hiểm phải đạt yêu cầu về giá trị giới hạn tiếp xúc cho phép 50 yếu tố hóa học tại nơi làm việc quy định tại QCVN 03:2019/BYT và các quy định hiện hành về an toàn vệ sinh lao động.

Vậy nên, những người làm việc tiếp xúc với các hóa chất nguy hiểm phải được huấn luyện an toàn hóa chất.

Cơ sở có hóa chất nguy hiểm có trách nhiệm tổ chức huấn luyện an toàn hóa chất, vệ sinh lao động cho cán bộ công nhân viên.

Hóa chất nguy hiểm được hiểu như thế nào?

Theo khoản 4 Điều 4 Luật Hóa chất 2007 có định nghĩa về hóa chất, hóa chất nguy hiểm như sau:

Hóa chất là đơn chất, hợp chất, hỗn hợp chất được con người khai thác hoặc tạo ra từ nguồn nguyên liệu tự nhiên, nguyên liệu nhân tạo.

Chất là đơn chất, hợp chất kể cả tạp chất sinh ra trong quá trình chế biến, những phụ gia cần thiết để bảo đảm đặc tính lý, hóa ổn định, không bao gồm các dung môi mà khi tách ra thì tính chất của chất đó không thay đổi.

Hỗn hợp chất là tập hợp của hai hoặc nhiều chất mà giữa chúng không xảy ra phản ứng hóa học trong điều kiện bình thường.

Hóa chất nguy hiểm là hóa chất có một hoặc một số đặc tính nguy hiểm sau đây theo nguyên tắc phân loại của Hệ thống hài hòa toàn cầu về phân loại và ghi nhãn hóa chất:

- Dễ nổ;

- Ôxy hóa mạnh;

- Ăn mòn mạnh;

- Dễ cháy;

- Độc cấp tính;

- Độc mãn tính;

- Gây kích ứng với con người;

- Gây ung thư hoặc có nguy cơ gây ung thư;

- Gây biến đổi gen;

- Độc đối với sinh sản;

- Tích luỹ sinh học;

- Ô nhiễm hữu cơ khó phân huỷ;

- Độc hại đến môi trường.

Hóa chất nguy hiểm
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Hóa chất nguy hiểm dễ cháy, nổ, tiếp xúc trực tiếp với các hóa chất nguy hiểm khác phải đảm bảo quy định ra sao?
Pháp luật
Kho chứa hóa chất nguy hiểm phải có các tài liệu, bảng, biển báo đảm bảo theo quy định như thế nào?
Pháp luật
Nhà xưởng có chứa hóa chất nguy hiểm lắp đặt hình đồ ở khoảng cách bao nhiêu mét? Nhân viên làm việc tiếp xúc với hóa chất nguy hiểm có cần huấn luyện an toàn kỹ thuật không?
Pháp luật
Hóa chất nguy hiểm dùng trong phòng thí nghiệm để nghiên cứu khoa học có cần phải được lưu giữ trong kho chứa riêng biệt không?
Pháp luật
Hóa chất nguy hiểm được phân loại như thế nào? Những hành vi nào bị nghiêm cấm trong hoạt động hóa chất?
Pháp luật
Tổ chức, cá nhân sử dụng hóa chất hoặc hóa chất nguy hiểm để sản xuất, kinh doanh thì có quyền và nghĩa vụ gì?
Pháp luật
Sự cố hóa chất được phòng ngừa như thế nào? Hóa chất nguy hiểm nào phải lên danh mục phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất?
Pháp luật
Hóa chất nguy hiểm được quy định như thế nào? Khi làm việc, tiếp xúc với hóa chất nguy hiểm cần phải đạt những yêu cầu nào theo quy định?
Pháp luật
Nhà xưởng sản xuất hóa chất nguy hiểm có bắt buộc phải có các bảng và biển báo về hóa chất hay không?
Pháp luật
Thiết bị vận chuyển hóa chất nguy hiểm có cần phải có hệ thống phát tín hiệu cảnh báo trước khi khởi động hay không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Hóa chất nguy hiểm
933 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Hóa chất nguy hiểm

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Hóa chất nguy hiểm

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào