Nhà xưởng và các khu vực điều hành của cơ sở xay xát gạo đạt chuẩn được quy định thế nào? Trang thiết bị, máy móc ra sao?
Cơ sở xay xát gạo là gì?
Cơ sở xay xát gạo được giải thích tại Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11890:2017 về Quy phạm thực hành đối với xay xát gạo, cụ thể như sau:
3 Thuật ngữ và định nghĩa
Trong tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ, định nghĩa nêu trong TCVN 5643:1999 và thuật ngữ, định nghĩa sau:
3.1
Máy xay xát gạo (rice mill)
Thiết bị được cơ sở sử dụng để xay xát thóc thành gạo lật, gạo trắng hoặc gạo đồ.
3.2
Cơ sở xay xát gạo (rice milling facility)
Các khu vực tiếp nhận thóc và bảo quản, làm khô, làm sạch, ngâm và hấp (trong chế biến gạo đồ), bóc vỏ trấu, xát cám, đánh bóng, phân loại, đóng gói và bảo quản các sản phẩm gạo bao gồm cả khu vực bảo quản vật liệu đóng gói, xử lý chất thải, bảo quản hóa chất và các khu vực phụ trợ khác.
Theo đó, cơ sở xay xát gạo được hiểu là các khu vực tiếp nhận thóc và bảo quản, làm khô, làm sạch, ngâm và hấp (trong chế biến gạo đồ), bóc vỏ trấu, xát cám, đánh bóng, phân loại, đóng gói và bảo quản các sản phẩm gạo bao gồm cả khu vực bảo quản vật liệu đóng gói, xử lý chất thải, bảo quản hóa chất và các khu vực phụ trợ khác.
Nhà xưởng và các khu vực điều hành của cơ sở xay xát gạo đạt chuẩn được quy định thế nào? Trang thiết bị, máy móc ra sao? (hình từ internet)
Nhà xưởng và các khu vực điều hành của cơ sở xay xát gạo được quy định thế nào?
Nhà xưởng và các khu vực điều hành của cơ sở xay xát gạo được quy định tại tiểu mục 4.2 Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11890:2017 về Quy phạm thực hành đối với xay xát gạo, cụ thể như sau:
(1) Khu vực làm khô
Khu vực làm khô phải được làm bằng bê tông, đảm bảo khô và sạch, tránh được sự xâm nhập của côn trùng, vật nuôi. Trong trường hợp sân phơi không làm bằng bê tông thì phải được lót bằng vật liệu cách ẩm.
(2) Các khu vực ngâm và hấp (trong chế biến gạo đồ)
Cấu trúc nhà xưởng được làm bằng vật liệu chắc và bền, dễ dàng làm sạch và bảo dưỡng.
Tường, vách ngăn và sàn nhà cần có bề mặt nhẵn, làm bằng vật liệu không thấm nước, không độc hại, phù hợp cho mục đích sử dụng.
Sàn nhà phải được thiết kế đảm bảo không có nước đọng và chống trơn trượt.
(3) Khu vực bảo quản thóc, sản phẩm gạo và các phụ phẩm
Đối với bảo quản thông thường không có kiểm soát nhiệt độ và độ ẩm tương đối, thóc để rời và bảo quản trong bao, khu vực bảo quản phải đáp ứng các yêu cầu sau:
- Có khu vực dành riêng cho từng loại sản phẩm để ngăn ngừa sự lẫn loại và ô nhiễm, cho phép sắp xếp theo các loại thóc.
- Cấu trúc nhà xưởng được làm bằng vật liệu bền, chắc, không thấm nước, với bề mặt nhẵn, không độc hại, dễ dàng làm sạch và bảo dưỡng.
- Các khu vực bảo quản phải ngăn được sự xâm nhập của côn trùng và động vật mang bệnh như các loài gặm nhấm, chim và dơi.
- Các khu vực bảo quản phải được bảo vệ tránh hút ẩm.
- Phải có thông gió phù hợp để loại bỏ nhiệt và ẩm ra khỏi khối sản phẩm để giảm thiểu thiệt hại do vi sinh vật và côn trùng.
Đối với bảo quản bằng silo, silo phải được thiết kế như sau:
- Silo phải cho phép lưu thông hiệu quả thóc, gạo và các sản phẩm theo nguyên tắc vào trước ra trước. Ngoài ra, silo và khu vực xung quanh phải sạch, khô, ngăn chặn được sự xâm nhập của côn trùng và động vật mang bệnh.
- Kết cấu silo phải chắc chắn, dễ dàng làm sạch và bảo dưỡng.
- Silo phải được bảo vệ để tránh hút ẩm.
- Silo có thông gió đầy đủ, có hệ thống kiểm soát độ ẩm tương đối để ngăn chặn sự tích tụ nhiệt và độ ẩm ảnh hưởng đến gạo, tránh hình thành nấm mốc và phát triển vi sinh vật cũng như tránh làm nơi phát sinh dịch hại.
(4) Khu vực làm sạch thóc, bóc vỏ trấu, xát cám, đánh bóng, phân loại và đóng gói gạo
Khu vực này phải được thiết kế có đủ không gian làm việc và tách biệt rõ theo thứ tự hợp lý tương ứng với chuỗi các hoạt động nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động và tránh nhiễm bẩn từ sâu bệnh và động vật mang bệnh. Cụ thể, có khu vực riêng biệt để đóng gói các sản phẩm gạo theo hệ thống khép kín để giảm thiểu các nguy cơ tiềm ẩn gây ô nhiễm sản phẩm mà không thể được loại bỏ sau giai đoạn này.
Cấu trúc nhà xưởng phải chắc chắn và được làm bằng vật liệu bền, không độc, phẳng, dễ làm sạch và bảo dưỡng.
Khu vực giao nhận thóc và bảo quản tạm thời các bao chứa gạo đánh bóng để vận chuyển tối thiểu rộng gấp năm lần diện tích khu vực đóng gói đang được sử dụng.
Khi xây dựng phòng đóng gói sản phẩm gạo, cần tính đến các yếu tố sau:
- Các phòng đóng gói phải là hệ thống kín.
- Kết cấu nhà xưởng phải bền và chắc chắn. Sàn và tường phải cứng, phẳng, không bị nứt nẻ, làm bằng vật liệu không độc hại, dễ làm sạch và bảo dưỡng.
- Các phòng đóng gói phải sạch, có quy trình làm sạch hiệu quả, kiểm soát được vệ sinh cá nhân.
- Phải thực hiện các biện pháp phòng ngừa hiệu quả, chống ẩm, bụi bẩn, côn trùng và động vật mang bệnh.
- Phải có đèn chiếu sáng đầy đủ ở các vị trí thích hợp và có hộp bảo vệ để ngăn chặn các mảnh vỡ thủy tinh nếu đèn bị vỡ.
Thiết bị, máy móc và dụng cụ tại cơ sở xay xát gạo được quy định ra sao?
Thiết bị, máy móc và dụng cụ tại cơ sở xay xát gạo được quy định tại tiểu mục 4.3 Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11890:2017 về Quy phạm thực hành đối với xay xát gạo, cụ thể như sau:
4.3 Thiết bị, máy móc và dụng cụ
Thiết bị, máy móc và dụng cụ thích hợp với công suất thiết kế và được lắp đặt bằng cách chọn thông số kỹ thuật chính xác, chủng loại và kích cỡ tương ứng với từng giai đoạn xay xát với số lượng đủ để hoạt động và sẵn sàng để sử dụng. Ngoài ra, chúng phải được lắp đặt tại các vị trí thuận tiện cho các hoạt động, làm sạch và bảo dưỡng, không có các nguy cơ tiềm ẩn gây ô nhiễm.
Tất cả các thiết bị, máy móc và dụng cụ sử dụng trong xay xát phải chắc chắn, bền và làm bằng vật liệu thích hợp cho các hoạt động trong từng giai đoạn của quá trình xay xát, không gây ô nhiễm, gây hại cho người tiêu dùng và không làm lẫn kim loại, đá sỏi, sơn hoặc chất bôi trơn vào sản phẩm gạo.
Tất cả các thiết bị, máy móc và dụng cụ sử dụng trong xay xát phải được làm sạch thường xuyên và bảo dưỡng để sẵn sàng sử dụng.
Các thiết bị, máy móc và dụng cụ phải được kiểm tra chính xác trước khi sử dụng, đặc biệt là máy đo độ ẩm, máy làm khô khí, silo sử dụng bảo quản thóc và gạo, bộ tách đá và kim loại, máy phân loại màu sắc và máy đóng gói gạo để đảm bảo hoạt động chính xác và hiệu quả. Các máy này phải được kiểm định ít nhất mỗi năm một lần.
Như vậy, thiết bị, máy móc và dụng cụ tại cơ sở xay xát gạo được thực hiện như quy định trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn các cách nộp lệ phí môn bài 2025? Nộp lệ phí môn bài online năm 2025 như thế nào?
- Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán khi biểu quyết về quyết định giải quyết vụ án hành chính đúng không?
- Bậc thuế môn bài năm 2025 mới nhất như thế nào? Hạn chót nộp thuế môn bài năm 2025 là khi nào?
- Cán bộ, công chức, viên chức không áp dụng Nghị định 178/2024 chính sách khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 gồm những ai?
- Chính thức dạy thêm ngoài nhà trường phải đăng ký kinh doanh theo Thông tư 29/2024 đúng không?