Nhân chứng là gì? Xác định tuổi của nhân chứng là người dưới 18 tuổi trong tố tụng hình sự như thế nào?
Nhân chứng là gì? Xác định tuổi của nhân chứng là người dưới 18 tuổi trong tố tụng hình sự như thế nào?
Nhân chứng (hay còn gọi là người làm chứng) được giải thích theo quy định tại khoản 1 Điều 66 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 là người biết được những tình tiết liên quan đến nguồn tin về tội phạm, về vụ án và được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng triệu tập đến làm chứng.
Những người quy định tại khoản 2 Điều 66 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 không được làm chứng trong tố tụng hình sự:
Người làm chứng
...
2. Những người sau đây không được làm chứng:
a) Người bào chữa của người bị buộc tội;
b) Người do nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất mà không có khả năng nhận thức được những tình tiết liên quan nguồn tin về tội phạm, về vụ án hoặc không có khả năng khai báo đúng đắn.
...
Theo quy định nêu trên thì pháp luật không có quy định về độ tuổi của người làm chứng, người dưới 18 tuổi cũng có thể xác định là người làm chứng, kể cả trẻ em, miễn là đáp ứng đủ điều kiện của người làm chứng trong tố tụng hình sự.
Hiện nay, Bộ luật Tố tụng hình sự chưa có quy định về xác định tuổi của nhân chứng là người dưới 18 tuổi mà chỉ có quy định về xác định tuổi của người bị buộc tội, người bị hại là người dưới 18 tuổi được quy định tại Điều 417 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015.
Lưu ý:
+ Người làm chứng khai báo gian dối hoặc từ chối khai báo, trốn tránh việc khai báo mà không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan thì phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật hình sự.
+ Cơ quan, tổ chức nơi người làm chứng làm việc hoặc học tập có trách nhiệm tạo điều kiện để họ tham gia tố tụng.
Nhân chứng là gì? Xác định tuổi của nhân chứng là người dưới 18 tuổi trong tố tụng hình sự như thế nào? (Hình từ Internet)
Việc lấy lời khai của nhân chứng là người dưới 18 tuổi được quy định thế nào?
Việc lấy lời khai của nhân chứng là người dưới 18 tuổi được quy định tại Điều 421 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 như sau:
Lấy lời khai người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, người bị tạm giữ, người bị hại, người làm chứng; hỏi cung bị can; đối chất
1. Khi lấy lời khai người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, người bị tạm giữ, người bị hại, người làm chứng, hỏi cung bị can là người dưới 18 tuổi, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải thông báo trước thời gian, địa điểm lấy lời khai, hỏi cung cho người bào chữa, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ.
2. Việc lấy lời khai người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, bị tạm giữ, hỏi cung bị can phải có mặt người bào chữa hoặc người đại diện của họ.
Việc lấy lời khai của người bị hại, người làm chứng phải có người đại diện hoặc người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ tham dự.
3. Người bào chữa, người đại diện có thể hỏi người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can là người dưới 18 tuổi nếu được Điều tra viên, Kiểm sát viên đồng ý. Sau mỗi lần lấy lời khai, hỏi cung của người có thẩm quyền kết thúc thì người bào chữa, người đại diện có thể hỏi người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can.
4. Thời gian lấy lời khai người dưới 18 tuổi không quá hai lần trong 01 ngày và mỗi lần không quá 02 giờ, trừ trường hợp vụ án có nhiều tình tiết phức tạp.
5. Thời gian hỏi cung bị can là người dưới 18 tuổi không quá hai lần trong 01 ngày và mỗi lần không quá 02 giờ, trừ trường hợp:
a) Phạm tội có tổ chức;
b) Để truy bắt người phạm tội khác đang bỏ trốn;
c) Ngăn chặn người khác phạm tội;
d) Để truy tìm công cụ, phương tiện phạm tội hoặc vật chứng khác của vụ án;
đ) Vụ án có nhiều tình tiết phức tạp.
6. Người có thẩm quyền tiến hành tố tụng chỉ tiến hành đối chất giữa bị hại là người dưới 18 tuổi với bị can, bị cáo để làm sáng tỏ tình tiết của vụ án trong trường hợp nếu không đối chất thì không thể giải quyết được vụ án.
Căn cứ trên quy định khi lấy lời khai của nhân chứng là người dưới 18 tuổi thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải thông báo trước thời gian, địa điểm lấy lời khai, hỏi cung cho người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhân chứng là người dưới 18 tuổi.
Việc lấy lời khai của nhân chứng là người dưới 18 tuổi phải có người đại diện hoặc người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ tham dự.
Lưu ý: Thời gian lấy lời khai của nhân chứng là người dưới 18 tuổi không quá hai lần trong 01 ngày và mỗi lần không quá 02 giờ, trừ trường hợp vụ án có nhiều tình tiết phức tạp.
Nhân chứng là người dưới 18 tuổi trong tố tụng hình sự có các quyền gì?
Nhân chứng là người dưới 18 tuổi trong tố tụng hình sự có các quyền quy định tại khoản 3 Điều 66 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 như sau:
- Được thông báo, giải thích quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều này;
- Yêu cầu cơ quan triệu tập bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản và quyền, lợi ích hợp pháp khác của mình, người thân thích của mình khi bị đe dọa;
- Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng liên quan đến việc mình tham gia làm chứng;
- Được cơ quan triệu tập thanh toán chi phí đi lại và những chi phí khác theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng gồm các thông tin nào? Phân loại thông tin trong cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng?
- Hướng dẫn điền mẫu bản kê khai tài sản thu nhập bổ sung dành cho cán bộ, công chức? Tải mẫu bản kê khai bổ sung?
- Thông tư 50 2024 quy định ngân hàng không gửi tin nhắn SMS thư điện tử có chứa link cho khách hàng từ ngày 1 1 2025?
- Thông tư 36/2024 quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và hoạt động của bến xe, bãi đỗ xe thế nào?
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ 3 năm gần nhất? Cách viết bản nhận xét đánh giá cán bộ 3 năm gần nhất chi tiết?