Nhân dân được tham gia ý kiến trước khi cơ quan có thẩm quyền quyết định về nội dung gì trong thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn?
- Để thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn, Nhân dân được tham gia ý kiến trước khi cơ quan có thẩm quyền quyết định về những nội dung gì?
- Nhân dân tham gia ý kiến bằng những hình thức nào để thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn?
- Nhân dân có trách nhiệm gì trong việc tham gia ý kiến về các nội dung ở xã, phường, thị trấn?
Để thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn, Nhân dân được tham gia ý kiến trước khi cơ quan có thẩm quyền quyết định về những nội dung gì?
Nhân dân tham gia ý kiến trước khi cơ quan có thẩm quyền quyết định về những nội dung theo quy định tại Điều 25 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022 dưới đây:
Những nội dung Nhân dân tham gia ý kiến trước khi cơ quan có thẩm quyền quyết định
1. Dự thảo kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cấp xã; phương án chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu sản xuất; đề án định canh, định cư, vùng kinh tế mới và phương án phát triển ngành, nghề của cấp xã.
2. Dự thảo quy hoạch sử dụng đất cấp huyện và phương án điều chỉnh; việc quản lý, sử dụng quỹ đất được giao cho Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý.
3. Chủ trương, chính sách đầu tư, xây dựng, đất đai, xử lý chất thải và bảo vệ môi trường, đền bù, giải phóng mặt bằng và phương án di dân, tái định canh, định cư đối với việc quyết định đầu tư công dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A, dự án có quy mô di dân, tái định canh, định cư lớn, dự án có nguy cơ tác động xấu đến môi trường, dự án có ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống kinh tế - xã hội của cộng đồng dân cư nơi thực hiện dự án.
4. Dự thảo đề án thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính, đặt tên, đổi tên đơn vị hành chính; dự thảo đề án thành lập, giải thể, nhập, chia, đặt tên, đổi tên thôn, tổ dân phố, ghép cụm dân cư.
5. Dự thảo quyết định hành chính của Ủy ban nhân dân cấp xã có liên quan đến lợi ích cộng đồng, bao gồm quyết định ban hành hoặc phê duyệt chương trình, kế hoạch, dự án, đề án có nội dung tác động đến môi trường, sức khỏe của cộng đồng, trật tự, an toàn xã hội và những vấn đề khác có ảnh hưởng đến cộng đồng.
6. Dự thảo nhiệm vụ và đồ án quy hoạch chung xây dựng, dự thảo nhiệm vụ và đồ án quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết xây dựng và quy hoạch chung xây dựng xã, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn.
7. Dự thảo quy chế về thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn; dự thảo quy chế thực hiện dân chủ trong từng lĩnh vực, nội dung hoạt động cụ thể ở xã, phường, thị trấn (nếu có).
8. Dự thảo quyết định hành chính có nội dung xác lập nghĩa vụ hoặc làm chấm dứt, hạn chế quyền, lợi ích của đối tượng thi hành là công dân trên địa bàn cấp xã.
9. Các nội dung khác theo quy định của pháp luật, quy chế thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn, theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc chính quyền cấp xã thấy cần lấy ý kiến.
Như vậy, những nội dung Nhân dân tham gia ý kiến trước khi cơ quan có thẩm quyền quyết định được quy định cụ thể trên.
Nhân dân tham gia ý kiến nhằm thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn (Hình từ Internet)
Nhân dân tham gia ý kiến bằng những hình thức nào để thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn?
Nhân dân tham gia ý kiến bằng những hình thức để thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn theo quy định tại khoản 1 Điều 26 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022 như sau:
Hình thức Nhân dân tham gia ý kiến
1. Các hình thức lấy ý kiến Nhân dân bao gồm:
a) Hội nghị trao đổi, đối thoại giữa Ủy ban nhân dân cấp xã với Nhân dân;
b) Tổ chức cuộc họp của cộng đồng dân cư;
c) Phát phiếu lấy ý kiến của hộ gia đình;
d) Thông qua hòm thư góp ý, đường dây nóng (nếu có);
đ) Thông qua Ban công tác Mặt trận ở thôn, tổ dân phố và các tổ chức chính trị - xã hội ở cơ sở;
e) Thông qua cổng thông tin điện tử, trang thông tin điện tử của chính quyền địa phương cấp xã;
g) Thông qua mạng viễn thông, mạng xã hội hoạt động hợp pháp theo quy định của pháp luật, bảo đảm phù hợp với mức độ ứng dụng công nghệ thông tin tại cấp xã, tại thôn, tổ dân phố;
h) Tổ chức đối thoại, lấy ý kiến công dân là đối tượng thi hành đối với nội dung quy định tại khoản 8 Điều 25 của Luật này.
2. Tùy theo nội dung, tính chất, yêu cầu của việc lấy ý kiến Nhân dân, khả năng, điều kiện đáp ứng thực tế của địa phương và phù hợp với quy chế thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn, Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định lựa chọn một hoặc một số hình thức quy định tại khoản 1 Điều này để tổ chức lấy ý kiến Nhân dân. Trường hợp pháp luật có quy định về việc áp dụng hình thức, cách thức tổ chức cụ thể để lấy ý kiến của Nhân dân về nội dung nhất định thì việc tổ chức lấy ý kiến Nhân dân, tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến tham gia của Nhân dân thực hiện theo quy định đó.
Như vậy, các hình thức lấy ý kiến Nhân dân bao gồm:
- Hội nghị trao đổi, đối thoại giữa Ủy ban nhân dân cấp xã với Nhân dân;
- Tổ chức cuộc họp của cộng đồng dân cư;
- Phát phiếu lấy ý kiến của hộ gia đình;
- Thông qua hòm thư góp ý, đường dây nóng (nếu có);
- Thông qua Ban công tác Mặt trận ở thôn, tổ dân phố và các tổ chức chính trị - xã hội ở cơ sở;
- Thông qua cổng thông tin điện tử, trang thông tin điện tử của chính quyền địa phương cấp xã;
- Thông qua mạng viễn thông, mạng xã hội hoạt động hợp pháp theo quy định của pháp luật, bảo đảm phù hợp với mức độ ứng dụng công nghệ thông tin tại cấp xã, tại thôn, tổ dân phố;
- Tổ chức đối thoại, lấy ý kiến công dân là đối tượng thi hành đối với Dự thảo quyết định hành chính có nội dung xác lập nghĩa vụ hoặc làm chấm dứt, hạn chế quyền, lợi ích của đối tượng thi hành là công dân trên địa bàn cấp xã.
Nhân dân có trách nhiệm gì trong việc tham gia ý kiến về các nội dung ở xã, phường, thị trấn?
Nhân dân có trách nhiệm trong việc tham gia ý kiến về các nội dung ở xã, phường, thị trấn theo quy định tại Điều 29 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022 như sau:
Trách nhiệm của Nhân dân trong việc tham gia ý kiến về các nội dung ở xã, phường, thị trấn
1. Đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức và mọi công dân cư trú trên địa bàn có trách nhiệm tích cực tham gia ý kiến về những nội dung liên quan trực tiếp đến đời sống của cộng đồng dân cư để làm cơ sở cho các cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định các vấn đề quan trọng của địa phương, của đất nước.
2. Cá nhân, hộ gia đình có trách nhiệm tham gia hoặc cử đại diện hộ gia đình tham dự họp bàn, thảo luận, thể hiện ý kiến đối với các nội dung theo yêu cầu của cấp có thẩm quyền.
3. Công dân theo dõi, đánh giá, giám sát việc tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến của Nhân dân trên địa bàn đối với những nội dung đã được đưa ra lấy ý kiến và quá trình tổ chức thực hiện quyết định của cơ quan có thẩm quyền đối với các nội dung này.
Trách nhiệm của Nhân dân trong việc tham gia ý kiến về các nội dung ở xã, phường, thị trấn được quy định cụ thể trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?