Nhân dân tham gia ý kiến về hoạt động bảo đảm trật tự an toàn giao thông qua những việc gì? Nhân dân tham gia ý kiến bằng những hình thức nào?
Nhân dân tham gia ý kiến về hoạt động bảo đảm trật tự an toàn giao thông qua những việc gì?
Căn cứ Điều 7 Thông tư 67/2019/TT-BCA quy định về những việc Nhân dân tham gia ý kiến về hoạt động bảo đảm trật tự, an toàn giao thông như sau:
Những việc Nhân dân tham gia ý kiến về hoạt động bảo đảm trật tự, an toàn giao thông
1. Tham gia ý kiến về chủ trương, biện pháp và sáng kiến góp phần bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.
2. Tham gia ý kiến các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (đối với các văn bản phải lấy ý kiến của Nhân dân theo quy định pháp luật).
3. Tham gia ý kiến về quy tắc ứng xử của Công an nhân dân khi làm nhiệm vụ; đề nghị biểu dương, khen thưởng gương người tốt, việc tốt; kiến nghị, phản ánh các trường hợp cán bộ, chiến sỹ thiếu trách nhiệm, vi phạm các quy định của pháp luật khi làm nhiệm vụ.
Theo đó, Nhân dân tham gia ý kiến về hoạt động bảo đảm trật tự, an toàn giao thông bằng việc tham gia ý kiến về chủ trương, biện pháp và sáng kiến góp phần bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.
Hoặc tham gia ý kiến các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (đối với các văn bản phải lấy ý kiến của Nhân dân theo quy định pháp luật).
Đồng thời Nhân dân có thể tham gia ý kiến về quy tắc ứng xử của Công an nhân dân khi làm nhiệm vụ; đề nghị biểu dương, khen thưởng gương người tốt, việc tốt; kiến nghị, phản ánh các trường hợp cán bộ, chiến sỹ thiếu trách nhiệm, vi phạm các quy định của pháp luật khi làm nhiệm vụ.
Trật tự an toàn giao thông (Hình từ Internet)
Nhân dân tham gia ý kiến bằng những hình thức nào?
Theo Điều 8 Thông tư 67/2019/TT-BCA quy định về hình thức Nhân dân tham gia ý kiến như sau:
Hình thức Nhân dân tham gia ý kiến
1. Thông qua đơn, thư gửi cơ quan Công an.
2. Thông qua điện thoại, hòm thư góp ý.
3. Thông qua Cổng thông tin điện tử; Trang thông tin điện tử của cơ quan Công an.
4. Thông qua các cuộc họp tại địa bàn cư trú (gồm: Tổ dân phố, bản, làng, thôn, xóm); nơi làm việc, học tập.
5. Thông qua các cuộc điều tra xã hội học.
6. Thông qua hoạt động tiếp công dân của cơ quan Công an.
Theo quy định trên, Nhân dân tham gia ý kiến bằng hình thức thông qua đơn, thư gửi cơ quan Công an; thông qua điện thoại, hòm thư góp ý; thông qua Cổng thông tin điện tử; Trang thông tin điện tử của cơ quan Công an.
Đồng thời Nhân dân còn có thể tham gia ý kiến thông qua các cuộc họp tại địa bàn cư trú (gồm: Tổ dân phố, bản, làng, thôn, xóm); nơi làm việc, học tập; thông qua các cuộc điều tra xã hội học hoặc thông qua hoạt động tiếp công dân của cơ quan Công an.
Trách nhiệm của Nhân dân tham gia vào hoạt động bảo đảm trật tự, an toàn giao thông được quy định thế nào?
Theo quy định tại Điều 9 Thông tư 67/2019/TT-BCA về trách nhiệm của Nhân dân tham gia vào hoạt động bảo đảm trật tự, an toàn giao thông như sau:
Trách nhiệm của Nhân dân tham gia vào hoạt động bảo đảm trật tự, an toàn giao thông
1. Tự giác chấp hành các quy định của pháp luật về trật tự, an toàn giao thông; chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông.
2. Tham gia cấp cứu và bảo vệ tài sản của người bị nạn, bảo vệ hiện trường trong các vụ tai nạn giao thông.
3. Bảo vệ các công trình giao thông, thiết bị an toàn giao thông. Trường hợp phát hiện công trình, thiết bị có dấu hiệu không đảm bảo an toàn giao thông hoặc bị hư hỏng, bị xâm hại thì nhanh chóng thực hiện các biện pháp báo hiệu cho người tham gia giao thông biết và khẩn trương thông báo cho Ủy ban nhân dân, cơ quan quản lý công trình, thiết bị, cơ quan Công an nơi gần nhất để có biện pháp xử lý kịp thời.
4. Phát hiện, ngăn chặn, tố cáo những trường hợp vi phạm trật tự, an toàn giao thông.
5. Thông báo các vụ tai nạn, ùn tắc giao thông; các vụ đua xe trái phép, gây rối trật tự công cộng, phạm pháp hình sự làm ảnh hưởng an toàn giao thông; đặt chướng ngại vật trên đường gây cản trở giao thông; ném đất, đá hoặc các vật khác vào phương tiện hoặc người tham gia giao thông; vận chuyển trái phép chất cháy, chất nổ, chất ma túy hoặc vận chuyển trái phép các hàng hóa khác; các hành vi giả danh Công an nhân dân; chống người thi hành công vụ và các hành vi khác vi phạm trật tự, an toàn giao thông.
6. Tham gia và hưởng ứng các phong trào giữ gìn trật tự, an toàn giao thông; xây dựng văn hóa giao thông.
7. Hỗ trợ, giúp đỡ cán bộ, chiến sỹ khi làm nhiệm vụ.
8. Tuyên truyền, giáo dục, nhắc nhở các thành viên khác trong gia đình chấp hành tốt các quy định của pháp luật về trật tự, an toàn giao thông.
Như vậy, Nhân dân tham gia vào hoạt động bảo đảm trật tự, an toàn giao thông có những trách nhiệm được quy định tại Điều 9 nêu trên.
Trong đó có trách nhiệm tự giác chấp hành các quy định của pháp luật về trật tự, an toàn giao thông; chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông. Đồng thời tham gia cấp cứu và bảo vệ tài sản của người bị nạn, bảo vệ hiện trường trong các vụ tai nạn giao thông.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?