Nhận tiền chuyển khoản nhầm, làm gì để tránh bị lừa đảo? Đề nghị ngân hàng tra soát giao dịch bằng cách nào?
Nhận tiền chuyển khoản nhầm, làm gì để tránh bị lừa đảo?
Kịch bản lừa đảo "chuyển tiền nhầm" tài khoản ngân hàng rất đa dạng và ngày càng tinh vi. Mặc dù các cơ quan chức năng đã liên tục cảnh báo nhưng vẫn có không ít người gặp rắc rối hay thậm chí trở thành nạn nhân của chiêu trò lừa đảo chuyển nhầm tiền.
Các đối tượng lừa đảo thường sử dụng chiêu trò chuyển nhầm tiền vào tài khoản để lừa cho vay nặng lãi hay đánh cắp thông tin cá nhân để chiếm đoạt tiền trong tài khoản ngân hàng của người "nhận tiền chuyển nhầm".
Thủ đoạn giả chuyển tiền nhầm để lừa đảo chiếm đoạt tài sản là chiêu trò vô cùng tinh vi, các đối tượng cố ý chuyển nhầm tiền vào tài khoản của một người nào đó, sau đó sẽ thực hiện một số kịch bản sau đây:
- Mạo danh ngân hàng gọi điện hoặc gửi tin nhắn tin thông báo về việc có người chuyển nhầm tiền và yêu cầu khách hàng truy cập đường link website mạo danh nhằm lấy cắp thông tin như tên truy cập, mật khẩu, mã OTP để chiếm đoạt tiền trong tài khoản.
- Mạo danh là người thu hồi nợ của một công ty tài chính nào đó để liên hệ với nạn nhân và yêu cầu người này trả lại số tiền kia như một khoản vay cùng với khoản lãi suất cao, có thể đe dọa, khủng bố tin nhắn, điện thoại của nạn nhân khiến họ hoảng sợ và lo lắng mà thực hiện theo yêu cầu.
- Tự xưng là người sống tại nước ngoài và muốn được nhận lại số tiền mình chuyển nhầm. Để trả lại số tiền, người nhận tiền phải sử dụng dịch vụ chuyển tiền quốc tế qua một đường link. Việc truy cập đường link giúp kẻ lừa đảo lấy cắp thông tin như tên truy cập, mật khẩu, mã OTP để chiếm đoạt tiền trong tài khoản.
Do đó, khi nhận được tiền chuyển khoản nhầm vào tài khoản ngân hàng, cần hết sức cẩn trọng để tránh bị lừa đảo. Dưới đây là một số biện pháp tránh bị lừa đảo khi nhận được tiền chuyển khoản nhầm vào tài khoản ngân hàng:
(1) Không vội chuyển tiền trả cho bên chuyển nhầm theo các yêu cầu đột xuất, không xác định hoặc không rõ ràng.
(2) Xác minh thông tin người gửi
- Kiểm tra thông tin giao dịch: Xem kỹ tên người gửi, số tài khoản, số tiền, nội dung chuyển khoản.
- Cẩn thận với các yêu cầu chuyển khoản: Tuyệt đối không chuyển tiền cho người thứ ba theo yêu cầu của người gọi điện thoại hoặc nhắn tin.
(3) Lưu lại bằng chứng
- Giữ lại tin nhắn, email thông báo giao dịch: Đây là bằng chứng xác thực việc bạn nhận được tiền chuyển nhầm.
- Ghi lại nội dung cuộc trò chuyện với người chuyển nhầm tiền: Bao gồm tên, ngày giờ, nội dung trao đổi.
(4) Xác minh thông số tiền nhận chuyển khoản nhầm
Gọi điện thoại hoặc đến trực tiếp chi nhánh ngân hàng nơi mở tài khoản để thông báo về việc nhận được tiền chuyển nhầm và yêu cầu truy xuất thông tin chuyển khoản cũng như nguồn gốc số tiền.
Tại đây nhân viên ngân hàng sẽ hướng dẫn cách thức để trả lại tiền cho người gửi.
(5) Tuyệt đối không chiếm giữ bất hợp pháp tiền chuyển khoản nhầm
Theo quy định tại khoản 1 Điều 579 Bộ luật Dân sự 2015 về nghĩa vụ hoàn trả như sau:
Nghĩa vụ hoàn trả
1. Người chiếm hữu, người sử dụng tài sản của người khác mà không có căn cứ pháp luật thì phải hoàn trả cho chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản đó; nếu không tìm được chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản thì phải giao cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trừ trường hợp quy định tại Điều 236 của Bộ luật này.
...
Đồng thời theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 5 Thông tư 23/2014/TT-NHNN về nghĩa vụ của chủ tài khoản thanh toán như sau:
Quyền và nghĩa vụ của chủ tài khoản thanh toán
...
2. Chủ tài khoản thanh toán có các nghĩa vụ sau:
...
d) Hoàn trả hoặc phối hợp với tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán hoàn trả các khoản tiền do sai sót, nhầm lẫn đã ghi Có vào tài khoản thanh toán của mình;
...
Dù cho có thể là một hình thức lừa đảo, tuy nhiên, việc không trả lại số tiền bị chuyển nhầm sẽ bị coi là chiếm hữu tài sản của người khác không có căn cứ pháp luật.
Khi sử dụng hoặc chiếm giữ tiền người khác chuyển khoản nhầm, cá nhân sử dụng có thể bị phạt hành chính theo quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP với mức phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
Trường hợp cố tình chiếm giữ số tiền từ 10 triệu đồng trở lên dù được yêu cầu nhận lại từ chủ sở hữu hoặc cơ quan có trách nhiệm với số tiền chuyển khoản nhầm theo đúng quy định của pháp luật, người nhận chuyển khoản nhầm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội chiếm giữ trái phép tài sản theo quy định tại Điều 176 Bộ luật Hình sự 2015 (được bổ sung bởi điểm d khoản 1 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017), cụ thể như sau:
- Nếu chiếm giữ tiền chuyển khoản nhầm từ từ 10.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng, người nhận chuyển khoản có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
- Nếu chiếm giữ tiền chuyển khoản nhầm từ 200.000.000 đồng trở lên, người nhận chuyển khoản có thể bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
(6) Trình báo sự việc
Nếu nghi ngờ hoặc trở thành nạn nhân của lừa đảo chuyển nhầm tiền, giả danh thu hồi nợ, hãy ngay lập tức báo cáo sự việc cho cơ quan chức năng, như công an hoặc ngân hàng, để họ tiến hành điều tra và cung cấp sự hỗ trợ.
Nhận tiền chuyển khoản nhầm, làm gì để tránh bị lừa đảo? (Hình từ Internet)
Khi nhận tiền chuyển khoản nhầm, đề nghị ngân hàng tra soát giao dịch bằng cách nào?
Theo quy định tại Điều 15a Thông tư 23/2014/TT-NHNN (được bổ sung bởi khoản 11 Điều 1 Thông tư 02/2019/TT-NHNN) về xử lý tra soát, khiếu nại trong sử dụng tài khoản thanh toán, ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có trách nhiệm tiếp nhận đề nghị tra soát của khách hàng liên quan đến các giao dịch chuyển nhầm tài khoản.
Theo đó, khi nhận tiền chuyển khoản nhầm, khách hàng có thể yêu cầu ngân hàng tra soát giao dịch chuyển tiền theo hai hình thức tiếp nhận thông tin tra soát bao gồm qua tổng đài điện thoại (có ghi âm) và qua các điểm giao dịch của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Khách hàng cũng có thể ủy quyền cho người khác đề nghị tra soát nhưng phải theo quy định của pháp luật về ủy quyền.
Ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thỏa thuận và quy định cụ thể về thời hạn khách hàng được quyền đề nghị tra soát nhưng không ít hơn 60 ngày kể từ ngày phát sinh giao dịch chuyển tiền đề nghị tra soát.
Trong thời hạn tối đa 30 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận đề nghị tra soát lần đầu của khách hàng, ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có trách nhiệm xử lý đề nghị tra soát.
Mẫu đơn trình báo công an về việc bị lừa đảo từ khi nhận tiền chuyển khoản nhầm như thế nào?
Hiện nay pháp luật không có quy định cụ thể về mẫu đơn trình báo về việc bị lừa đảo từ khi nhận tiền chuyển khoản nhầm. Tuy nhiên vì đây là một loại văn bản dùng để trình báo với các cơ quan nhà nước nên khi trình bày cần phải đảm bảo sự nghiêm túc, đầy đủ nội dung nhưng vẫn ngắn gọn, đúng trọng tâm.
Theo đó, người dân có thể tham khảo mẫu đơn trình báo sau đây:
TẢI VỀ MẪU ĐƠN TRÌNH BÁO
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?