Nhân viên bán hàng là gì? Công ty có thể tuyển dụng nhân viên bán hàng theo những hình thức nào?
Nhân viên bán hàng là gì?
Nhân viên bán hàng là người chịu trách nhiệm giới thiệu và bán sản phẩm hoặc dịch vụ của một công ty đến khách hàng. Công việc của họ thường bao gồm:
- Tìm kiếm khách hàng: Xác định và tiếp cận khách hàng tiềm năng.
- Giới thiệu sản phẩm: Trình bày, giải thích và tư vấn về các sản phẩm hoặc dịch vụ để thuyết phục khách hàng mua hàng.
- Đàm phán và chốt đơn: Thương lượng về giá cả, điều kiện bán hàng và chốt giao dịch.
- Duy trì mối quan hệ với khách hàng: Hỗ trợ và chăm sóc khách hàng sau khi bán hàng để đảm bảo sự hài lòng và tạo cơ hội cho giao dịch tiếp theo.
- Theo dõi thị trường: Nắm bắt thông tin về đối thủ cạnh tranh, xu hướng thị trường và nhu cầu khách hàng để điều chỉnh chiến lược bán hàng.
Lưu ý: Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo
Công ty có thể tuyển dụng nhân viên bán hàng theo hình thức nào?
Căn cứ quy định tại Điều 11 Bộ luật Lao động 2019 về việc tuyển dụng lao động như sau:
Tuyển dụng lao động
1. Người sử dụng lao động có quyền trực tiếp hoặc thông qua tổ chức dịch vụ việc làm, doanh nghiệp hoạt động cho thuê lại lao động để tuyển dụng lao động theo nhu cầu của người sử dụng lao động.
2. Người lao động không phải trả chi phí cho việc tuyển dụng lao động.
Như vậy, công ty có thể tuyển dụng nhân viên bán hàng theo hình thức trực tiếp tuyển dụng hoặc thông qua tổ chức dịch vụ việc làm, doanh nghiệp hoạt động cho thuê lại lao động để tuyển dụng nhân viên bán hàng theo nhu cầu của công ty.
Nhân viên bán hàng là gì? Công ty có thể tuyển dụng nhân viên bán hàng theo những hình thức nào? (Hình từ Internet)
Công ty phải cung cấp những thông tin nào khi giao kết hợp đồng lao động với nhân viên bán hàng?
Căn cứ quy định tại Điều 16 Bộ luật Lao động 2019 về nghĩa vụ cung cấp thông tin khi giao kết hợp đồng lao động như sau:
Nghĩa vụ cung cấp thông tin khi giao kết hợp đồng lao động
1. Người sử dụng lao động phải cung cấp thông tin trung thực cho người lao động về công việc, địa điểm làm việc, điều kiện làm việc, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, an toàn, vệ sinh lao động, tiền lương, hình thức trả lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, quy định về bảo vệ bí mật kinh doanh, bảo vệ bí mật công nghệ và vấn đề khác liên quan trực tiếp đến việc giao kết hợp đồng lao động mà người lao động yêu cầu.
2. Người lao động phải cung cấp thông tin trung thực cho người sử dụng lao động về họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú, trình độ học vấn, trình độ kỹ năng nghề, xác nhận tình trạng sức khỏe và vấn đề khác liên quan trực tiếp đến việc giao kết hợp đồng lao động mà người sử dụng lao động yêu cầu.
Như vậy, khi giao kết hợp đồng lao động, công ty phải cung cấp thông tin trung thực cho nhân viên bán hàng về:
- Công việc, địa điểm làm việc, điều kiện làm việc, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;
- An toàn, vệ sinh lao động;
- Tiền lương, hình thức trả lương;
- Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp;
- Quy định về bảo vệ bí mật kinh doanh, bảo vệ bí mật công nghệ và vấn đề khác liên quan trực tiếp đến việc giao kết hợp đồng lao động mà người lao động yêu cầu.
Lưu ý: Hành vi người sử dụng lao động không được làm khi giao kết, thực hiện hợp đồng lao động được quy định tại Điều 17 Bộ luật Lao động 2019 như sau:
(1) Giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động.
(2) Yêu cầu người lao động phải thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động.
(3) Buộc người lao động thực hiện hợp đồng lao động để trả nợ cho người sử dụng lao động.
Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động được quy định ra sao?
Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động được quy định tại Điều 6 Bộ luật Lao động 2019, cụ thể như sau:
(1) Người sử dụng lao động có các quyền sau đây:
- Tuyển dụng, bố trí, quản lý, điều hành, giám sát lao động; khen thưởng và xử lý vi phạm kỷ luật lao động;
- Thành lập, gia nhập, hoạt động trong tổ chức đại diện người sử dụng lao động, tổ chức nghề nghiệp và tổ chức khác theo quy định của pháp luật;
- Yêu cầu tổ chức đại diện người lao động thương lượng với mục đích ký kết thỏa ước lao động tập thể; tham gia giải quyết tranh chấp lao động, đình công; đối thoại, trao đổi với tổ chức đại diện người lao động về các vấn đề trong quan hệ lao động, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của người lao động;
- Đóng cửa tạm thời nơi làm việc;
- Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
(2) Người sử dụng lao động có các nghĩa vụ sau đây:
- Thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể và thỏa thuận hợp pháp khác; tôn trọng danh dự, nhân phẩm của người lao động;
- Thiết lập cơ chế và thực hiện đối thoại, trao đổi với người lao động và tổ chức đại diện người lao động; thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc;
- Đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nhằm duy trì, chuyển đổi nghề nghiệp, việc làm cho người lao động;
- Thực hiện quy định của pháp luật về lao động, việc làm, giáo dục nghề nghiệp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và an toàn, vệ sinh lao động; xây dựng và thực hiện các giải pháp phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
- Tham gia phát triển tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia, đánh giá, công nhận kỹ năng nghề cho người lao động.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu phiếu xin ý kiến chi ủy nơi cư trú với đảng viên là học sinh, sinh viên đi học xa nhà? Tải mẫu tại đâu?
- Mẫu đăng ký tham gia kết nối trực tuyến với Hội nghị Đảng ủy Khối tổ chức? Đảng ủy khối các cơ quan tỉnh có tư cách pháp nhân không?
- Tham luận công tác xây dựng Đảng ở chi bộ 2024 ngắn gọn? Bài tham luận về công tác xây dựng Đảng ở chi bộ cơ sở thế nào?
- Mẫu Bản tự kiểm điểm đảng viên dự bị là cán bộ công chức cuối năm đang sử dụng là mẫu nào? Phải viết khi nào?
- Mẫu đơn đề nghị đặt chi nhánh, văn phòng đại diện của Hội mới nhất theo Nghị định 126 như thế nào?