Nhân viên không sử dụng găng tay khi tiếp xúc với thực phẩm chín trong kinh doanh thức ăn đường phố sẽ bị phạt bao nhiêu tiền?

Tôi là Sang, vừa rồi tôi có đi ăn tại một quán ăn. Tôi có tình cờ thấy một nhân viên không mang găng tay khi tiếp xúc trực tiếp với thưc ăn chín, tôi muốn hỏi với hành vi này của nhân viên có bị xử phạt hành chính không? Nếu có mức phạt bao nhiêu? Mong hỗ trợ giải đáp thắc mắc giúp tôi, xin cảm ơn.

Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với kinh doanh thức ăn đường phố là gì?

Thức ăn đường phố ở đây theo định nghĩa tại khoản 26 Điều 2 Luật An toàn thực phẩm 2010 có thể được hiểu như sau:

26. Thức ăn đường phố là thực phẩm được chế biến dùng để ăn, uống ngay, trong thực tế được thực hiện thông qua hình thức bán rong, bày bán trên đường phố, nơi công cộng hoặc những nơi tương tự.

Theo Điều 31, Điều 32 Luật An toàn thực phẩm 2010 có quy định:

(1) Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với nơi bày bán thức ăn đường phố

- Phải cách biệt nguồn gây độc hại, nguồn gây ô nhiễm.

- Phải được bày bán trên bàn, giá, kệ, phương tiện bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, mỹ quan đường phố.

(2) Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với nguyên liệu, dụng cụ ăn uống, chứa đựng thực phẩm và người kinh doanh thức ăn đường phố

- Nguyên liệu để chế biến thức ăn đường phố phải bảo đảm an toàn thực phẩm, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng.

- Dụng cụ ăn uống, chứa đựng thực phẩm phải bảo đảm an toàn vệ sinh.

- Bao gói và các vật liệu tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm không được gây ô nhiễm và thôi nhiễm vào thực phẩm.

- Có dụng cụ che nắng, mưa, bụi bẩn, côn trùng và động vật gây hại.

- Có đủ nước đạt quy chuẩn kỹ thuật phục vụ việc chế biến, kinh doanh.

- Tuân thủ quy định về sức khoẻ, kiến thức và thực hành đối với người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

Nhân viên không sử dụng găng tay khi tiếp xúc với thực phẩm chín trong kinh doanh thức ăn đường phố sẽ bị phạt bao nhiêu tiền?

Nhân viên không sử dụng găng tay khi tiếp xúc với thực phẩm chín trong kinh doanh thức ăn đường phố sẽ bị phạt bao nhiêu tiền?

Trách nhiệm quản lý kinh doanh thức ăn đường phố thuộc về ai?

Theo Điều 33 Luật An toàn thực phẩm 2010 có quy định về trách nhiệm quản lý kinh doanh thức ăn đường phố:

- Bộ trưởng Bộ Y tế quy định cụ thể điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong kinh doanh thức ăn đường phố.

- Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm quản lý hoạt động kinh doanh thức ăn đường phố trên địa bàn.

Như vậy, Bộ trưởng Bộ Y tế quy định cụ thể điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong kinh doanh thức ăn đường phố. Còn Ủy ban nhân dân các cấp thì có trách nhiệm quản lý hoạt động kinh doanh thức ăn đường phố trên địa bàn.

Nhân viên không sử dụng găng tay khi tiếp xúc với thực phẩm chín trong kinh doanh thức ăn đường phố bị phạt bao nhiêu tiền?

Theo khoản 1 Điều 16 Nghị định 115/2018/NĐ-CP được sửa đổi bởi được sửa đổi bởi khoản 7 Điều 1 Nghị định 124/2021/NĐ-CP:

"Điều 16. Vi phạm quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong kinh doanh thức ăn đường phố
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không có bàn, tủ, giá, kệ, thiết bị, dụng cụ đáp ứng theo quy định của pháp luật để bày bán thức ăn;
b) Thức ăn không được che đậy ngăn chặn bụi bẩn; có côn trùng, động vật gây hại xâm nhập;
c) Không sử dụng găng tay khi tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm chín, thức ăn ngay.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Sử dụng dụng cụ chế biến, ăn uống, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm không bảo đảm an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật;
b) Người trực tiếp chế biến thức ăn mà đang bị mắc bệnh: tả, lỵ, thương hàn, viêm gan A, E, viêm da nhiễm trùng, lao phổi, tiêu chảy cấp;
c) Sử dụng phụ gia thực phẩm được sang chia, san chiết không phù hợp quy định của pháp luật để chế biến thức ăn;
d) Sử dụng nước không bảo đảm vệ sinh để chế biến thức ăn; để vệ sinh trang thiết bị, dụng cụ phục vụ chế biến, ăn uống;
đ) Vi phạm các quy định khác về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật trong kinh doanh thức ăn đường phố, trừ các hành vi quy định tại khoản 1, các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều này.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc tiêu hủy thực phẩm đối với vi phạm quy định tại điểm c khoản 2 Điều này."

Như vậy, nhân viên không sử dụng găng tay khi tiếp xúc với thực phẩm chín trong kinh doanh thức ăn đường phố sẽ bị phạt từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng. Lưu ý mức phạt tiền này là mức phạt đối với cá nhân vi phạm, còn nếu là tổ chức thực hiện hành vi vi phạm đó thì mức phạt tiền sẽ gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân (theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 115/2018/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 124/2021/NĐ-CP).

Kinh doanh thức ăn đường phố
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Kinh doanh thức ăn đường phố nhưng không thực hiện che đậy thức ăn để cho ruồi bu đậu thì sẽ bị xử phạt như thế nào?
Pháp luật
Nhân viên không sử dụng găng tay khi tiếp xúc với thực phẩm chín trong kinh doanh thức ăn đường phố sẽ bị phạt bao nhiêu tiền?
Pháp luật
Bán thức ăn đường phố nhưng không sử dụng găng tay khi lấy thức ăn thì có bị xử phạt hay không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Kinh doanh thức ăn đường phố
1,639 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Kinh doanh thức ăn đường phố

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Kinh doanh thức ăn đường phố

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào