Nhân viên thư viện trường trung học cơ sở có được nghỉ hè 02 tháng như giáo viên không? Nhân viên thư viện trường có những nhiệm vụ gì trong quá trình làm việc?
Nhân viên thư viện trường trung học cơ sở có được nghỉ hè 02 tháng như giáo viên không?
Căn cứ theo Điều 26 Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT quy định như sau:
Giáo viên, nhân viên trường trung học
1. Giáo viên làm nhiệm vụ dạy học, giáo dục học sinh trong trường trung học.
2. Nhân viên làm công tác hỗ trợ, phục vụ hoạt động dạy học, giáo dục học sinh trong trường trung học.
Tại điểm e khoản 1 Điều 29 Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT quy định về quyền của giáo viên, nhân viên như sau:
Quyền của giáo viên, nhân viên
1. Giáo viên, nhân viên có những quyền sau đây:
a) Được tự chủ thực hiện nhiệm vụ chuyên môn với sự phân công, hỗ trợ của tổ chuyên môn và nhà trường.
b) Được hưởng lương, chế độ phụ cấp, chính sách ưu đãi (nếu có) theo quy định; được thay đổi chức danh nghề nghiệp; được hưởng các quyền lợi về vật chất, tinh thần theo quy định.
c) Được tạo điều kiện học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, được hưởng nguyên lương, phụ cấp theo lương và các chế độ chính sách khác theo quy định khi được cấp có thẩm quyền cử đi học tập, bồi dưỡng.
d) Được hợp đồng thỉnh giảng, nghiên cứu khoa học tại các trường, cơ sở giáo dục khác hoặc cơ sở nghiên cứu khoa học với điều kiện bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ nơi mình công tác và được sự đồng ý của hiệu trưởng bằng văn bản.
đ) Được tôn trọng, bảo vệ nhân phẩm, danh dự và thân thể.
e) Được nghỉ hè và các ngày nghỉ khác theo quy định của pháp luật.
g) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
...
Theo đó, nhân viên có quyền nghỉ hè và các ngày nghỉ khác theo quy định của pháp luật.
Tuy nhiên, theo quy định hiện hành của pháp luật về thời gian nghỉ hè tại điểm a khoản 3 Điều 5 Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT, được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 4 Điều 1 Thông tư 15/2017/TT-BGDĐT quy định về thời gian nghỉ hè hằng năm của giáo viên là 02 tháng (bao gồm cả nghỉ hằng năm theo quy định của Bộ luật Lao động) chỉ áp dụng cho đối tượng là giáo viên trường trung học cơ sở.
Như vậy, nhân viên thư viện trường trung học cơ sở là viên chức sự nghiệp giáo dục làm việc theo giờ hành chính, thực hiện quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi. Trong đó có nghỉ hằng năm theo quy định tại Bộ luật Lao động quy định tại Chương VII từ Điều 105 đến Điều 115. Trường hợp có nhu cầu sắp xếp nghỉ vào dịp hè thì phải được sự đồng ý của hiệu trưởng và thời gian nghỉ bảo đảm thực hiện đúng quy định về nghỉ hằng năm tại Điều 113 Bộ luật Lao động 2019 và Điều 114 Bộ luật Lao động 2019.
Nhân viên thư viện trường trung học cơ sở (Hình từ Internet)
Nhân viên thư viện trường trung học cơ sở có những nhiệm vụ gì trong quá trình làm việc?
Căn cứ theo Điều 28 Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT quy định về nhiệm vụ của nhân viên như sau:
Nhiệm vụ của nhân viên
1. Xây dựng kế hoạch công việc phù hợp với từng vị trí việc làm và yêu cầu của từng cấp học.
2. Thực hiện kế hoạch công việc được duyệt.
3. Quản lý, bảo quản hồ sơ, sổ sách, thiết bị dạy học, giáo dục theo quy định.
4. Phối hợp với giáo viên và các nhân viên khác trong quá trình triển khai nhiệm vụ, phục vụ các hoạt động dạy học và giáo dục trong nhà trường.
5. Thực hiện chế độ báo cáo theo quy định.
6. Học tập, rèn luyện để nâng cao sức khỏe, trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ.
7. Tham gia tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ.
8. Thực hiện các nhiệm vụ khác do hiệu trưởng phân công.
Theo đó, nhiệm vụ của nhân viên thư viện trường trung học cơ sở được quy định cụ thể trên.
Hành vi ứng xử và trang phục của nhân viên thư viện trường trung học cơ sở được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 31 Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT quy định về nhiệm vụ của nhân viên như sau:
Hành vi ứng xử, trang phục của giáo viên, nhân viên
1. Giáo viên, nhân viên không được làm những điều sau đây:
a) Xúc phạm danh dự, nhân phẩm; xâm phạm thân thể của học sinh và đồng nghiệp.
b) Gian lận trong kiểm tra, thi, tuyển sinh; gian lận trong kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của học sinh; bỏ giờ, bỏ buổi dạy, tùy tiện cắt xén nội dung dạy học, giáo dục.
c) Xuyên tạc nội dung dạy học, giáo dục; dạy sai nội dung kiến thức, sai với quan điểm, đường lối giáo dục của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Việt Nam.
d) Ép buộc học sinh học thêm để thu tiền; lợi dụng việc tài trợ, ủng hộ cho giáo dục để ép buộc đóng góp tiền hoặc hiện vật.
đ) Hút thuốc lá, uống rượu, bia và sử dụng các chất kích thích khác khi đang tham gia các hoạt động dạy học, giáo dục.
e) Cản trở, gây khó khăn trong việc hỗ trợ, phục vụ công tác dạy học, giáo dục học sinh và các công việc khác.
2. Ngôn ngữ, ứng xử của giáo viên, nhân viên phải bảo đảm tính sư phạm, đúng mực, có tác dụng giáo dục đối với học sinh.
3. Trang phục của giáo viên, nhân viên phải chỉnh tề, phù hợp với hoạt động sư phạm, theo quy định của Chính phủ về trang phục của viên chức Nhà nước.
4. Giáo viên và nhân viên không được vi phạm những hành vi bị nghiêm cấm khác theo quy định của pháp luật.
Theo đó, những điều cả giáo viên và nhân viên trường trung học cơ sở không được làm được quy định cụ thể trên.
Ngôn ngữ, ứng xử của nhân viên phải bảo đảm tính sư phạm, đúng mực, có tác dụng giáo dục đối với học sinh.
Trang phục của nhân viên phải chỉnh tề, phù hợp với hoạt động sư phạm, theo quy định của Chính phủ về trang phục của viên chức Nhà nước. Đồng thời, nhân viên không được vi phạm những hành vi bị nghiêm cấm khác theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hợp tác xã giải thể thì quỹ chung không chia hình thành từ hỗ trợ của Nhà nước được bàn giao cho ai?
- Mẫu báo cáo tổng hợp kết quả thanh toán trực tiếp tiền giao dịch lùi thời hạn thanh toán của VSDC?
- Mã số thông tin của dự án đầu tư xây dựng trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng thể hiện các thông tin gì?
- Vé số bị rách góc có đổi được hay không sẽ do ai quyết định? Vé số bị rách góc cần phải đổi thưởng trong thời hạn bao lâu?
- Thông tin tín dụng là gì? Hoạt động cung ứng dịch vụ thông tin tín dụng cần phải tuân thủ những quy định nào?