Nhân viên thú y xã khi phát hiện động vật mắc bệnh truyền nhiễm thì phải có trách nhiệm như thế nào?
Nhân viên thú y xã phải có trình độ đào tạo như thế nào?
Nhân viên thú y xã phải có trình độ đào tạo được quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 29/2016/TT-BNNPTNT như sau:
Tiêu chuẩn đối với nhân viên thú y xã
1. Trình độ đào tạo
a) Có trình độ trung cấp trở lên một trong các chuyên ngành về: Thú y, chăn nuôi thú y, chăn nuôi, bệnh học thủy sản, nuôi trồng thủy sản;
b) Có trình độ sơ cấp trở lên một trong các chuyên ngành quy định tại điểm a khoản này đối với địa bàn cấp xã thuộc khu vực miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
2. Năng lực chuyên môn, nghiệp vụ
a) Hiểu biết và chấp hành các quy định của pháp luật về thú y và pháp luật khác có liên quan;
b) Nắm bắt và đánh giá được tình hình phát triển chăn nuôi động vật, nuôi trồng thủy sản trên địa bàn quản lý;
c) Có kiến thức nhận biết dịch bệnh động vật trên địa bàn quản lý;
d) Có năng lực tham mưu, tổ chức, thực hiện công tác thú y;
đ) Có kỹ năng tuyên truyền, vận động quần chúng thực hiện quy định pháp luật về thú y;
e) Có ý thức trách nhiệm, tinh thần học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để hoàn thành các nhiệm vụ được giao;
g) Hằng năm, được đánh giá hoàn thành nhiệm vụ.
3. Có đủ sức khỏe để thực hiện nhiệm vụ theo quy định.
4. Bảo đảm độ tuổi làm việc theo quy định của pháp luật về lao động.
Như vậy, theo quy định trên thì nhân viên thú y xã phải có trình độv đào tạo như sau:
- Có trình độ trung cấp trở lên một trong các chuyên ngành về: Thú y, chăn nuôi thú y, chăn nuôi, bệnh học thủy sản, nuôi trồng thủy sản;
- Có trình độ sơ cấp trở lên một trong các chuyên ngành quy định tại điểm a khoản này đối với địa bàn cấp xã thuộc khu vực miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
Nhân viên thú y xã khi phát hiện động vật mắc bệnh truyền nhiễm thì phải có trách nhiệm như thế nào? (Hình từ Internet)
Cơ quan nào có thẩm quyền quyết định bố trí nhân viên thú y xã?
Cơ quan nào có thẩm quyền quyết định bố trí nhân viên thú y xã, thì theo quy định tại khoan 2 Điều 6 Luật Thú y 2015 như sau:
Hệ thống cơ quan quản lý chuyên ngành thú y
1. Hệ thống cơ quan quản lý chuyên ngành thú y gồm có:
a) Cục Thú y thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
b) Chi cục có chức năng quản lý chuyên ngành thú y thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh);
c) Trạm thuộc Chi cục có chức năng quản lý chuyên ngành thú y đặt tại huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và đơn vị hành chính tương đương (sau đây gọi là cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp huyện).
2. Căn cứ vào yêu cầu hoạt động thú y trên địa bàn và khả năng cân đối nguồn lực của địa phương, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đề nghị Hội đồng nhân dân cùng cấp xem xét, quyết định bố trí nhân viên thú y xã, phường, thị trấn.
3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này và chế độ, chính sách đối với nhân viên thú y xã, phường, thị trấn.
Như vậy, theo quy định trên thì Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đề nghị Hội đồng nhân dân cùng cấp xem xét, quyết định bố trí nhân viên thú y xã căn cứ vào yêu cầu hoạt động thú y trên địa bàn và khả năng cân đối nguồn lực của địa phương.
Nhân viên thú y xã khi phát hiện động vật mắc bệnh truyền nhiễm thì phải có trách nhiệm như thế nào?
Nhân viên thú y xã khi phát hiện động vật mắc bệnh truyền nhiễm thì phải có trách nhiệm được quy định tại khoản 2 Điều 19 Luật Thú y 2015 như sau:
Khai báo, chẩn đoán, điều tra dịch bệnh động vật
1. Chủ vật nuôi, chủ cơ sở chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, cá nhân hành nghề thú y khi phát hiện động vật mắc bệnh, chết, có dấu hiệu mắc bệnh truyền nhiễm phải báo ngay cho nhân viên thú y cấp xã, Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc cơ quan quản lý chuyên ngành thú y nơi gần nhất.
2. Nhân viên thú y cấp xã khi phát hiện hoặc nhận được tin báo có động vật mắc bệnh, chết, có dấu hiệu mắc bệnh truyền nhiễm có trách nhiệm sau đây:
a) Kiểm tra thông tin, chẩn đoán lâm sàng, hỗ trợ cơ quan quản lý chuyên ngành thú y lấy mẫu xét nghiệm;
b) Hướng dẫn chủ vật nuôi, chủ cơ sở chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản thực hiện các biện pháp quy định tại khoản 1 Điều 25 và khoản 1 Điều 33 của Luật này;
c) Báo cáo Ủy ban nhân dân cấp xã, cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp huyện.
3. Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp huyện khi nhận được thông báo có động vật mắc bệnh, chết, có dấu hiệu mắc bệnh truyền nhiễm có trách nhiệm sau đây:
a) Xác minh thông tin, chẩn đoán lâm sàng, điều tra ổ dịch bệnh động vật;
b) Lấy mẫu xét nghiệm xác định tác nhân gây bệnh;
c) Hướng dẫn các biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật;
d) Báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện, cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh.
4. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định chi tiết Điều này.
Như vậy, theo quy định trên thì nhân viên thú y xã khi phát hiện động vật mắc bệnh truyền nhiễm thì phải có trách nhiệm như sau:
- Kiểm tra thông tin, chẩn đoán lâm sàng, hỗ trợ cơ quan quản lý chuyên ngành thú y lấy mẫu xét nghiệm;
- Hướng dẫn chủ vật nuôi, chủ cơ sở chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản thực hiện các biện pháp quy định tại khoản 1 Điều 25 và khoản 1 Điều 33 của Luật này;
- Báo cáo Ủy ban nhân dân cấp xã, cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp huyện.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thành phần hồ sơ trong dịch vụ thông tin tín dụng là bản sao không có chứng thực thì công ty tín dụng có trách nhiệm gì?
- Soft OTP là gì? Soft OTP có mấy loại? Soft OTP phải đáp ứng yêu cầu gì theo Thông tư 50 2024?
- Bài phát biểu của Ủy viên Ban Chấp hành Hội Cựu chiến binh tại ngày kỷ niệm thành lập Hội Cựu chiến binh Việt Nam hay, ý nghĩa?
- Mẫu biên bản họp tổng kết Chi bộ cuối năm mới nhất? Tải về mẫu biên bản họp tổng kết Chi bộ cuối năm ở đâu?
- Danh sách 5 bộ được đề xuất sáp nhập, kết thúc hoạt động theo phương án tinh gọn bộ máy mới nhất?