Nhân viên tư vấn hoạt động ngân hàng là ai? Nhân viên tư vấn hoạt động ngân hàng phải đáp ứng các tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp nào?
Nhân viên tư vấn hoạt động ngân hàng là ai?
Căn cứ theo Điều 3 Thông tư 38/2024/TT-NHNN quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các cụm từ dưới đây được hiểu như sau:
1. Tư vấn về hoạt động ngân hàng và hoạt động kinh doanh khác (sau đây gọi là tư vấn) là việc tổ chức tín dụng thực hiện một hoặc một số hoạt động, bao gồm thu thập, xử lý thông tin, vận dụng kiến thức chuyên môn, phát hiện vấn đề, đánh giá vấn đề để đề xuất giải pháp, phương án phù hợp với phạm vi hoạt động tư vấn quy định tại Điều 4 Thông tư này theo yêu cầu của khách hàng.
2. Nhân viên tư vấn là nhân viên của tổ chức tín dụng cung ứng dịch vụ tư vấn, được phân công, giao nhiệm vụ tư vấn trực tiếp cho khách hàng theo nội dung thỏa thuận tại hợp đồng tư vấn.
3. Khách hàng là tổ chức (bao gồm cả tổ chức tín dụng khác) hoặc cá nhân sử dụng dịch vụ tư vấn của tổ chức tín dụng. Khách hàng sử dụng dịch vụ tư vấn của quỹ tín dụng nhân dân là các thành viên của quỹ tín dụng nhân dân đó.
...
Như vậy, nhân viên tư vấn hoạt động ngân hàng là nhân viên của tổ chức tín dụng cung ứng dịch vụ tư vấn, được phân công, giao nhiệm vụ tư vấn trực tiếp cho khách hàng theo nội dung thỏa thuận tại hợp đồng tư vấn.
Theo đó, tổ chức tín dụng cung ứng dịch vụ tư vấn là tổ chức tín dụng được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Ngân hàng Nhà nước) cấp Giấy phép trong đó có nội dung tư vấn về hoạt động ngân hàng và hoạt động kinh doanh khác.
Nhân viên tư vấn hoạt động ngân hàng là ai? (hình từ internet)
Nhân viên tư vấn hoạt động ngân hàng phải đáp ứng các tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp nào?
Tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp của nhân viên tư vấn hoạt động ngân hàng được quy định tại Điều 7 Thông tư 38/2024/TT-NHNN như sau:
(1) Nhân viên tư vấn phải có hiểu biết chuyên môn về nội dung tư vấn cho khách hàng.
(2) Trung thực, công bằng, cẩn trọng, liêm chính; không được cung cấp thông tin sai sự thật hoặc thông tin gây hiểu lầm về tính năng, đặc điểm, lợi ích của giao dịch được tư vấn.
(3) Vì lợi ích của khách hàng; nội dung tư vấn đưa ra phù hợp với những thông tin do khách hàng cung cấp (nếu có) về tình hình, kiến thức tài chính, năng lực hành vi, hiểu biết xã hội, mục tiêu và nhu cầu tài chính của khách hàng.
(4) Giữ an toàn, tách biệt tiền, tài sản của khách hàng tại tổ chức tín dụng cung ứng dịch vụ tư vấn với giao dịch được tư vấn trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
(5) Không quyết định thay khách hàng hoặc tác động khách hàng đưa ra quyết định; không chuyển thông tin của khách hàng, thông tin liên quan đến hợp đồng tư vấn cho bên thứ ba khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của khách hàng trừ trường hợp theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của luật.
(6) Cảnh báo khách hàng về những rủi ro có thể phát sinh khi thực hiện các giải pháp, phương án được tư vấn.
Hợp đồng tư vấn hoạt động ngân hàng bao gồm những nội dung gì?
Căn cứ theo Điều 10 Thông tư 38/2024/TT-NHNN quy định về hợp đồng tư vấn hoạt động ngân hàng như sau:
Hợp đồng tư vấn
1. Tổ chức tín dụng cung ứng dịch vụ tư vấn và khách hàng phải thống nhất các thoả thuận và cam kết bằng hợp đồng tư vấn phù hợp với quy định của pháp luật.
2. Hợp đồng tư vấn phải có tối thiểu các nội dung sau:
a) Tên, địa chỉ, phương thức liên lạc khác (nếu có); người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo ủy quyền của tổ chức tín dụng cung ứng dịch vụ tư vấn; tên, địa chỉ, phương thức liên lạc khác (nếu có) của khách hàng là tổ chức; tên, địa chỉ, số định danh cá nhân, phương thức liên lạc khác (nếu có) của khách hàng là cá nhân;
b) Mục tiêu, phạm vi tư vấn;
c) Phương thức thực hiện tư vấn;
d) Quyền và nghĩa vụ của tổ chức tín dụng cung ứng dịch vụ tư vấn;
đ) Quyền và nghĩa vụ của khách hàng;
e) Thời hạn thực hiện hợp đồng;
g) Phí trong hoạt động tư vấn và phương thức thanh toán;
h) Phương thức giải quyết tranh chấp;
i) Hiệu lực hợp đồng;
k) Thời hạn hợp đồng;
l) Thỏa thuận về trách nhiệm bồi thường thiệt hại của các bên khi vi phạm hợp đồng.
3. Việc sửa đổi, bổ sung hợp đồng tư vấn thực hiện theo thỏa thuận của các bên phù hợp với Thông tư này và các quy định pháp luật có liên quan.
Như vậy, hợp đồng tư vấn hoạt động ngân hàng bao gồm các nội dung sau:
- Tên, địa chỉ, phương thức liên lạc khác (nếu có); người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo ủy quyền của tổ chức tín dụng cung ứng dịch vụ tư vấn; tên, địa chỉ, phương thức liên lạc khác (nếu có) của khách hàng là tổ chức; tên, địa chỉ, số định danh cá nhân, phương thức liên lạc khác (nếu có) của khách hàng là cá nhân;
- Mục tiêu, phạm vi tư vấn;
- Phương thức thực hiện tư vấn;
- Quyền và nghĩa vụ của tổ chức tín dụng cung ứng dịch vụ tư vấn;
- Quyền và nghĩa vụ của khách hàng;
- Thời hạn thực hiện hợp đồng;
- Phí trong hoạt động tư vấn và phương thức thanh toán;
- Phương thức giải quyết tranh chấp;
- Hiệu lực hợp đồng;
- Thời hạn hợp đồng;
- Thỏa thuận về trách nhiệm bồi thường thiệt hại của các bên khi vi phạm hợp đồng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Các quy định về đấu nối hệ thống thoát nước phải được thông báo cho ai? Yêu cầu đấu nối hệ thống thoát nước là gì?
- Công văn 31 về thực hiện Nghị định 178 năm 2024 giảm tối thiểu 20% công chức, viên chức hưởng lương từ ngân sách khi sắp xếp bộ máy?
- Chạy xe quá tải phạt bao nhiêu 2025? Thời hạn có hiệu lực của giấy phép lưu hành xe quá tải trọng?
- Mẫu Quyết định thành lập Tiểu ban Văn kiện Đại hội Đảng bộ là mẫu nào? Tải mẫu? Đại hội Đảng bộ được xem là hợp lệ khi nào?
- Mẫu quyết định bầu Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty cổ phần mới nhất? Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty cổ phần do ai bầu?