Nhân viên vận hành cấp dưới trực tiếp của Điều độ viên quốc gia gồm những ai? Người được cử đi đào tạo để trở thành Điều độ viên quốc gia phải đáp ứng những điều kiện gì?
- Nhân viên vận hành cấp dưới trực tiếp của Điều độ viên quốc gia gồm những ai?
- Người được cử đi đào tạo để trở thành Điều độ viên quốc gia phải đáp ứng những điều kiện gì theo quy định của pháp luật hiện hành?
- Nội dung đào tạo đối với người được cử đi đào tạo để trở thành Điều độ viên quốc gia gồm những gì?
Nhân viên vận hành cấp dưới trực tiếp của Điều độ viên quốc gia gồm những ai?
Căn cứ theo Điều 52 Thông tư 40/2014/TT-BCT (được bổ sung bởi khoản 7 Điều 2 Thông tư 31/2019/TT-BCT) quy định về cấp điều độ quốc gia như sau:
"Điều 52. Cấp điều độ quốc gia
1. Là cấp chỉ huy điều độ cao nhất của hệ thống điện quốc gia, là nơi ra lệnh điều độ tới Cấp điều độ miền, nhà máy điện thuộc quyền điều khiển, trạm điện 500 kV và các Đơn vị quản lý vận hành trong hệ thống điện quốc gia.
2. Người trực tiếp chỉ huy điều độ hệ thống điện quốc gia là Điều độ viên quốc gia. Nhân viên vận hành cấp dưới trực tiếp của Điều độ viên quốc gia bao gồm:
a) Điều độ viên miền;
b) Trưởng ca nhà máy điện lớn thuộc quyền điều khiển (trực tại nhà máy điện hoặc tại trung tâm điều khiển nhà máy điện);
c) Trưởng kíp trạm điện có cấp điện áp 500 kV (trực tại trạm điện hoặc tại trung tâm điều khiển trạm điện).
d) Nhân viên trực thao tác lưu động (trong trường hợp thao tác tại các thiết bị thuộc quyền điều khiển)."
Theo đó, người trực tiếp chỉ huy điều độ hệ thống điện quốc gia là Điều độ viên quốc gia.
Nhân viên vận hành cấp dưới trực tiếp của Điều độ viên quốc gia gồm:
- Điều độ viên miền;
- Trưởng ca nhà máy điện lớn thuộc quyền điều khiển (trực tại nhà máy điện hoặc tại trung tâm điều khiển nhà máy điện);
- Trưởng kíp trạm điện có cấp điện áp 500 kV (trực tại trạm điện hoặc tại trung tâm điều khiển trạm điện).
- Nhân viên trực thao tác lưu động.
Điều độ viên quốc gia (Hình từ Internet)
Người được cử đi đào tạo để trở thành Điều độ viên quốc gia phải đáp ứng những điều kiện gì theo quy định của pháp luật hiện hành?
Căn cứ theo Điều 118 Thông tư 40/2014/TT-BCT quy định về đào tạo mới Điều độ viên quốc gia như sau:
"Điều 118. Quy định về đào tạo mới Điều độ viên quốc gia
1. Người được đào tạo để trở thành Điều độ viên quốc gia phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện quy định tại Quy trình Kiểm tra và cấp chứng nhận vận hành cho các chức danh tham gia trực tiếp công tác điều độ, vận hành hệ thống điện quốc gia do Cục Điều tiết điện lực ban hành và các điều kiện khác do Cấp điều độ quốc gia quy định.
2. Thời gian đào tạo Điều độ viên quốc gia ít nhất 18 tháng.
3. Trước khi được công nhận chức danh Điều độ viên quốc gia, người được đào tạo phải qua kiểm tra, sát hạch theo quy định tại Khoản 2 Điều 115 Thông tư này."
Căn cứ theo Điều 5 Quy trình Kiểm tra và cấp chứng nhân vận hành cho các chức danh tham gia trực tiếp công tác điều độ, vận hành hệ thống điện quốc gia (sau đây gọi là Quy trình) ban hành kèm theo Quyết định 69/QĐ-ĐTĐL năm 2018 quy định như sau:
"Điều 5. Điều kiện đối với người được cử đi đào tạo các chức danh tham gia trực tiếp công tác điều độ tại Cấp điều độ quốc gia
1. Tốt nghiệp đại học chuyên ngành phù hợp với chức danh được cử đi đào tạo.
2. Có lý lịch rõ ràng, không trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
3. Có trình độ ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu của Cấp điều độ quốc gia.
4. Có tuổi đời không quá 30 tuổi đối với người được cử đi đào tạo lần đầu chức danh Điều độ viên quốc gia. Trường hợp đã trải qua công tác vận hành nhà máy điện và lưới điện từ 03 năm trở lên thì có thể ngoài 30 tuổi nhưng không quá 40 tuổi.
5. Có đủ sức khỏe để làm việc theo chế độ ca, kíp đối với chức danh Điều độ viên và kỹ sư SCADA/EMS hệ thống điện quốc gia.
6. Đáp ứng các điều kiện khác do Cấp điều độ quốc gia quy định đối với từng chức danh cụ thể."
Theo đó, người được đào tạo để trở thành Điều độ viên quốc gia phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định nêu trên.
Thời gian đào tạo Điều độ viên quốc gia ít nhất 18 tháng và trước khi được công nhận chức danh Điều độ viên quốc gia, người được đào tạo phải qua kiểm tra, sát hạch theo quy định.
Nội dung đào tạo đối với người được cử đi đào tạo để trở thành Điều độ viên quốc gia gồm những gì?
Căn cứ theo Điều 6 Quy trình ban hành kèm theo Quyết định 69/QĐ-ĐTĐL năm 2018 quy định:
"Điều 6. Nội dung đào tạo đối với chức danh Điều độ viên quốc gia
Cấp điều độ quốc gia có trách nhiệm tổ chức đào tạo cho chức danh Điều độ viên quốc gia với các nội dung chính sau:
1. Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật liên quan trực tiếp đến công tác điều độ, vận hành hệ thống điện.
2. Cơ cấu, tổ chức vận hành của hệ thống điện quốc gia.
3. Đặc điểm và các thông số chính của phụ tải hệ thống điện quốc gia, vùng, miền.
4. Phân loại và nguyên lý làm việc của các loại nguồn điện trên hệ thống điện quốc gia; các thông số chính và đặc điểm vận hành của các nhà máy điện thuộc quyền điều khiển, quyền kiểm tra của Cấp điều độ quốc gia; các nguồn nhiên liệu sơ cấp, thủy văn phục vụ phát điện.
5. Hệ thống điện truyền tải, sơ đồ trạm điện, sơ đồ kết dây cơ bản hệ thống điện quốc gia, những thông số chính và đặc điểm vận hành hệ thống điện quốc gia.
6. Cấu tạo, nguyên lý làm việc của các thiết bị chính trên hệ thống điện như tuabin, máy phát, máy biến áp, tụ, kháng, đường dây, máy cắt, dao cách ly, máy biến dòng điện, máy biến điện áp.
7. Nguyên lý làm việc của các thiết bị rơ le bảo vệ, tự động hóa, đo lường và điều khiển trên hệ thống điện; bảo vệ cho các phần tử chính trên hệ thống điện; sơ đồ nguyên lý rơ le và bảo vệ tự động của thiết bị thuộc quyền điều khiển của cấp Điều độ quốc gia.
8. Các kiến thức về vận hành hệ thống điện như các chế độ vận hành của hệ thống điện, điều chỉnh tần số, điều chỉnh điện áp, dự phòng công suất, dự phòng năng lượng, vận hành trung tâm điều khiển nhà máy điện, trạm điện không người trực, độ tin cậy trong vận hành hệ thống điện quốc gia, vận hành hệ thống điện vùng, miền.
9. Các kiến thức về vận hành kinh tế hệ thống điện như bài toán vận hành tối ưu nguồn điện; phương thức huy động nguồn điện; điều tiết thủy điện; dự báo nguồn năng lượng tái tạo (gió, mặt trời,..); lập kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa nguồn và lưới điện.
10. Thao tác các thiết bị trong hệ thống điện quốc gia.
11. Quy trình vận hành và xử lý sự cố trong hệ thống điện quốc gia.
12. Các phần mềm lập kế hoạch, tính toán, phân tích chế độ vận hành của hệ thống điện.
13. Các kiến thức cơ bản về thị trường điện Việt Nam.
14. Các kiến thức cơ bản về hệ thống SCADA/EMS của hệ thống điện quốc gia, các ứng dụng của hệ thống SCADA/EMS để phục vụ công tác điều độ, vận hành hệ thống điện thời gian thực.
15. Cơ cấu, tổ chức vận hành hệ thống viễn thông, thông tin của hệ thống điện quốc gia."
Theo đó, cấp điều độ quốc gia có trách nhiệm tổ chức đào tạo cho chức danh Điều độ viên quốc gia với các nội dung chính nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài tuyên truyền kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống học sinh sinh viên Việt Nam 9 1 2025? Bài tuyên truyền ngày học sinh sinh viên?
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?