Nhập hàng về bảo hành rồi xuất trả có được xem là hàng hóa tạm nhập tái xuất không? Chính sách thuế trong trường hợp này thế nào?
Nhập hàng về bảo hành rồi xuất trả có được xem là hàng hóa tạm nhập tái xuất không?
Căn cứ khoản 1 Điều 15 Nghị định 69/2018/NĐ-CP có quy định về các hình thức tạm nhập, tái xuất như sau:
“Điều 15. Các hình thức tạm nhập, tái xuất khác
1. Trừ trường hợp hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu; hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu, thương nhân được tạm nhập hàng hóa vào Việt Nam theo hợp đồng ký với nước ngoài để phục vụ mục đích bảo hành, bảo dưỡng, thuê, mượn hoặc để sử dụng vì mục đích khác trong một khoảng thời gian nhất định rồi tái xuất chính hàng hóa đó ra khỏi Việt Nam theo các quy định sau:
a) Đối với hàng hóa chưa được phép lưu hành, sử dụng tại Việt Nam; hàng hóa thuộc diện quản lý bằng biện pháp hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu, hạn ngạch thuế quan, giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu, trừ trường hợp Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu tự động, thương nhân phải được Bộ Công Thương cấp Giấy phép tạm nhập, tái xuất. Hồ sơ, quy trình cấp Giấy phép quy định tại Điều 19, Điều 20 Nghị định này.
Riêng đối với hàng hóa chưa được phép lưu hành, sử dụng tại Việt Nam, Bộ Công Thương cấp Giấy phép tạm nhập, tái xuất trên cơ sở văn bản chấp thuận của bộ, cơ quan ngang bộ có thẩm quyền quản lý hàng hóa đó.
b) Hàng hóa quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này khi sử dụng tại Việt Nam phải tuân thủ quy định của bộ, cơ quan ngang bộ có thẩm quyền quản lý.
c) Trường hợp hàng hóa không thuộc quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này, thương nhân thực hiện thủ tục tạm nhập, tái xuất tại cơ quan hải quan, không phải có Giấy phép tạm nhập, tái xuất."
Như vậy ngoại trừ là hàng cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu; hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu thì khi nhập hàng về bảo hành rồi xuất trả được xem là hàng hóa tạm nhập, tái xuất. Khi sử dụng các hàng hóa đó tại Việt Nam phải tuân thủ theo các quy định nêu trên.
Nhập hàng về bảo hành rồi xuất trả có được xem là hàng hóa tạm nhập, tái xuất không? Chính sách thuế trong trường hợp này thế nào?
Chính sách thuế đối với hàng hóa tạm nhập tái xuất để bảo hành như thế nào?
Đối với hàng hóa tạm nhập, tái xuất để bảo hành thì căn cứ khoản 2 Điều 13 Nghị định 134/2016/NĐ-CP có quy định như sau:
“Điều 13. Miễn thuế đối với hàng hóa tạm nhập, tái xuất hoặc tạm xuất, tái nhập trong thời hạn nhất định
2. Hàng hóa tạm nhập, tái xuất hoặc tạm xuất, tái nhập để bảo hành, sửa chữa, thay thế quy định tại điểm c khoản 9 Điều 16 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu phải đảm bảo không làm thay đổi hình dáng, công dụng và đặc tính cơ bản của hàng hóa tạm nhập, tạm xuất và không tạo ra hàng hóa khác.
Trường hợp thay thế hàng hóa theo điều kiện bảo hành của hợp đồng mua bán thì hàng hóa thay thế phải đảm bảo về hình dáng, công dụng và đặc tính cơ bản của hàng hóa được thay thế.”
Như vậy đối với hàng hóa tạm nhập, tái xuất để bảo hành nếu đáp ứng các quy định nêu trên thì được miễn thuế.
Hồ sơ, thủ tục miễn thuế đối với hàng hóa tạm nhập tái xuất để bảo hành thế nào?
Hàng hóa tạm nhập, tái xuất để bảo hành nếu đáp ứng điều kiện về miễn thuế thì hồ sơ, thủ tục miễn thuế khi làm thủ tục hải quan thực hiện theo quy định tại khoản 1, khoản 3 Điều 31 Nghị định 134/2016/NĐ-CP (Sửa đổi, bổ sung bởi khoản 14 Điều 1 Nghị định 18/2021/NĐ-CP) như sau:
- Về hồ sơ: Hồ sơ miễn thuế là hồ sơ hải quan theo quy định tại Luật hải quan và các văn bản hướng dẫn thi hành.
- Về thủ miễn thuế:
+ Người nộp thuế tự xác định, khai hàng hóa và số tiền thuế được miễn thuế (trừ việc kê khai số tiền thuế phải nộp đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để gia công do bên thuế gia công cung cấp) trên tờ khai hải quan khi làm thủ tục hải quan, chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung khai báo.
+ Cơ quan hải quan nơi làm thủ tục hải quan căn cứ hồ sơ miễn thuế, đối chiếu với các quy định hiện hành để thực hiện miễn thuế theo quy định.
Trường hợp xác định hàng hóa nhập khẩu không thuộc đối tượng miễn thuế như khai báo thì thu thuế và xử phạt vi phạm (nếu có) theo quy định.
+ Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử tự động trừ lùi số lượng hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tương ứng với số lượng hàng hóa trong Danh mục miễn thuế.
Trường hợp thông báo Danh mục miễn thuế bản giấy, cơ quan hải quan thực hiện cập nhật và trừ lùi số lượng hàng hóa đã xuất khẩu, nhập khẩu tương ứng với số lượng hàng hóa trong Danh mục miễn thuế.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 11 tháng 1 là ngày gì? Ngày 11 tháng 1 âm lịch bao nhiêu, thứ mấy? Ngày 11 tháng 1 cung gì? Có được nghỉ làm vào ngày này?
- HMPV là gì? HMPV có phải là căn nguyên virus gây viêm phổi mắc phải cộng đồng ở người lớn không?
- Lỗi sử dụng điện thoại khi đi xe máy 2025 phạt bao nhiêu tiền? Sử dụng điện thoại khi đi xe máy 2025 trừ bao nhiêu điểm?
- Toàn bộ chế độ nghỉ hưu trước tuổi năm 2025 có gì đáng chú ý? Tải Nghị định 178 nghỉ hưu trước tuổi khi sắp xếp bộ máy?
- Có được miễn trừ khai báo hóa chất đối với hóa chất là tiền chất ma túy, tiền chất thuốc nổ hay không?