Nhập khẩu thiết bị hạt nhân nhưng không có giấy phép thì tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính thế nào?

Tôi có thắc mắc liên quan đến vấn đề nhập khẩu thiết bị hạt nhân. Cho tôi hỏi nhập khẩu thiết bị hạt nhân nhưng không có giấy phép thì tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính thế nào? Câu hỏi của chị Hoàng Phương ở Lâm Đồng.

Việc nhập khẩu thiết bị hạt nhân được thực hiện thế nào?

Theo quy định tại Điều 65 Luật Năng lượng nguyên tử 2008 về kiểm soát nhập khẩu, xuất khẩu vật liệu phóng xạ và thiết bị hạt nhân như sau:

Kiểm soát nhập khẩu, xuất khẩu vật liệu phóng xạ và thiết bị hạt nhân
1. Việc nhập khẩu, xuất khẩu vật liệu phóng xạ và thiết bị hạt nhân được thực hiện theo quy định sau đây:
a) Vật liệu phóng xạ và thiết bị hạt nhân chỉ được nhập khẩu, xuất khẩu khi được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép;
b) Vật liệu phóng xạ phải được đóng gói trong kiện hàng theo quy định tại Điều 61 của Luật này;
2. Cơ quan hải quan phải ưu tiên làm thủ tục thông quan vật liệu phóng xạ đáp ứng đầy đủ quy định tại khoản 1 Điều này; nếu vi phạm thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm và hậu quả xảy ra mà bị xử lý theo quy định của pháp luật.
3. Tổ chức, cá nhân nhập khẩu vật liệu phóng xạ và thiết bị hạt nhân vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm và hậu quả xảy ra mà bị cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền buộc phải khắc phục trước khi thông quan hoặc tái xuất hoặc tịch thu.
4. Tổ chức, cá nhân xuất khẩu vật liệu phóng xạ, thiết bị hạt nhân vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm và hậu quả xảy ra mà bị cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền buộc phải khắc phục trước khi thông quan.
5. Chính phủ quy định cụ thể cơ chế phối hợp giữa cơ quan hải quan, cơ quan an toàn bức xạ và hạt nhân, các cơ quan liên quan trong việc kiểm soát nhập khẩu, xuất khẩu vật liệu phóng xạ và thiết bị hạt nhân tại cửa khẩu.

Theo quy định trên, việc nhập khẩu thiết bị hạt nhân được thực hiện theo quy định sau:

+ Vật liệu phóng xạ và thiết bị hạt nhân chỉ được nhập khẩu, xuất khẩu khi được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép.

+ Vật liệu phóng xạ phải được đóng gói trong kiện hàng theo quy định.

Thiết bị hạt nhân

Thiết bị hạt nhân (Hình từ Internet)

Nhập khẩu thiết bị hạt nhân nhưng không có giấy phép thì tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính thế nào?

Căn cứ điểm a khoản 7, điểm b khoản 11 Điều 6 Nghị định 107/2013/NĐ-CP, được bổ sung bởi điểm e khoản 7 Điều 4 Nghị định 126/2021/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về giấy phép tiến hành công việc bức xạ như sau:

Vi phạm quy định về giấy phép tiến hành công việc bức xạ
...
7. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây mà không có giấy phép trong trường hợp hành vi vi phạm chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự:
a) Xuất khẩu, nhập khẩu, tạm xuất tái nhập, tạm nhập tái xuất vật liệu hạt nhân nguồn, vật liệu hạt nhân, thiết bị hạt nhân;
b) Sử dụng vật liệu hạt nhân ngoài chu trình nhiên liệu hạt nhân;
c) Thay đổi quy mô, phạm vi hoạt động cơ sở hạt nhân;
d) Vận chuyển vật liệu hạt nhân nguồn, vật liệu hạt nhân, nhiên liệu hạt nhân, nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng;
đ) Xử lý, lưu giữ, chôn cất nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng.
...
11. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc tái xuất chất phóng xạ nhập khẩu đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm c Khoản 4 Điều này;
b) Buộc tái xuất vật liệu hạt nhân nguồn, vật liệu hạt nhân, thiết bị hạt nhân nhập khẩu đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm a Khoản 7 Điều này.

Theo khoản 1 Điều 4 Nghị định 107/2013/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức như sau:

Quy định về mức phạt tiền và thẩm quyền xử phạt đối với cá nhân, tổ chức
1. Mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II của Nghị định này là mức phạt tiền đối với cá nhân, trừ các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Khoản 9 Điều 6; Khoản 3 Điều 7; các Khoản 5, 6, 7, 8 Điều 14; Khoản 2 Điều 15; Khoản 2 Điều 22; các Điều 24, 25 và 26; Khoản 3 Điều 27 và Khoản 2 Điều 40 Nghị định này. Mức phạt tiền tối đa đối với cá nhân là 1.000.000.000 đồng.
Mức phạt tiền đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính của tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân. Mức phạt tiền tối đa đối với tổ chức là 2.000.000.000 đồng.
...

Theo đó, tổ chức nhập khẩu thiết bị hạt nhân nhưng không có giấy phép mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.

Đồng thời tổ chức vi phạm còn bị buộc tái xuất thiết bị hạt nhân nhập khẩu đối với hành vi vi phạm.

Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Bộ Khoa học và Công nghệ có quyền xử phạt tổ chức nhập khẩu thiết bị hạt nhân nhưng không có giấy phép không?

Theo quy định tại khoản 3 Điều 43 Nghị định 107/2013/NĐ-CP, được sửa đổi bởi điểm c khoản 22 Điều 4 Nghị định 126/2021/NĐ-CP về thẩm quyền của Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Bộ Khoa học và Công nghệ như sau:

Thẩm quyền xử phạt của thanh tra chuyên ngành khoa học và công nghệ
...
3. Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Bộ Khoa học và Công nghệ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 250.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử có thời hạn; đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 500.000.000 đồng;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 3 Nghị định này.
...

Như vậy, tổ chức nhập khẩu thiết bị hạt nhân nhưng không có giấy phép mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền cao nhất là 100.000.000 đồng nên Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Bộ Khoa học và Công nghệ có quyền xử phạt tổ chức này.

Thiết bị hạt nhân
Vật liệu hạt nhân
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Khi xuất khẩu vật liệu hạt nhân nguồn phải cần đáp ứng những yêu cầu như thế nào?
Pháp luật
Nguồn phóng xạ, vật liệu hạt nhân bị thất lạc thì xử lý như thế nào? Nếu có vật thể bị nhiễm xạ thì sẽ xử lý ra sao?
Pháp luật
Muốn vận chuyển vật liệu hạt nhân cần đáp ứng những yêu cầu gì? Khi vận chuyển vật liệu hạt nhân nếu gặp sự cố thì giải quyết như thế nào?
Pháp luật
Công việc bức xạ theo Luật Năng lượng nguyên tử bao gồm những công việc gì? Vật liệu hạt nhân hoặc thiết bị hạt nhân được đảm bảo an ninh như thế nào?
Pháp luật
Nguồn phóng xạ, vật liệu hạt nhân được đảm bảo an ninh như thế nào? Chất thải phóng xạ đã qua sử dụng được xử lý như thế nào?
Pháp luật
Khi phát hiện vật liệu hạt nhân, thiết bị hạt nhân bị bỏ rơi thì phải thông báo cho cơ quan nào?
Pháp luật
Người phạm tội tàng trữ trái phép vật liệu hạt nhân có tổ chức được hoãn chấp hành hình phạt tù khi đang mang thai không?
Pháp luật
Người sản xuất trái phép vật liệu hạt nhân có tổ chức sau đó tự thú thì có được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự không?
Pháp luật
Người phát tán trái phép vật liệu hạt nhân dẫn gây thiệt hại tài sản 200.000.000 đồng thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự thế nào?
Pháp luật
Người vận chuyển trái phép vật liệu hạt nhân qua biên giới sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự thế nào?
Pháp luật
Người chiếm đoạt vật liệu hạt nhân dẫn đến chết người là người bị bệnh nặng thì có được hoãn chấp hành hình phạt tù không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Thiết bị hạt nhân
920 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Thiết bị hạt nhân Vật liệu hạt nhân

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Thiết bị hạt nhân Xem toàn bộ văn bản về Vật liệu hạt nhân

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào