Nhặt được giấy tờ tùy thân của người khác đăng lên mạng xã hội để tìm chủ nhân có vi phạm pháp luật không?

Nhặt được giấy tờ tùy thân của người khác đăng lên mạng xã hội để tìm chủ nhân có vi phạm pháp luật không? Nếu có thì hành vi này có thể bị xử phạt bao nhiêu tiền? Anh cảm ơn. - câu hỏi của anh T. (Cần Thơ)

Nhặt được giấy tờ tùy thân của người khác đăng lên mạng xã hội để tìm chủ nhân có vi phạm pháp luật không?

Người dân khi nhặt được giấy tờ tùy thân của người khác đánh rơi cần đưa đến trụ sở cơ quan Công an nơi gần nhất để trình báo nếu như không liên lạc với chủ nhân các giấy tờ này.

Hiện nay, một trong các giấy tờ tùy thân của người dân là CCCD gắn chip chứa nhiều thông tin cá nhân nên việc đăng tải các thông tin giấy tờ lên mạng xã hội có thể làm lộ các thông tin như hình ảnh, mã QR, nơi thường trú, số CCCD… của chủ sở hữu. Từ những thông tin đó, các đối tượng xấu có thể dễ dàng lợi dụng thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật.

Tại khoản 2 Điều 38 Bộ luật Dân sự 2015 quy định việc thu thập, lưu giữ, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến đời sống riêng tư, bí mật cá nhân phải được người đó đồng ý, việc thu thập, lưu giữ, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến bí mật gia đình phải được các thành viên gia đình đồng ý, trừ trường hợp luật có quy định khác.

Có thể thấy, trường hợp một người nhặt được giấy tờ tùy thân của người khác, chụp ảnh và đăng lên mạng xã hội để tìm người đánh mất khi chưa có sự đồng ý của người đó được xem là hành vi vi phạm pháp luật và có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định 15/2020/NĐ-CP (Tên Nghị định này được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Nghị định 14/2022/NĐ-CP) quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử.

Nhặt được giấy tờ tùy thân của người khác đăng lên mạng xã hội để tìm chủ nhân có thể bị xử phạt bao nhiêu tiền?

Cụ thể, theo điểm e khoản 3 Điều 102 Nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định:

Vi phạm quy định về lưu trữ, cho thuê, truyền đưa, cung cấp, truy nhập, thu thập, xử lý, trao đổi và sử dụng thông tin
...
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Truy nhập, sử dụng, tiết lộ, làm gián đoạn, sửa đổi, phá hoại trái phép thông tin, hệ thống thông tin;
b) Không thực hiện các biện pháp cần thiết để ngăn chặn việc truy nhập thông tin hoặc loại bỏ thông tin trái pháp luật theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi truyền đưa hoặc cho thuê chỗ lưu trữ thông tin số;
...
e) Thu thập, xử lý và sử dụng thông tin của tổ chức, cá nhân khác mà không được sự đồng ý hoặc sai mục đích theo quy định của pháp luật;
g) Cung cấp, trao đổi, truyền đưa hoặc lưu trữ, sử dụng thông tin số nhằm đe dọa, quấy rối, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác;
...

Theo quy định nêu trên thì cá nhân có hành vi thu thập, xử lý và sử dụng thông tin của tổ chức, cá nhân khác mà không được sự đồng ý hoặc sai mục đích theo quy định của pháp luật có thể bị phạt tiền từ 05 triệu đồng đến 10 triệu đồng.

Lưu ý: Theo khoản 3 Điều 4 Nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định mức phạt tiền nêu trên được áp dụng đối với hành vi vi phạm của cá nhân. Trường hợp tổ chức có cùng hành vi vi phạm thì mức phạt tiền bằng 2 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

Do vậy, khi nhặt được giấy tờ tùy thân của người khác, người nhặt được giấy tờ không nên đăng tải, chia sẻ hình ảnh thông tin trên các giấy tờ đó lên mạng xã hội mà không làm mờ hoặc che đi các thông tin quan trọng.

Nếu người nhặt được giấy tờ vẫn muốn đăng lên mạng xã hội để dễ dàng tìm ra người đánh mất, chỉ nên nêu ra họ tên, tuổi và khu vực nhặt được để phân biệt. Khi người quen hoặc chính chủ nhân của giấy tờ bị đánh rơi phát hiện, họ chắc chắn sẽ nhận ra và tìm cách liên hệ, chứng minh giấy tờ đó là của mình.

Nhặt được giấy tờ

Nhặt được giấy tờ tùy thân của người khác đăng lên mạng xã hội để tìm chủ nhân có vi phạm pháp luật không? (Hình từ Internet)

Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi sử dụng thông tin của người khác khi chưa có sự đồng ý hoặc sai mục đích là bao lâu?

Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được căn cứ theo khoản 5 Điều 4 Nghị định 15/2020/NĐ-CP (được bổ sung bởi điểm b khoản 5 Điều 1 Nghị định 14/2022/NĐ-CP) như sau:

Quy định về mức phạt tiền và thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức
...
5. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính:
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm quy định tại Nghị định này là 01 năm trừ các hành vi vi phạm quy định tại các điểm a và c khoản 1 Điều 9; điểm b khoản 1 Điều 46; các điểm a và b khoản 2, khoản 3 Điều 51; các khoản 2 và 3 Điều 64; khoản 1 Điều 67; các khoản 2 và 3 Điều 68; các khoản 2 và 3 Điều 69; các khoản 2 và 3 Điều 70; điểm b khoản 1 Điều 76 Nghị định này có thời hiệu xử phạt là 02 năm.
Việc xác định hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc, hành vi vi phạm hành chính đang được thực hiện để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được áp dụng theo khoản 1 Điều 8 Nghị định số 118/2021/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2021 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính.

Theo quy định nêu trên thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi sử dụng thông tin của người khác khi chưa có sự đồng ý hoặc sai mục đích theo quy định của pháp luật là 01 năm.

Giấy tờ tùy thân
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Công ty có được giữ bản chính giấy tờ tùy thân của người lao động khi giao kết hợp đồng lao động hay không?
Pháp luật
Giấy tờ tùy thân là gì? Vì sao ra đường phải mang theo giấy tờ tùy thân? Có những loại giấy tờ tùy thân nào?
Pháp luật
Giấy tờ tùy thân là Thẻ CCCD có được xem là tài liệu về tư cách pháp lý của nhà đầu tư hay không?
Pháp luật
Nhặt được giấy tờ tùy thân của người khác đăng lên mạng xã hội để tìm chủ nhân có vi phạm pháp luật không?
Pháp luật
Giấy tờ tùy thân bao gồm những giấy tờ nào? Pháp luật quy định thế nào về giấy tờ tùy thân?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Giấy tờ tùy thân
4,018 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Giấy tờ tùy thân

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Giấy tờ tùy thân

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào