Nhảy việc là gì? Nhảy việc sau Tết là gì? Người lao động nhảy việc sau Tết có cần phải thông báo trước cho công ty không?

Nhảy việc là gì? Nhảy việc sau Tết là gì? Người lao động nhảy việc sau Tết có cần phải thông báo trước cho công ty không? Nghĩa vụ của người lao động nhảy việc sau Tết trái pháp luật theo quy định hiện hành?

Nhảy việc là gì? Nhảy việc sau Tết là gì?

Nhảy việc là thuật ngữ được sử dụng để chỉ hành động của một người lao động rời bỏ công việc hiện tại để chuyển sang làm việc tại một công ty hoặc tổ chức khác. Hành động này có thể xảy ra vì nhiều lý do khác nhau, bao gồm sự không hài lòng với công việc hiện tại, tìm kiếm cơ hội nghề nghiệp tốt hơn, tăng lương, hoặc cải thiện điều kiện làm việc.

Bên cạnh đó, nhảy việc sau Tết là thuật ngữ chỉ hành động người lao động quyết định rời bỏ công việc hiện tại để tìm kiếm một công việc mới ngay sau kỳ nghỉ Tết Nguyên Đán. Thời điểm này thường được coi là thời gian cao điểm cho việc tìm kiếm việc làm mới, vì nhiều người thường có xu hướng đánh giá lại công việc của mình sau kỳ nghỉ dài và tìm kiếm cơ hội tốt hơn.

*Nội dung trên chỉ mang tính chất tham khảo

Nhảy việc là gì? Nhảy việc sau Tết là gì? Người lao động nhảy việc sau Tết có cần phải thông báo trước cho công ty không?

Nhảy việc là gì? Nhảy việc sau Tết là gì? Người lao động nhảy việc sau Tết có cần phải thông báo trước cho công ty không? (Hình từ Internet)

Người lao động nhảy việc sau Tết có cần phải thông báo trước cho công ty không?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 35 Bộ luật Lao động 2019 có quy định quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động cụ thể như sau:

Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động
1. Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nhưng phải báo trước cho người sử dụng lao động như sau:
a) Ít nhất 45 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn;
b) Ít nhất 30 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng;
c) Ít nhất 03 ngày làm việc nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng;
d) Đối với một số ngành, nghề, công việc đặc thù thì thời hạn báo trước được thực hiện theo quy định của Chính phủ.
2. Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không cần báo trước trong trường hợp sau đây:
a) Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc theo thỏa thuận, trừ trường hợp quy định tại Điều 29 của Bộ luật này;
b) Không được trả đủ lương hoặc trả lương không đúng thời hạn, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 97 của Bộ luật này;
c) Bị người sử dụng lao động ngược đãi, đánh đập hoặc có lời nói, hành vi nhục mạ, hành vi làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự; bị cưỡng bức lao động;
d) Bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
đ) Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo quy định tại khoản 1 Điều 138 của Bộ luật này;
e) Đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Điều 169 của Bộ luật này, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác;
g) Người sử dụng lao động cung cấp thông tin không trung thực theo quy định tại khoản 1 Điều 16 của Bộ luật này làm ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng lao động.

Theo đó, người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nhưng phải báo trước cho công ty. Vì vậy, người lao động nhảy việc sau Tết cần phải thông báo trước cho công ty trong thời hạn như sau:

- Ít nhất 45 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn.

- Ít nhất 30 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng.

- Ít nhất 03 ngày làm việc nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng.

- Đối với một số ngành, nghề, công việc đặc thù thì thời hạn báo trước được thực hiện theo quy định của Chính phủ.

Nghĩa vụ của người lao động nhảy việc sau Tết trái pháp luật?

Căn cứ Điều 40 Bộ luật Lao động 2019 có quy định nghĩa vụ của người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật như sau:

Nghĩa vụ của người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật
1. Không được trợ cấp thôi việc.
2. Phải bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động và một khoản tiền tương ứng với tiền lương theo hợp đồng lao động trong những ngày không báo trước.
3. Phải hoàn trả cho người sử dụng lao động chi phí đào tạo quy định tại Điều 62 của Bộ luật này.

Theo đó, trường hợp người lao động nhảy việc sau Tết trái pháp luật hay đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật thì không được trợ cấp thôi việc.

Ngoài ra, người lao động còn phải bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động và một khoản tiền tương ứng với tiền lương theo hợp đồng lao động trong những ngày không báo trước, phải hoàn trả cho người sử dụng lao động chi phí đào tạo quy định tại Điều 62 của Bộ luật Lao động 2019.

Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng mà trước đó thỏa thuận là 60 ngày báo trước thì có đúng luật không?
Pháp luật
Nhảy việc là gì? Nhảy việc sau Tết là gì? Người lao động nhảy việc sau Tết có cần phải thông báo trước cho công ty không?
Pháp luật
Ai là người thực hiện công việc theo hợp đồng lao động? Quy định về việc chuyển người lao động làm công việc khác?
Pháp luật
Người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động khi người lao động nghỉ việc liên tiếp nhiều ngày mà không có lý do không?
Pháp luật
Mẫu thông báo đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động dùng chung cho mọi doanh nghiệp? Tải về mẫu thông báo?
Pháp luật
Tổng hợp mẫu đơn xin nghỉ việc dành cho công nhân, người lao động mới nhất hiện nay? Trường hợp không cần làm đơn xin nghỉ việc?
Pháp luật
Mẫu quyết định tạm đình chỉ công việc của người lao động mới nhất là mẫu nào? Khi nào được tạm định chỉ công việc?
Pháp luật
Công ty được đơn phương chấm dứt hợp đồng khi người lao động cung cấp thông tin không trung thực trong hợp đồng lao động không?
Pháp luật
Hà Nội: Báo cáo thống kê đơn vị doanh nghiệp ngừng việc tập thể trước 14 tháng 1? Tải về mẫu báo cáo?
Pháp luật
Ai có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động? Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động là gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động
Phạm Thị Thục Quyên Lưu bài viết
18 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào