Nhiệm kỳ của Kiểm soát viên Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam bao nhiêu năm? Được xem xét bổ nhiệm lại khi nào?
Nhiệm kỳ của Kiểm soát viên Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam bao nhiêu năm? Được xem xét bổ nhiệm lại khi nào?
Theo khoản 1 Điều 4 Quy chế hoạt động của Kiểm soát viên Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 2157/QĐ-BNN-ĐMDN năm 2013 quy định như sau:
Chế độ hoạt động của Kiểm soát viên
1. Kiểm soát viên có nhiệm kỳ không quá ba (03) năm và được Bộ xem xét bổ nhiệm lại nếu hoàn thành nhiệm vụ và đáp ứng được các tiêu chuẩn, điều kiện của Kiểm soát viên. Tùy thuộc vào quy mô vốn, phạm vi địa bàn và ngành, lĩnh vực kinh doanh, Bộ bổ nhiệm từ một (01) đến ba (03) Kiểm soát viên tại Tổng công ty, trong đó có ít nhất 01 (một) Kiểm soát viên có trình độ chuyên môn bậc đại học về tài chính, kế toán, kiểm toán.
...
Theo quy định Kiểm soát viên Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam có nhiệm kỳ không quá 03 năm.
Kiểm soát viên Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét bổ nhiệm lại nếu hoàn thành nhiệm vụ và đáp ứng được các tiêu chuẩn, điều kiện của Kiểm soát viên.
Tùy thuộc vào quy mô vốn, phạm vi địa bàn và ngành, lĩnh vực kinh doanh, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bổ nhiệm từ một (01) đến ba (03) Kiểm soát viên tại Tổng công ty, trong đó có ít nhất 01 (một) Kiểm soát viên có trình độ chuyên môn bậc đại học về tài chính, kế toán, kiểm toán.
Kiểm soát viên Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam phải đáp ứng được các tiêu chuẩn, điều kiện thế nào?
Theo Điều 3 Quy chế hoạt động của Kiểm soát viên Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 2157/QĐ-BNN-ĐMDN năm 2013 quy định Kiểm soát viên Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam phải có đủ các tiêu chuẩn và điều kiện sau đây:
(1) Có đủ năng lực hành vi dân sự và không đồng thời giữ chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp hoặc là người có liên quan theo quy định tại điểm a, c và đ khoản 23 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020, cụ thể như sau:
23. Người có liên quan là cá nhân, tổ chức có quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp với doanh nghiệp trong các trường hợp sau đây:
a) Công ty mẹ, người quản lý và người đại diện theo pháp luật của công ty mẹ và người có thẩm quyền bổ nhiệm người quản lý của công ty mẹ;
...
c) Cá nhân, tổ chức hoặc nhóm cá nhân, tổ chức có khả năng chi phối hoạt động của doanh nghiệp đó thông qua sở hữu, thâu tóm cổ phần, phần vốn góp hoặc thông qua việc ra quyết định của công ty;
...
đ) Vợ, chồng, bố đẻ, mẹ đẻ, bố nuôi, mẹ nuôi, bố chồng, mẹ chồng, bố vợ, mẹ vợ, con đẻ, con nuôi, con rể, con dâu, anh ruột, chị ruột, em ruột, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của người quản lý công ty, người đại diện theo pháp luật, Kiểm soát viên, thành viên và cổ đông sở hữu phần vốn góp hay cổ phần chi phối;
...
(2) Có trình độ chuyên môn bậc đại học trở lên, có khả năng thực hiện kiểm soát và kinh nghiệm nghề nghiệp về tài chính, kế toán, kiểm toán hoặc kinh nghiệm thực tế về quản lý điều hành, đầu tư trong ngành, nghề kinh doanh chính của Tổng công ty từ ba (03) năm trở lên và tiêu chuẩn, điều kiện khác quy định tại các văn bản pháp luật liên quan và Điều lệ Tổng công ty.
(3) Có sức khỏe, phẩm chất đạo đức tốt, trung thực, liêm khiết, hiểu biết và có ý thức chấp hành pháp luật.
Nhiệm kỳ của Kiểm soát viên Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam bao nhiêu năm? Được xem xét bổ nhiệm lại khi nào? (Hình từ Internet)
Nghĩa vụ của Kiểm soát viên Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam quy định như thế nào?
Theo Điều 7 Quy chế hoạt động của Kiểm soát viên Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 2157/QĐ-BNN-ĐMDN năm 2013 quy định về nghĩa vụ của Kiểm soát viên Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam như sau:
Nghĩa vụ của Kiểm soát viên
1. Tuân thủ pháp luật, Điều lệ Tổng công ty và các quy định của Bộ trong việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao. Kiểm soát viên chịu trách nhiệm trước pháp luật và Bộ về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ của mình.
2. Thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao một cách trung thực, cẩn trọng, tốt nhất nhằm bảo đảm lợi ích hợp pháp tối đa của Tổng công ty và Bộ.
3. Trung thành với lợi ích của Tổng công ty và Bộ. Quản lý và bảo mật thông tin theo quy định của Bộ và quy định của Tổng công ty. Không lợi dụng quyền hạn được giao để gây cản trở cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của Tổng công ty. Không sử dụng thông tin, bí quyết, cơ hội kinh doanh của Tổng công ty; không lạm dụng địa vị, chức vụ và tài sản của Tổng công ty để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác.
4. Phải thường xuyên nắm bắt tình hình, thu thập thông tin và thông báo kịp thời, đầy đủ và chính xác cho Bộ về các doanh nghiệp mà Kiểm soát viên và người có liên quan của Kiểm soát viên làm chủ hoặc có cổ phần, vốn góp chi phối. Thông báo này được niêm yết tại trụ sở chính và chi nhánh của Tổng công ty.
5. Thực hiện báo cáo định kỳ hoặc đột xuất theo yêu cầu của Bộ về tình hình, kết quả hoạt động kinh doanh, vấn đề tài chính của Tổng công ty và việc thực hiện các nhiệm vụ được giao.
6. Chủ động báo cáo và khuyến nghị kịp thời tới Bộ về những hoạt động bất thường của Tổng công ty, trái với pháp luật và các quy định của Bộ; chịu trách nhiệm trước Bộ và trước pháp luật về các hành vi cố ý bỏ qua hoặc bao che cho các vi phạm.
7. Các nghĩa vụ khác theo quy định của Quy chế này, các quy định pháp luật liên quan và Điều lệ Tổng công ty.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?