Nhiệm kỳ hoạt động của Hội đồng thẩm định kịch bản phim sử dụng ngân sách nhà nước là bao nhiêu năm?
- Nhiệm kỳ hoạt động của Hội đồng thẩm định kịch bản phim sử dụng ngân sách nhà nước là bao nhiêu năm?
- Nhiệm vụ của Hội đồng thẩm định kịch bản phim sử dụng ngân sách nhà nước là gì?
- Cơ quan quản lý dự án phải gửi văn bản thẩm định kịch bản phim sử dụng ngân sách nhà nước đến tổ chức đề nghị thẩm định trong thời gian nào?
Nhiệm kỳ hoạt động của Hội đồng thẩm định kịch bản phim sử dụng ngân sách nhà nước là bao nhiêu năm?
Hội đồng thẩm định kịch bản phim sử dụng ngân sách nhà nước có nhiệm kỳ hoạt động được quy định tại Điều 4 Thông tư 19/2022/TT-BVHTTDL như sau:
Thành lập Hội đồng
1. Hội đồng do chủ đầu tư quyết định thành lập theo đề nghị của cơ quan quản lý dự án. Chủ đầu tư có quyền cho thôi, miễn nhiệm, thay thế thành viên Hội đồng thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 8 Thông tư này.
2. Căn cứ loại hình kịch bản phim, chủ đầu tư quyết định thành lập Hội đồng, bao gồm:
a) Hội đồng thẩm định kịch bản phim truyện;
b) Hội đồng thẩm định kịch bản phim tài liệu và phim khoa học;
c) Hội đồng thẩm định kịch bản phim hoạt hình.
3. Thành phần của Hội đồng
a) Thành viên Hội đồng:
Hội đồng có ít nhất từ 05 thành viên trở lên (là số lẻ), gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các Ủy viên, bao gồm: đại diện cơ quan quản lý nhà nước về điện ảnh, biên kịch, đạo diễn, người có chuyên môn về từng loại hình phim, có uy tín nghề nghiệp và các chức danh khác phù hợp do chủ đầu tư lựa chọn;
Trường hợp cần thiết, chủ đầu tư có thể mời thêm một số chuyên gia để tham khảo ý kiến.
b) Thường trực Hội đồng gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch và Thư ký. c) Chủ tịch Hội đồng:
- Đối với Hội đồng do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành lập, Chủ tịch Hội đồng là Cục trưởng Cục Điện ảnh;
- Đối với Hội đồng do Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan trung ương của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp thành lập, Chủ tịch Hội đồng là người đứng đầu cơ quan quản lý dự án;
- Đối với Hội đồng do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập, Chủ tịch Hội đồng là lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch hoặc Sở Văn hóa và Thể thao.
d) Thư ký Hội đồng:
Thư ký Hội đồng do cơ quan quản lý dự án cử, làm việc theo nhiệm kỳ của Hội đồng. Thư ký Hội đồng có thể là thành viên Hội đồng.
4. Nhiệm kỳ hoạt động của Hội đồng là 02 năm.
Theo đó, Hội đồng thẩm định kịch bản phim sử dụng ngân sách nhà nước có nhiệm kỳ hoạt động là 02 năm.
Hội đồng thẩm định kịch bản phim (Hình từ Internet)
Nhiệm vụ của Hội đồng thẩm định kịch bản phim sử dụng ngân sách nhà nước là gì?
Hội đồng thẩm định kịch bản phim sử dụng ngân sách nhà nước có nhiệm vụ được quy định tại Điều 3 Thông tư 19/2022/TT-BVHTTDL như sau:
Chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng
1. Hội đồng có chức năng tư vấn cho chủ đầu tư trong hoạt động thẩm định kịch bản phim sử dụng ngân sách nhà nước theo quy định tại Điều 14 Luật Điện ảnh.
2. Hội đồng có nhiệm vụ thẩm định để đánh giá chất lượng nội dung tư tưởng nghệ thuật và xếp loại kịch bản phim sử dụng ngân sách nhà nước.
Theo quy định trên, Hội đồng thẩm định kịch bản phim sử dụng ngân sách nhà nước có nhiệm vụ thẩm định để đánh giá chất lượng nội dung tư tưởng nghệ thuật và xếp loại kịch bản phim sử dụng ngân sách nhà nước.
Cơ quan quản lý dự án phải gửi văn bản thẩm định kịch bản phim sử dụng ngân sách nhà nước đến tổ chức đề nghị thẩm định trong thời gian nào?
Thời gian gửi văn bản thẩm định kịch bản phim sử dụng ngân sách nhà nước đến tổ chức đề nghị thẩm định được quy định tại Điều 6 Thông tư 19/2022/TT-BVHTTDL như sau:
Hoạt động của Hội đồng
1. Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận kịch bản do cơ sở điện ảnh đề nghị thẩm định, Thường trực Hội đồng gửi kịch bản và Phiếu thẩm định kịch bản đến các thành viên Hội đồng.
Phiếu thẩm định kịch bản thực hiện theo Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày nhận được kịch bản do Thường trực Hội đồng gửi, Thành viên Hội đồng có trách nhiệm thẩm định và gửi Phiếu thẩm định kịch bản đến Thường trực Hội đồng.
Trường hợp thành viên Hội đồng đã gửi Phiếu thẩm định kịch bản tới Thường trực Hội đồng, nhưng sau đó đến trước phiên họp Hội đồng có ý kiến khác so với Phiếu thẩm định kịch bản đã gửi trước đó, thì có thể gửi lại Phiếu cho Thường trực Hội đồng tổng hợp tại cuộc họp để làm căn cứ kết luận của Hội đồng.
3. Cuộc họp của Hội đồng được tổ chức căn cứ thực tế số lượng kịch bản đề nghị thẩm định.
4. Cuộc họp của Hội đồng phải có ít nhất trên 2/3 tổng số thành viên Hội đồng tham dự.
5. Kết luận của Hội đồng phải được ít nhất 2/3 tổng số ý kiến thẩm định của các thành viên Hội đồng tán thành. Kết luận của Hội đồng phải được ghi vào Biên bản họp Hội đồng.
6. Phiếu thẩm định và ý kiến tại cuộc họp của thành viên Hội đồng, Kết luận của Hội đồng là cơ sở để cơ quan quản lý dự án soạn thảo văn bản thẩm định kịch bản.
7. Trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc cuộc họp của Hội đồng, cơ quan quản lý dự án gửi văn bản thẩm định kịch bản đến cơ sở điện ảnh có kịch bản đề nghị thẩm định.
Như vậy, cơ quan quản lý dự án phải gửi văn bản thẩm định kịch bản phim sử dụng ngân sách nhà nước đến tổ chức đề nghị thẩm định trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc cuộc họp của Hội đồng thẩm định kịch bản.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán khi biểu quyết về quyết định giải quyết vụ án hành chính đúng không?
- Bậc thuế môn bài năm 2025 mới nhất như thế nào? Hạn chót nộp thuế môn bài năm 2025 là khi nào?
- Cán bộ, công chức, viên chức không áp dụng Nghị định 178/2024 chính sách khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 gồm những ai?
- Chính thức dạy thêm ngoài nhà trường phải đăng ký kinh doanh theo Thông tư 29/2024 đúng không?
- Hướng dẫn hồ sơ hoàn thuế GTGT hàng xuất khẩu theo Thông tư 80? Tải về tài liệu hồ sơ hoàn thuế?