Nhiệm vụ báo cáo của Hiệp hội công chứng viên Việt Nam được thực hiện như thế nào? Nếu không thực hiện thì bị xử phạt bao nhiêu?
- Nhiệm vụ báo cáo của Hiệp hội công chứng viên Việt Nam được thực hiện như thế nào?
- Hiệp hội công chứng viên Việt Nam không thực hiện nhiệm vụ báo cáo thì bị xử phạt bao nhiêu?
- Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Bộ Tư pháp có quyền xử phạt Hiệp hội công chứng viên Việt Nam không thực hiện nhiệm vụ báo cáo không?
Nhiệm vụ báo cáo của Hiệp hội công chứng viên Việt Nam được thực hiện như thế nào?
Theo khoản 8 Điều 30 Nghị định 29/2015/NĐ-CP quy định về nhiệm vụ báo cáo của Hiệp hội công chứng viên Việt Nam như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệp hội công chứng viên Việt Nam
1. Đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của hội viên theo quy định của Điều lệ Hiệp hội công chứng viên Việt Nam và theo quy định của pháp luật.
2. Kết nạp, khai trừ hội viên; khen thưởng, kỷ luật hội viên; giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của Điều lệ Hiệp hội công chứng viên Việt Nam.
3. Ban hành Quy tắc đạo đức hành nghề công chứng; giám sát hội viên trong việc tuân thủ Quy tắc đạo đức hành nghề công chứng và quy định của pháp luật về công chứng.
4. Phối hợp với Bộ Tư pháp trong việc tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, tập sự hành nghề công chứng theo quy định của pháp luật; tham gia xây dựng, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật.
5. Thành lập Quỹ bồi thường thiệt hại trong phạm vi tổ chức mình để hỗ trợ việc bồi thường thiệt hại do lỗi của hội viên khi hành nghề công chứng trong trường hợp bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của hội viên không đủ bồi thường; quản lý Quỹ bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
6. Thực hiện các hoạt động hợp tác quốc tế về công chứng theo quy định của pháp luật.
7. Kiểm tra việc thực hiện Điều lệ Hiệp hội công chứng viên Việt Nam; đình chỉ thi hành và yêu cầu sửa đổi, hủy bỏ nghị quyết, quyết định, quy định của Hội công chứng viên trái với Điều lệ Hiệp hội công chứng viên Việt Nam; kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền đình chỉ thi hành và yêu cầu sửa đổi, hủy bỏ nghị quyết, quyết định, quy định của Hội công chứng viên trái với quy định của pháp luật.
8. Báo cáo Bộ Tư pháp về Đề án tổ chức Đại hội nhiệm kỳ, phương án nhân sự, kết quả Đại hội; thực hiện chế độ báo cáo định kỳ hoặc báo cáo khác theo yêu cầu của Bộ Tư pháp.
9. Các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ Hiệp hội công chứng viên Việt Nam.
Theo quy định trên thì Hiệp hội công chứng viên Việt Nam có nhiệm vụ báo cáo Bộ Tư pháp về Đề án tổ chức Đại hội nhiệm kỳ, phương án nhân sự, kết quả Đại hội và thực hiện chế độ báo cáo định kỳ hoặc báo cáo khác theo yêu cầu của Bộ Tư pháp.
Hiệp hội công chứng viên Việt Nam (Hình từ Internet)
Hiệp hội công chứng viên Việt Nam không thực hiện nhiệm vụ báo cáo thì bị xử phạt bao nhiêu?
Theo Điều 17 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Hành vi vi phạm của tổ chức xã hội - nghề nghiệp của công chứng viên
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với Hiệp hội công chứng viên Việt Nam không thực hiện chế độ báo cáo định kỳ hoặc báo cáo khác theo yêu cầu của Bộ Tư pháp.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với Hiệp hội công chứng viên Việt Nam không báo cáo Bộ Tư pháp về đề án tổ chức đại hội nhiệm kỳ, phương án nhân sự, kết quả đại hội.
Theo đó, mức xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm của Hiệp hội công chứng viên Việt Nam đượn quy định như sau:
- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với Hiệp hội công chứng viên Việt Nam không thực hiện chế độ báo cáo định kỳ hoặc báo cáo khác theo yêu cầu của Bộ Tư pháp.
- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với Hiệp hội công chứng viên Việt Nam không báo cáo Bộ Tư pháp về đề án tổ chức đại hội nhiệm kỳ, phương án nhân sự, kết quả đại hội.
Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Bộ Tư pháp có quyền xử phạt Hiệp hội công chứng viên Việt Nam không thực hiện nhiệm vụ báo cáo không?
Theo điểm b khoản 2 Điều 88 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính
...
2. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của thanh tra:
...
b) Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Bộ Tư pháp xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 5; các khoản 1, 2, 3, 4, 5 và 6 Điều 6; các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 7; Điều 8; các khoản 1, 2 và 3 Điều 9; các Điều 10, 11, 12, 13, 14 và 15; các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 16; Điều 17; Mục 4 Chương II; các Điều 21 và 22; các khoản 1, 2 và 3 Điều 23; các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 24; Mục 6 và Mục 7 Chương II; Điều 31 và Điều 32; các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều 33; Mục 1 và Mục 2 Chương III; Điều 48 và Điều 49; các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 50; Mục 4 và Mục 5 Chương III; các khoản 1, 2 và 3 Điều 56; các khoản 1, 2 và 3 Điều 57; các Điều 58, 59, 60, 61 và 62; các khoản 1, 2, 3, 4 và 6 Điều 63; các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều 64; Điều 65 và Điều 78; các khoản 1, 2 và 3 Điều 79; Điều 80; khoản 2 và các điểm a, b, c, d, đ, e, g, k và l khoản 3 Điều 81 Nghị định này;
...
Theo đó, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Bộ Tư pháp được quyền xử phạt các vi phạm hành chính quy định tại Điều 17 Nghị định 82/2020/NĐ-CP.
Đồng thời theo điểm b khoản 5 Điều 84 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Bộ Tư pháp như sau:
Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của cơ quan Thanh tra
...
5. Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Bộ Tư pháp có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 21.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình; đến 28.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã; đến 35.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp;
...
Theo quy định trên, mức xử lý hành chính mà Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Bộ Tư pháp có quyền xử phạt đối với các vi phạm hành chính thuộc thẩm quyền của người này cao hơn mức xử phạt hành chính có thể áp dụng đối với Hiệp hội công chứng viên Việt Nam không thực hiện nhiệm vụ báo cáo theo đúng quy định.
Từ những phân tích ở trên có thể kết luận Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Bộ Tư pháp có quyền xử phạt Hiệp hội công chứng viên Việt Nam không thực hiện nhiệm vụ báo cáo theo đúng quy định.
Lưu ý: Theo khoản 6 Điều 4 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định thẩm quyền phạt tiền của các chức danh được quy định tại Chương VIII Nghị định này là thẩm quyền phạt tiền đối với một hành vi vi phạm hành chính của cá nhân, thẩm quyền phạt tiền tổ chức gấp 02 lần thẩm quyền phạt tiền cá nhân.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thuế có phải là một khoản nộp bắt buộc? Trách nhiệm của người nộp thuế trong việc nộp tiền thuế là gì?
- Hợp tác xã có phải đối tượng được Nhà nước hỗ trợ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp hay không?
- Hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được xây dựng để làm gì? Thông tin trong hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được điều chỉnh khi nào?
- Viên chức lý lịch tư pháp hạng I, hạng II, hạng III có nhiệm vụ và tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ thế nào?
- Mã số thông tin của công trình xây dựng trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng được khởi tạo khi nào?