Nhiệm vụ của Tổ phó thường trực Tổ công tác thúc đẩy hợp tác đầu tư nước ngoài quy định như thế nào?
Nhiệm vụ của Tổ phó thường trực Tổ công tác thúc đẩy hợp tác đầu tư nước ngoài quy định thế nào?
Theo Điều 5 Quy chế hoạt động của Tổ công tác thúc đẩy hợp tác đầu tư nước ngoài do Thủ tướng Chính phủ ban hành kèm theo Quyết định 1318/QĐ-TTg năm 2020 quy định như sau:
Nhiệm vụ của Tổ phó thường trực
1. Giúp Tổ trưởng chỉ đạo triển khai các nhiệm vụ và thực hiện các quyền hạn của Tổ công tác.
2. Chỉ đạo việc lập kế hoạch hoạt động của Tổ công tác; quyết định các công việc của Tổ công tác theo ủy quyền của Tổ trưởng; tham vấn ý kiến của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài trong các trường hợp cần thiết.
3. Thực hiện các hoạt động xúc tiến đầu tư trong nước và nước ngoài; chủ trì việc xây dựng phương án tiếp cận linh hoạt và trực tiếp tổ chức đàm phán với các Tập đoàn lớn có công nghệ cao, đứng đầu hoặc vận hành các chuỗi giá trị để thu hút các dự án đầu tư có chọn lọc vào Việt Nam.
4. Chủ trì phối hợp với các bộ, ngành, địa phương liên quan đôn đốc giải quyết các vấn đề khó khăn vướng mắc của các doanh nghiệp; điều phối liên ngành, liên cấp, liên vùng để thúc đẩy việc hình thành các chuỗi dự án liên kết và hỗ trợ, triển khai thuận lợi, hiệu quả.
5. Khi cần thiết có thể yêu cầu các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cung cấp các thông tin và hợp tác với Tổ công tác nhằm phục vụ các hoạt động xúc tiến đầu tư.
6. Chịu trách nhiệm trước Tổ trưởng về kết quả thực hiện công việc; kịp thời báo cáo để Tổ trưởng cho ý kiến chỉ đạo những vấn đề vượt thẩm quyền.
Như vậy, Tổ phó thường trực Tổ công tác thúc đẩy hợp tác đầu tư nước ngoài thực hiện những nhiệm vụ được quy định nêu trên.
Tổ phó thường trực Tổ công tác thúc đẩy hợp tác đầu tư nước ngoài làm việc theo chế độ gì?
Theo khoản 1 Điều 3 Quy chế hoạt động của Tổ công tác thúc đẩy hợp tác đầu tư nước ngoài do Thủ tướng Chính phủ ban hành kèm theo Quyết định 1318/QĐ-TTg năm 2020 quy định như sau:
Nguyên tắc và chế độ làm việc
1. Tổ trưởng, Tổ phó thường trực, Tổ phó (sau đây gọi là lãnh đạo Tổ công tác) và các thành viên Tổ công tác, Nhóm giúp việc làm việc theo chế độ kiêm nhiệm. Tổ công tác làm việc theo nguyên tắc tập trung thống nhất, các thành viên Tổ công tác chịu trách nhiệm về phần việc được phân công.
2. Tổ trưởng chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về mọi hoạt động của Tổ công tác. Tổ phó thường trực chủ động chỉ đạo thực hiện toàn bộ các hoạt động hằng ngày của Tổ công tác, nếu có vấn đề cần xin ý kiến sẽ làm văn bản hoặc xin ý kiến trực tiếp Tổ trưởng.
...
Theo quy định Tổ phó thường trực Tổ công tác thúc đẩy hợp tác đầu tư nước ngoài làm việc theo chế độ kiêm nhiệm.
Tổ phó thường trực chủ động chỉ đạo thực hiện toàn bộ các hoạt động hằng ngày của Tổ công tác, nếu có vấn đề cần xin ý kiến sẽ làm văn bản hoặc xin ý kiến trực tiếp Tổ trưởng.
Nhiệm vụ của Tổ phó thường trực Tổ công tác thúc đẩy hợp tác đầu tư nước ngoài quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Tổ phó thường trực Tổ công tác thúc đẩy hợp tác đầu tư nước ngoài ký các văn bản thì sử dụng con dấu của ai?
Theo khoản 6 Điều 3 Quy chế hoạt động của Tổ công tác thúc đẩy hợp tác đầu tư nước ngoài do Thủ tướng Chính phủ ban hành kèm theo Quyết định 1318/QĐ-TTg năm 2020 quy định như sau:
Nguyên tắc và chế độ làm việc
...
3. Tổ công tác họp khi cần thiết để trao đổi, quyết định những vấn đề lớn. Tổ công tác họp theo thông báo mời họp của lãnh đạo Tổ công tác.
4. Ý kiến tham gia của các thành viên Tổ công tác là ý kiến chính thức của cơ quan nơi thành viên Tổ công tác làm việc.
5. Các thành viên Tổ công tác chỉ định lãnh đạo cấp Vụ trong bộ, ngành mình làm đầu mối phối hợp với nhóm giúp việc đặt tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư để triển khai các nhiệm vụ của Tổ công tác. Đồng thời sử dụng kinh phí, bộ máy tổ chức của cơ quan mình để thực hiện các nhiệm vụ được phân công.
6. Tổ trưởng ký các văn bản chỉ đạo, sử dụng con dấu của Thủ tướng Chính phủ; Tổ phó thường trực và Tổ phó ký các văn bản, sử dụng con dấu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư; các thành viên khác của Tổ công tác ký các văn bản sử dụng con dấu của cơ quan mình.
7. Tổ công tác được yêu cầu các bộ, cơ quan ngang bộ và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cung cấp các thông tin cần thiết; yêu cầu hỗ trợ, phối hợp trong quá trình hoạt động. Các cơ quan được yêu cầu có trách nhiệm cung cấp thông tin, hỗ trợ và phối hợp triển khai các nhiệm vụ của Tổ công tác trong thời hạn được yêu cầu.
8. Tổ công tác được huy động sự tham gia của các tổ chức, cá nhân, các chuyên gia trong và ngoài nước khi cần thiết.
9. Các nội dung trao đổi của Tổ công tác, ý kiến tham mưu của các thành viên, ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo Tổ công tác và các tài liệu liên quan được bảo mật. Mọi thông tin, phát ngôn và công tác truyền thông, báo chí được thực hiện sau khi có ý kiến chấp thuận của Tổ trưởng hoặc Tổ phó thường trực.
Theo quy định Tổ phó thường trực Tổ công tác thúc đẩy hợp tác đầu tư nước ngoài ký các văn bản thì sử dụng con dấu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?