Nhiệm vụ, giải pháp trong Đề án Truyền thông phòng chống tác hại của rượu bia đến năm 2030 như nào?
- Mục tiêu đến năm 2030 của Đề án Truyền thông phòng chống tác hại của rượu bia đến năm 2030 là gì?
- Đối tượng và nội dung truyền thông của Đề án Truyền thông phòng chống tác hại của rượu bia đến năm 2030 là gì?
- Nhiệm vụ, giải pháp trong Đề án Truyền thông phòng chống tác hại của rượu bia đến năm 2030 là gì?
- Nhiệm vụ của Bộ Y tế trong Đề án Truyền thông phòng chống tác hại của rượu bia đến năm 2030?
- Kinh phí để thực hiện Đề án từ đâu?
Mục tiêu đến năm 2030 của Đề án Truyền thông phòng chống tác hại của rượu bia đến năm 2030 là gì?
Căn cứ tại mục I Điều 1 Quyết định 1169/QĐ-TTg năm 2024 nêu rõ mục tiêu đến năm 2030:
- 95% người dân trưởng thành được truyền thông về tác hại của rượu, bia và các biện pháp phòng, chống tác hại của rượu, bia.
- 100% người điều khiển phương tiện giao thông được truyền thông, phổ biến quy định của pháp luật về việc không uống rượu, bia khi điều khiển phương tiện giao thông.
- 100% cơ sở giáo dục thực hiện truyền thông phòng, chống tác hại của rượu, bia phù hợp với lứa tuổi của học sinh, sinh viên.
- 95% cơ sở kinh doanh rượu, bia; 90% hộ gia đình, cá nhân sản xuất rượu thủ công được truyền thông, hướng dẫn các quy định của pháp luật về phòng, chống tác hại của rượu, bia và các quy định pháp luật khác có liên quan.
- 90% báo in, báo điện tử của các bộ, ngành; 90% đài phát thanh, truyền hình ở trung ương, địa phương và hệ thống đài truyền thanh cấp xã đăng tải, phát thanh tin bài về phòng, chống tác hại của rượu, bia hằng tháng; 90% phóng viên, người tham gia hoạt động thông tin cơ sở được tập huấn, cung cấp thông tin về phòng, chống tác hại của rượu, bia.
Nhiệm vụ, giải pháp trong Đề án Truyền thông phòng chống tác hại của rượu bia đến năm 2030? (Hình từ Internet)
Đối tượng và nội dung truyền thông của Đề án Truyền thông phòng chống tác hại của rượu bia đến năm 2030 là gì?
Căn cứ tại mục II Điều 1 Quyết định 1169/QĐ-TTg năm 2024 quy định về đối tượng và nội dung truyền thông của Đề án như sau:
- Đối tượng truyền thông: Người dân; các cơ quan, tổ chức có liên quan đến phòng, chống tác hại của rượu, bia.
- Nội dung truyền thông: chính sách, pháp luật về phòng, chống tác hại của rượu, bia; tác hại của rượu, bia và các biện pháp phòng, chống tác hại của rượu, bia.
Nhiệm vụ, giải pháp trong Đề án Truyền thông phòng chống tác hại của rượu bia đến năm 2030 là gì?
Căn cứ tại mục III Điều 1 Quyết định 1169/QĐ-TTg năm 2024 thì nhiệm vụ, giải pháp trong Đề án Truyền thông phòng, chống tác hại của rượu, bia đến năm 2030 là:
- Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền về công tác truyền thông phòng, chống tác hại của rượu, bia. Cấp ủy, chính quyền các cấp ban hành nghị quyết, kế hoạch, đầu tư kinh phí, huy động nguồn lực để tổ chức thực hiện Đề án.
- Xây dựng, phổ biến tài liệu truyền thông về phòng, chống tác hại của rượu, bia phù hợp theo ngành, lĩnh vực và địa phương; cung cấp, phổ biến tài liệu truyền thông kịp thời, đa dạng về hình thức cho hệ thống truyền thông từ trung ương đến địa phương.
- Thường xuyên tổ chức tập huấn nâng cao năng lực, kỹ năng truyền thông cho người tham gia công tác truyền thông phòng, chống tác hại của rượu, bia từ trung ương đến địa phương.
- Triển khai các hình thức truyền thông hiệu quả, phù hợp
+ Thường xuyên tổ chức các chương trình, chiến dịch truyền thông về phòng, chống tác hại của rượu, bia dưới nhiều hình thức, trong đó có hình thức thông qua đội tuyên truyền lưu động; truyền thông gắn với các cuộc thi; các hoạt động, sự kiện y tế, văn hóa, thể thao và du lịch.
+ Thực hiện công tác truyền thông về phòng, chống tác hại của rượu, bia trên phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội, internet, điện thoại di động, tư vấn trực tuyến.
+ Triển khai các hình thức truyền thông về phòng, chống tác hại của rượu, bia đến từng người dân; chú trọng truyền thông tại các địa điểm công cộng, khu du lịch, khu vui chơi giải trí; tổ chức hội nghị tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật về phòng, chống tác hại của rượu, bia cho các cơ quan, tổ chức và người có liên quan;
Lồng ghép nội dung truyền thông về phòng, chống tác hại của rượu, bia vào trong hương ước, quy ước, thiết chế văn hóa của vùng, miền, địa phương, khu dân cư; tổ chức các hoạt động truyền thông phòng, chống tác hại của rượu, bia trong cơ sở giáo dục phù hợp với lứa tuổi của học sinh, sinh viên; triển khai, nhân rộng các sáng kiến, mô hình truyền thông phòng, chống tác hại của rượu, bia.
- Thường xuyên thực hiện việc kiểm tra, giám sát, đánh giá hoạt động truyền thông phòng, chống tác hại của rượu, bia từ trung ương đến địa phương; kịp thời chấn chỉnh, xử lý các tổ chức, cá nhân có hành vi làm lan truyền các thông tin sai sự thật, không đúng quy định của pháp luật về phòng, chống tác hại của rượu, bia.
Nhiệm vụ của Bộ Y tế trong Đề án Truyền thông phòng chống tác hại của rượu bia đến năm 2030?
Tại mục IV Điều 1 Quyết định 1169/QĐ-TTg năm 2024, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ xây dựng kế hoạch, tổ chức triển khai thực hiện Đề án theo chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực và địa bàn được phân công quản lý. Trong đó, Bộ Y tế có nhiệm vụ:
- Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, cơ quan liên quan hướng dẫn việc tổ chức triển khai thực hiện Đề án.
- Xây dựng nội dung tài liệu truyền thông mẫu về phòng, chống tác hại của rượu, bia; phối hợp, hướng dẫn các cơ quan truyền thông trong việc xây dựng tin bài, chuyên trang chuyên mục về ảnh hưởng của rượu, bia đến sức khỏe con người.
- Kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Đề án; tổng hợp báo cáo tình hình triển khai và kết quả thực hiện Đề án của các bộ, ngành, địa phương, báo cáo Thủ tướng Chính phủ theo quy định.
Kinh phí để thực hiện Đề án từ đâu?
Căn cứ tại mục IV Điều 1 Quyết định 1169/QĐ-TTg năm 2024 quy định Kinh phí thực hiện Đề án bao gồm: Nguồn ngân sách nhà nước và các nguồn hợp pháp khác.
Kinh phí thực hiện Đề án từ nguồn ngân sách nhà nước được bố trí trong dự toán chi ngân sách hàng năm của các Bộ, cơ quan, địa phương theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành, bảo đảm đúng quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước và các văn bản pháp luật khác có liên quan.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?