Nhiệm vụ hội nghị đại biểu công đoàn các cấp? Trường hợp không tổ chức được hội nghị đại biểu thì tổ chức hội nghị ban chấp hành mở rộng đúng không?

Nhiệm vụ hội nghị đại biểu công đoàn các cấp là gì? Trường hợp hội nghị đại biểu công đoàn không tổ chức được thì tổ chức hội nghị ban chấp hành mở rộng đúng không? Nguyên tắc, hình thức bầu cử tại hội nghị công đoàn là gì?

Nhiệm vụ hội nghị đại biểu công đoàn các cấp là gì?

Căn cứ vào Điều 9 Điều lệ Công đoàn Việt Nam (Khóa XII) ban hành kèm theo Quyết định 174/QĐ-TLĐ năm 2020 như sau:

Hội nghị đại biểu, hội nghị toàn thể công đoàn các cấp
1. Những nơi xét thấy cần thiết và được công đoàn cấp trên trực tiếp đồng ý thì triệu tập hội nghị đại biểu hoặc hội nghị toàn thể. Trường hợp không thể tổ chức được hội nghị đại biểu, hội nghị toàn thể thì có thể tổ chức hội nghị ban chấp hành công đoàn mở rộng sau khi có sự đồng ý của công đoàn cấp trên trực tiếp.
2. Nhiệm vụ của hội nghị đại biểu, hội nghị toàn thể công đoàn các cấp
a. Kiểm điểm việc thực hiện nghị quyết đại hội, bổ sung phương hướng nhiệm vụ và thông qua chương trình, kế hoạch hoạt động của công đoàn.
b. Bầu cử bổ sung ban chấp hành và bầu đại biểu đi dự đại hội hoặc hội nghị đại biểu công đoàn cấp trên (nếu có).
3. Đại biểu dự hội nghị đại biểu hoặc hội nghị toàn thể thực hiện theo quy định tại khoản 3, khoản 4, khoản 5 Điều 8 Điều lệ này.

Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì nhiệm vụ hội nghị đại biểu công đoàn các cấp bao gồm:

- Kiểm điểm việc thực hiện nghị quyết đại hội, bổ sung phương hướng nhiệm vụ và thông qua chương trình, kế hoạch hoạt động của công đoàn.

- Bầu cử bổ sung ban chấp hành và bầu đại biểu đi dự đại hội hoặc hội nghị đại biểu công đoàn cấp trên (nếu có).

Nhiệm vụ hội nghị đại biểu công đoàn các cấp? Trường hợp không tổ chức được hội nghị đại biểu thì tổ chức hội nghị ban chấp hành mở rộng đúng không?

Nhiệm vụ hội nghị đại biểu công đoàn các cấp? Trường hợp không tổ chức được hội nghị đại biểu thì tổ chức hội nghị ban chấp hành mở rộng đúng không? (Hình từ Internet)

Trường hợp hội nghị đại biểu công đoàn không tổ chức được thì tổ chức hội nghị ban chấp hành mở rộng đúng không?

Căn cứ theo quy định tại Mục 7 Hướng dẫn 03/HD-TLĐ năm 2020 như sau:

Hội nghị đại biểu, hội nghị toàn thể công đoàn các cấp theo Điều 9
7.1. Các trường hợp tổ chức hội nghị đại biểu, hội nghị toàn thể đoàn viên
a. Công đoàn cơ sở thay đổi cơ bản về nhiệm vụ so với nghị quyết đại hội đề ra do đơn vị chuyển đổi hình thức sở hữu, chuyển đổi nội dung hoạt động.
b. Khi khuyết quá một phần hai (1/2) tổng số ủy viên ban chấp hành công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở trở lên, quá hai phần ba (2/3) tổng số ủy viên ban chấp hành công đoàn cơ sở mà ban chấp hành chưa kịp tổ chức bầu cử bổ sung.
c. Có hai phần ba (2/3) số ủy viên ban chấp hành bị tổ chức công đoàn xử lý kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên.
7.2. Trường hợp không thể tổ chức được hội nghị đại biểu, hội nghị toàn thể thì tổ chức hội nghị ban chấp hành mở rộng sau khi có ý kiến bằng văn bản của công đoàn cấp trên trực tiếp, số lượng, thành phần đại biểu dự hội nghị ban chấp hành mở rộng do ban chấp hành triệu tập hội nghị quyết định.
7.3. Số lượng đại biểu chính thức dự hội nghị, trình tự nội dung, các cơ quan điều hành và thẩm tra tư cách đại biểu tại hội nghị đại biểu, hội nghị toàn thể thực hiện như Mục 6.6, Mục 6.7 và Mục 6.8 của Hướng dẫn này.

Như vậy, trường hội nghị đại biểu công đoàn không thể tổ chức được thì tổ chức hội nghị ban chấp hành mở rộng.

Trong trường hợp này hội nghị ban chấp hành mở rộng được tổ chức sau khi có ý kiến bằng văn bản của công đoàn cấp trên trực tiếp, số lượng, thành phần đại biểu dự hội nghị ban chấp hành mở rộng do ban chấp hành triệu tập hội nghị quyết định.

Nguyên tắc, hình thức bầu cử tại hội nghị công đoàn là gì?

Nguyên tắc hình thức bầu cử tại hội nghị công đoàn được quy định tại Điều 10 Điều lệ Công đoàn Việt Nam (Khóa XII) ban hành kèm theo Quyết định 174/QĐ-TLĐ năm 2020, cụ thể như sau:

(1) Hội nghị công đoàn các cấp hợp lệ khi có ít nhất hai phần ba (2/3) tổng số thành viên được triệu tập tham dự.

(2) Hình thức bầu cử gồm:

- Bỏ phiếu kín thực hiện trong các trường hợp:

+ Bầu ban chấp hành và các chức danh của ban chấp hành công đoàn các cấp;

+ Bầu ủy ban kiểm tra và các chức danh của ủy ban kiểm tra công đoàn các cấp;

+ Bầu cử tổ trưởng, tổ phó công đoàn và các chức danh cán bộ công đoàn khác;

+ Bầu đại biểu dự đại hội công đoàn cấp trên; lấy phiếu giới thiệu các ứng cử viên để đưa vào danh sách bầu cử...

- Biểu quyết giơ tay thực hiện trong các trường hợp:

+ Bầu các cơ quan điều hành, giúp việc đại hội, hội nghị (đoàn chủ tịch, đoàn thư ký, ban thẩm tra tư cách đại biểu, ban bầu cử...);

+ Thông qua số lượng và danh sách bầu cử.

(3) Người trúng cử phải có số phiếu bầu đạt tỷ lệ quá một phần hai (1/2) so với tổng số phiếu thu về và theo nguyên tắc lấy từ cao xuống thấp.

(4) Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn hướng dẫn chi tiết Điều này.

Hội nghị đại biểu công đoàn
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Nhiệm vụ hội nghị đại biểu công đoàn các cấp? Trường hợp không tổ chức được hội nghị đại biểu thì tổ chức hội nghị ban chấp hành mở rộng đúng không?
Pháp luật
Hội nghị đại biểu công đoàn được tổ chức trong trường hợp nào? Người trúng cử tại hội nghị đại biểu công đoàn phải có tỷ lệ bầu cử thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Hội nghị đại biểu công đoàn
149 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Hội nghị đại biểu công đoàn

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Hội nghị đại biểu công đoàn

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào