Nhiệm vụ mua sắm tài sản, trang thiết bị là gì? Việc lập, tổng hợp dự toán kinh phí thực hiện nhiệm vụ mua sắm tài sản, trang thiết bị như thế nào?
Nhiệm vụ mua sắm tài sản, trang thiết bị là gì?
Căn cứ theo Điều 3 Nghị định 138/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Nhiệm vụ mua sắm tài sản, trang thiết bị là nhiệm vụ không có cấu phần xây dựng, bao gồm mua sắm để bổ sung, thay mới, hoặc sửa chữa, nâng cấp máy móc, trang thiết bị làm việc để phục vụ hoạt động thường xuyên, công tác quản lý hoặc cung cấp dịch vụ sự nghiệp công của cơ quan, đơn vị theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công và quy định khác có liên quan.
2. Nhiệm vụ cải tạo, nâng cấp, mở rộng, xây dựng mới hạng mục công trình trong các dự án đã đầu tư xây dựng là nhiệm vụ có cấu phần xây dựng, bao gồm cải tạo, nâng cấp, mở rộng, xây dựng mới các hạng mục công trình xây dựng, trụ sở làm việc và các cơ sở vật chất đã có của các cơ quan, đơn vị nhằm đảm bảo phục vụ hoạt động thường xuyên, công tác quản lý hoặc cung cấp dịch vụ sự nghiệp công của cơ quan, đơn vị theo quy định của pháp luật về xây dựng, pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công và quy định khác có liên quan, bao gồm cả phần mua tài sản, trang thiết bị gắn với công trình xây dựng.
...
Như vậy, nhiệm vụ mua sắm tài sản, trang thiết bị là nhiệm vụ không có cấu phần xây dựng, bao gồm:
- Mua sắm để bổ sung, thay mới, hoặc sửa chữa, nâng cấp máy móc, trang thiết bị làm việc để phục vụ hoạt động thường xuyên, công tác quản lý; hoặc
- Cung cấp dịch vụ sự nghiệp công của cơ quan, đơn vị theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công và quy định khác có liên quan.
Nhiệm vụ mua sắm tài sản, trang thiết bị là gì? Việc lập, tổng hợp dự toán kinh phí thực hiện nhiệm vụ mua sắm tài sản, trang thiết bị như thế nào? (hình từ internet)
Việc lập, tổng hợp dự toán kinh phí thực hiện nhiệm vụ mua sắm tài sản, trang thiết bị được quy định như thế nào?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 5 Nghị định 138/2024/NĐ-CP thì việc lập, tổng hợp dự toán kinh phí thực hiện nhiệm vụ mua sắm tài sản, trang thiết bị như sau:
Hằng năm, vào thời điểm xây dựng dự toán ngân sách nhà nước, căn cứ hướng dẫn xây dựng dự toán ngân sách nhà nước của cấp có thẩm quyền, căn cứ quyết định phê duyệt nhiệm vụ và dự toán kinh phí mua sắm tài sản, trang thiết bị của cấp có thẩm quyền theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 5 Nghị định 138/2024/NĐ-CP, cơ quan, đơn vị đề xuất dự toán kinh phí thực hiện nhiệm vụ của năm kế hoạch, tổng hợp vào dự toán của cơ quan, đơn vị mình, gửi cơ quan quản lý cấp trên xem xét, tổng hợp chung vào dự toán của đơn vị dự toán cấp I gửi cơ quan tài chính cùng cấp trình cấp có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
Lưu ý: Hồ sơ tài liệu kèm theo dự toán kinh phí thực hiện nhiệm vụ mua sắm tài sản, trang thiết bị, bao gồm: Quyết định phê duyệt nhiệm vụ và dự toán kinh phí thực hiện nhiệm vụ của cấp có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 138/2024/NĐ-CP.
Việc bố trí kinh phí chi thường xuyên ngân sách nhà nước để thực hiện các nhiệm vụ mua sắm tài sản, trang thiết bị theo nguyên tắc nào?
Căn cứ theo Điều 4 Nghị định 138/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Nguyên tắc bố trí dự toán, quản lý sử dụng và quyết toán kinh phí chi thường xuyên ngân sách nhà nước
1. Việc bố trí kinh phí chi thường xuyên ngân sách nhà nước để thực hiện các nhiệm vụ mua sắm tài sản, trang thiết bị; cải tạo, nâng cấp, mở rộng, xây dựng mới hạng mục công trình trong các dự án đã đầu tư xây dựng được thực hiện theo nguyên tắc không trùng lắp với các nhiệm vụ có cùng nội dung của đơn vị đã được bố trí trong kế hoạch đầu tư công trung hạn theo quy định của pháp luật về đầu tư công, cần phải thực hiện ngay trong năm ngân sách để đảm bảo hoạt động thường xuyên của cơ quan, đơn vị và phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt nhiệm vụ và dự toán kinh phí thực hiện theo quy định của pháp luật.
Các cơ quan, đơn vị chịu trách nhiệm rà soát, đề xuất đảm bảo đúng nguyên tắc và chịu trách nhiệm toàn diện về hồ sơ đề nghị bố trí kinh phí chi thường xuyên để thực hiện các nhiệm vụ theo quy định tại Nghị định này.
...
Như vậy, việc bố trí kinh phí chi thường xuyên ngân sách nhà nước để thực hiện các nhiệm vụ mua sắm tài sản, trang thiết bị thực hiện theo nguyên tắc không trùng lắp với các nhiệm vụ có cùng nội dung của đơn vị đã được bố trí trong kế hoạch đầu tư công trung hạn theo quy định của pháp luật về đầu tư công.
Đồng thời, cần phải thực hiện ngay trong năm ngân sách để đảm bảo hoạt động thường xuyên của cơ quan, đơn vị và phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt nhiệm vụ và dự toán kinh phí thực hiện.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài phát biểu ngày truyền thống học sinh sinh viên 9 1 2025 hay ý nghĩa? Hội Sinh viên Việt Nam là gì?
- Đáp án tuần 2 cuộc thi trực tuyến tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh bảng B ra sao?
- Ngày 8 12 âm là ngày mấy dương? Ngày 8 12 âm là ngày gì của Phật Thích Ca? Nguyên tắc tổ chức lễ kỷ niệm ngày Phật thành đạo?
- Chân lý trong triết học là gì? Ví dụ về chân lý trong triết học? Thời lượng môn học triết học thế nào?
- Ngày 9 tháng 1 là ngày gì? Ngày 9 tháng 1 có sự kiện gì? Ngày 9 tháng 1 có phải là lễ lớn không?