Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban chỉ huy quân sự Bộ, ngành trung ương là gì? Ai có thẩm quyền thành lập, giải thể Ban chỉ huy quân sự Bộ, ngành trung ương?
Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban chỉ huy quân sự Bộ, ngành trung ương là gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Nghị định 168/2018/NĐ-CP về thành phần, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban chỉ huy quân sự; chức trách nhiệm vụ của các chức vụ Ban chỉ huy quân sự Bộ, ngành trung ương như sau:
Thành phần, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban chỉ huy quân sự; chức trách nhiệm vụ của các chức vụ Ban chỉ huy quân sự Bộ, ngành trung ương
1. Ban chỉ huy quân sự Bộ, ngành trung ương (trừ Bộ Công an) làm việc theo chế độ kiêm nhiệm, gồm Chỉ huy trưởng là người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu Bộ, ngành trung ương; Chính trị viên là Bí thư hoặc Phó bí thư ban cán sự Đảng, Đảng đoàn hoặc cấp ủy Đảng cùng cấp; Phó chỉ huy trưởng là lãnh đạo cấp vụ hoặc tương đương trở lên, Chính trị viên phó là lãnh đạo cấp vụ có chuyên môn phù hợp.
Căn cứ yêu cầu, nhiệm vụ quốc phòng, quân sự liên quan đến lĩnh vực quản lý, Bộ, ngành trung ương được bố trí không quá 03 Phó chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự.
2. Ban chỉ huy quân sự Bộ, ngành trung ương tham mưu cho Bộ, ngành trung ương lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, điều hành, hướng dẫn và tổ chức thực hiện nhiệm vụ quốc phòng theo quy định của Luật Quốc phòng, Nghị định này, quy định khác của pháp luật có liên quan, cấp có thẩm quyền giao và có nhiệm vụ, quyền hạn sau:
a) Chủ trì tham mưu ban hành,văn bản lãnh đạo, chỉ đạo, kế hoạch, hướng dẫn thực hiện công tác quốc phòng;
b) Chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức liên quan tuyên truyền, phổ biến đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước về quốc phòng; thực hiện giáo dục quốc phòng và an ninh;
c) Chỉ đạo, hướng dẫn Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức thuộc Bộ, ngành quản lý thực hiện công tác dân quân tự vệ; công tác tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ;
d) Tham mưu xây dựng kế hoạch và huy động lực lượng dự bị động viên; động viên nguồn lực của Bộ, ngành trung ương bảo đảm cho quốc phòng; động viên bảo đảm nhu cầu quốc phòng năm đầu chiến tranh; động viên công nghiệp; chuyển tổ chức, hoạt động của Bộ, ngành trung ương từ thời bình sang thời chiến;
đ) Tham mưu, chỉ đạo, hướng dẫn và phối hợp xây dựng nền quốc phòng toàn dân, lực lượng vũ trang nhân dân, phòng thủ quân khu, khu vực phòng thủ, công nghiệp quốc phòng, an ninh;
e) Tham mưu, chỉ đạo, hướng dẫn và phối hợp thực hiện việc kết hợp kinh tế - xã hội, an ninh, đối ngoại với quốc phòng; thực hiện phòng thủ dân sự;
g) Thực hiện nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật và cấp có thẩm quyền giao.
3. Quy chế hoạt động của Ban chỉ huy quân sự Bộ, ngành trung ương do người đứng đầu Bộ, ngành trung ương ban hành.
4. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định chức trách nhiệm vụ của Chỉ huy trưởng, Chính trị viên, Phó chỉ huy trưởng, Chính trị viên phó Ban chỉ huy quân sự Bộ, ngành trung ương.
Như vậy, Ban chỉ huy quân sự Bộ, ngành trung ương tham mưu cho Bộ, ngành trung ương lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, điều hành, hướng dẫn và tổ chức thực hiện nhiệm vụ quốc phòng theo quy định của Luật Quốc phòng, Nghị định này, quy định khác của pháp luật có liên quan, cấp có thẩm quyền giao và có nhiệm vụ, quyền hạn sau:
+ Chủ trì tham mưu ban hành,văn bản lãnh đạo, chỉ đạo, kế hoạch, hướng dẫn thực hiện công tác quốc phòng;
+ Chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức liên quan tuyên truyền, phổ biến đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước về quốc phòng; thực hiện giáo dục quốc phòng và an ninh;
+ Chỉ đạo, hướng dẫn Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức thuộc Bộ, ngành quản lý thực hiện công tác dân quân tự vệ; công tác tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ;
+ Tham mưu xây dựng kế hoạch và huy động lực lượng dự bị động viên; động viên nguồn lực của Bộ, ngành trung ương bảo đảm cho quốc phòng; động viên bảo đảm nhu cầu quốc phòng năm đầu chiến tranh; động viên công nghiệp; chuyển tổ chức, hoạt động của Bộ, ngành trung ương từ thời bình sang thời chiến;
+ Tham mưu, chỉ đạo, hướng dẫn và phối hợp xây dựng nền quốc phòng toàn dân, lực lượng vũ trang nhân dân, phòng thủ quân khu, khu vực phòng thủ, công nghiệp quốc phòng, an ninh;
+ Tham mưu, chỉ đạo, hướng dẫn và phối hợp thực hiện việc kết hợp kinh tế - xã hội, an ninh, đối ngoại với quốc phòng; thực hiện phòng thủ dân sự;
+ Thực hiện nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật và cấp có thẩm quyền giao.
Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban chỉ huy quân sự Bộ, ngành trung ương là gì? (Hình từ Internet)
Ai có thẩm quyền thành lập, giải thể Ban chỉ huy quân sự Bộ, ngành trung ương?
Căn cứ vào Điều 5 Nghị định 168/2018/NĐ-CP như sau:
Thành lập, giải thể Ban chỉ huy quân sự và bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức vụ của Ban chỉ huy quân sự Bộ, ngành trung ương
1. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định thành lập, giải thể Ban chỉ huy quân sự; bổ nhiệm, miễn nhiệm Chỉ huy trưởng, Chính trị viên, Phó chỉ huy trưởng, Chính trị viên phó Ban chỉ huy quân sự Bộ, ngành trung ương.
2. Hồ sơ, trình tự, thủ tục thành lập, giải thể Ban chỉ huy quân sự; bổ nhiệm, miễn nhiệm Chỉ huy trưởng, Chính trị viên, Phó chỉ huy trưởng, Chính trị viên phó Ban chỉ huy quân sự Bộ, ngành trung ương quy định như sau:
a) Hồ sơ gồm: Văn bản đề nghị thành lập, giải thể Ban chỉ huy quân sự của Bộ, ngạnh trung ương; danh sách đề nghị bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức vụ của Ban chỉ huy quân sự Bộ, ngành trung ương;
b) Trình tự, thời hạn thực hiện
Bộ, ngành trung ương có trách nhiệm lập 01 bộ hồ sơ theo quy định tại điểm a khoản này gửi Bộ Quốc phòng (qua Bộ Tổng Tham mưu - Cơ quan thường trực công tác quốc phòng ở Bộ, ngành trung ương, địa phương của Bộ Quốc phòng) để thẩm định.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, tính từ ngày nhận được hồ sơ, nếu hồ sơ chưa phù hợp thì Bộ Tổng Tham mưu có văn bản hướng dẫn Bộ, ngành trung ương hoàn thiện hồ sơ.
Trong thời hạn 15 ngày làm việc, tính từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Tổng Tham mưu trình Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định thành lập, giải thể, bổ nhiệm, miễn nhiệm.
3. Khi có thay đổi liên quan đến tổ chức, nhân sự Ban chỉ huy quân sự thì Bộ, ngành trung ương có văn bản đề nghị Bộ Quốc phòng xem xét, quyết định.
Như vậy, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định thành lập, giải thể Ban chỉ huy quân sự; bổ nhiệm, miễn nhiệm Chỉ huy trưởng, Chính trị viên, Phó chỉ huy trưởng, Chính trị viên phó Ban chỉ huy quân sự Bộ, ngành trung ương.
Ban chỉ huy quân sự Bộ, ngành trung ương có con dấu riêng không?
Căn cứ vào Điều 6 Nghị định 168/2018/NĐ-CP quy định về con dấu của Ban chỉ huy quân sự Bộ, ngành trung ương như sau:
Con dấu của Ban chỉ huy quân sự Bộ, ngành trung ương
1. Ban chỉ huy quân sự Bộ, ngành trung ương được sử dụng con dấu riêng.
2. Con dấu của Ban chỉ huy quân sự Bộ, ngành trung ương được sử dụng vào các văn bản về quốc phòng và các văn bản liên quan đến công tác quốc phòng theo thẩm quyền.
3. Mẫu con dấu, thủ tục khắc dấu, thẩm quyền giải quyết thủ tục, đăng ký, quản lý con dấu của Ban chỉ huy quân sự Bộ, ngành trung ương thực hiện theo quy định của pháp luật.
Như vậy, Ban chỉ huy quân sự Bộ, ngành trung ương được sử dụng con dấu riêng, được sử dụng vào các văn bản về quốc phòng và các văn bản liên quan đến công tác quốc phòng theo thẩm quyền.
Mẫu con dấu, thủ tục khắc dấu, thẩm quyền giải quyết thủ tục, đăng ký, quản lý con dấu của Ban chỉ huy quân sự Bộ, ngành trung ương thực hiện theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn các cách nộp lệ phí môn bài 2025? Nộp lệ phí môn bài online năm 2025 như thế nào?
- Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán khi biểu quyết về quyết định giải quyết vụ án hành chính đúng không?
- Bậc thuế môn bài năm 2025 mới nhất như thế nào? Hạn chót nộp thuế môn bài năm 2025 là khi nào?
- Cán bộ, công chức, viên chức không áp dụng Nghị định 178/2024 chính sách khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 gồm những ai?
- Chính thức dạy thêm ngoài nhà trường phải đăng ký kinh doanh theo Thông tư 29/2024 đúng không?