Nhiệm vụ sự nghiệp môi trường thuộc Bộ Xây dựng được quản lý theo nguyên tắc nào? Quy trình quản lý nhiệm vụ này được thực hiện như thế nào?
Căn cứ vào đâu để đề xuất nhiệm vụ sự nghiệp môi trường thuộc Bộ Xây dựng?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 3 Quy chế quản lý các nhiệm vụ sự nghiệp môi trường thuộc Bộ Xây dựng ban hành kèm theo Quyết định 716/QĐ-BXD năm 2022, có quy định về căn cứ đề xuất và nguyên tắc quản lý nhiệm vụ sự nghiệp môi trường như sau:
Căn cứ đề xuất và nguyên tắc quản lý nhiệm vụ sự nghiệp môi trường
1. Căn cứ đề xuất nhiệm vụ:
a) Chiến lược, định hướng, chương trình, kế hoạch phát triển ngành, lĩnh vực liên quan đến công tác bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu thuộc chức năng quản lý nhà nước của Bộ và hướng dẫn xây dựng kế hoạch, dự toán kinh phí thực hiện nhiệm vụ sự nghiệp môi trường hàng năm của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
b) Các nhiệm vụ do Trung ương Đảng, Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao cho Bộ Xây dựng.
c) Các nhiệm vụ phục vụ cho việc xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, quy chuẩn, tiêu chuẩn, định mức, đơn giá, hướng dẫn kỹ thuật về bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu của Bộ Xây dựng.
d) Các nhiệm vụ do Bộ trưởng giao.
…
Theo đó, để đề xuất nhiệm vụ sự nghiệp môi trường thuộc Bộ Xây dựng thì cần căn cứ vào:
- Chiến lược, định hướng, chương trình, kế hoạch phát triển ngành, lĩnh vực liên quan đến công tác bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu thuộc chức năng quản lý nhà nước của Bộ và hướng dẫn xây dựng kế hoạch, dự toán kinh phí thực hiện nhiệm vụ sự nghiệp môi trường hàng năm của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
- Các nhiệm vụ do Trung ương Đảng, Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao cho Bộ Xây dựng.
- Các nhiệm vụ phục vụ cho việc xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, quy chuẩn, tiêu chuẩn, định mức, đơn giá, hướng dẫn kỹ thuật về bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu của Bộ Xây dựng.
- Các nhiệm vụ do Bộ trưởng giao.
Nhiệm vụ sự nghiệp môi trường (Hình từ Internet)
Nhiệm vụ sự nghiệp môi trường thuộc Bộ Xây dựng được quản lý theo nguyên tắc nào?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 3 Quy chế quản lý các nhiệm vụ sự nghiệp môi trường thuộc Bộ Xây dựng ban hành kèm theo Quyết định 716/QĐ-BXD năm 2022, có quy định về căn cứ đề xuất và nguyên tắc quản lý nhiệm vụ sự nghiệp môi trường như sau:
Căn cứ đề xuất và nguyên tắc quản lý nhiệm vụ sự nghiệp môi trường
…
2. Nguyên tắc quản lý nhiệm vụ:
a) Nhiệm vụ mở mới phải được tổng hợp trong kế hoạch dự toán ngân sách nhà nước của năm kế hoạch gửi các cơ quan nhà nước theo quy định; được Bộ trưởng Bộ Xây dựng phê duyệt thuyết minh đề cương và dự toán kinh phí thực hiện nhiệm vụ.
b) Nhiệm vụ phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt thuyết minh đề cương và dự toán chi tiết mới đủ điều kiện giao kế hoạch và dự toán ngân sách nhà nước để triển khai thực hiện.
c) Nhiệm vụ không trùng lặp nội dung với nhiệm vụ đã giao.
d) Công tác kiểm tra được thực hiện định kỳ và đột xuất nhằm đôn đốc tiến độ thực hiện, đánh giá sơ bộ chất lượng, nội dung thực hiện và đề xuất các biện pháp xử lý.
đ) Công tác nghiệm thu kết quả thực hiện được tiến hành khi nhiệm vụ được hoàn thành và có đủ hồ sơ trình Bộ theo quy định; giao nộp sản phẩm hoàn thành theo quy định của Quy chế này.
Như vậy, theo quy định trên thì nhiệm vụ sự nghiệp môi trường thuộc Bộ Xây dựng được quản lý theo nguyên tắc sau:
- Nhiệm vụ mở mới phải được tổng hợp trong kế hoạch dự toán ngân sách nhà nước của năm kế hoạch gửi các cơ quan nhà nước theo quy định; được Bộ trưởng Bộ Xây dựng phê duyệt thuyết minh đề cương và dự toán kinh phí thực hiện nhiệm vụ.
- Nhiệm vụ phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt thuyết minh đề cương và dự toán chi tiết mới đủ điều kiện giao kế hoạch và dự toán ngân sách nhà nước để triển khai thực hiện.
- Nhiệm vụ không trùng lặp nội dung với nhiệm vụ đã giao.
- Công tác kiểm tra được thực hiện định kỳ và đột xuất nhằm đôn đốc tiến độ thực hiện, đánh giá sơ bộ chất lượng, nội dung thực hiện và đề xuất các biện pháp xử lý.
- Công tác nghiệm thu kết quả thực hiện được tiến hành khi nhiệm vụ được hoàn thành và có đủ hồ sơ trình Bộ theo quy định; giao nộp sản phẩm hoàn thành theo quy định của Quy chế này.
Quy trình quản lý nhiệm vụ sự nghiệp môi trường thuộc Bộ Xây dựng được thực hiện như thế nào?
Căn cứ tại Điều 4 Quy chế quản lý các nhiệm vụ sự nghiệp môi trường thuộc Bộ Xây dựng ban hành kèm theo Quyết định 716/QĐ-BXD năm 2022, có quy định về quy trình xây dựng, quản lý và thực hiện nhiệm vụ sự nghiệp môi trường như sau:
Quy trình xây dựng, quản lý và thực hiện nhiệm vụ sự nghiệp môi trường
Quy trình xây dựng, quản lý và thực hiện nhiệm vụ sự nghiệp môi trường được tiến hành theo các bước sau:
1. Đề xuất nhiệm vụ mở mới.
2. Thẩm định, phê duyệt danh mục nhiệm vụ.
3. Tuyển chọn, xét giao đơn vị thực hiện nhiệm vụ.
4. Thẩm định, phê duyệt thuyết minh đề cương và dự toán nhiệm vụ.
5. Lập kế hoạch, giao dự toán, ký kết hợp đồng thực hiện nhiệm vụ.
6. Báo cáo, kiểm tra, đánh giá nghiệm thu.
7. Bàn giao sản phẩm và nộp lưu trữ.
8. Thanh lý hợp đồng và quyết toán kinh phí thực hiện.
Theo đó, quy trình quản lý nhiệm vụ sự nghiệp môi trường thuộc Bộ Xây dựng được thực hiện theo các 08 bước sau:
- Đề xuất nhiệm vụ mở mới.
- Thẩm định, phê duyệt danh mục nhiệm vụ.
- Tuyển chọn, xét giao đơn vị thực hiện nhiệm vụ.
- Thẩm định, phê duyệt thuyết minh đề cương và dự toán nhiệm vụ.
- Lập kế hoạch, giao dự toán, ký kết hợp đồng thực hiện nhiệm vụ.
- Báo cáo, kiểm tra, đánh giá nghiệm thu.
- Bàn giao sản phẩm và nộp lưu trữ.
- Thanh lý hợp đồng và quyết toán kinh phí thực hiện.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Toàn bộ chế độ chính sách với cán bộ công chức viên chức khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 tại Nghị định 178 năm 2024?
- Việc thực hiện chế độ chính sách đối với người làm việc tại hội có nằm trong khoản chi của hội không?
- Hướng dẫn tra cứu mã chương, tiểu mục nộp thuế môn bài năm 2025? Mã chương, tiểu mục nộp thuế môn bài năm 2025 thế nào?
- Phương pháp xác định mức sử dụng năng lượng trong các cơ sở sản xuất sản phẩm nhựa từ ngày 1/4/2025 ra sao?
- Đáp án tuần 2 cuộc thi tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh Bảng A thế nào?