Nhiệm vụ tăng cường quản lý rủi ro rửa tiền giai đoạn 2024-2028 đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài?

Nhiệm vụ tăng cường quản lý rủi ro rửa tiền giai đoạn 2024-2028 đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài? Phân loại khách hàng theo mức độ rủi ro rửa tiền thế nào? Có bao nhiêu tiêu chí đánh giá rủi ro về rửa tiền của đối tượng báo cáo?

Nhiệm vụ tăng cường quản lý rủi ro rửa tiền giai đoạn 2024-2028 đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài?

Nhằm kiểm soát, quản lý rủi ro rửa tiền, góp phần triển khai hiệu quả cơ chế phòng, chống rửa tiền, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã ra Chỉ thị 05/CT-NHNN năm 2024 yêu cầu các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tập trung triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ sau đây:

(1) Tăng cường kiểm tra, rà soát chứng từ, giao dịch khi cung ứng các sản phẩm tiềm ẩn rủi ro rửa tiền trong lĩnh vực ngân hàng được xác định theo kết quả đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền của Việt Nam giai đoạn 2018-2022.

(2) Tăng cường rà soát giao dịch với khách hàng liên quan đến các lĩnh vực có rủi ro rửa tiền cao, trung bình cao theo kết quả đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền của Việt Nam giai đoạn 2018-2022.

(3) Căn cứ quy định về báo cáo giao dịch đáng ngờ tại khoản 1, Điều 26 Luật Phòng, chống rửa tiền 2022 và khoản 3, Điều 37 Luật Phòng, chống rửa tiền 2022, các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, các công ty trung gian thanh toán đặc biệt lưu ý trong quá trình thực hiện rà soát các giao dịch, nếu nghi ngờ hoặc có cơ sở hợp lý để nghi ngờ tiền, tài sản trong giao dịch có liên quan đến các loại tội phạm nguồn có nguy cơ rửa tiền cao hoặc trung bình cao theo kết quả đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền của Việt Nam giai đoạn 2018-2022, gồm: tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản; tội mua bán trái phép chất ma túy; tội tham ô tài sản; tội nhận hối lộ; tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản; tội trốn thuế; tội mua bán người; tội buôn lậu; tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới; tội đánh bạc; tội tổ chức đánh bạc; tội phạm có tổ chức, tội phạm xuyên quốc gia; tội phạm về môi trường thì phải lập và gửi báo cáo giao dịch đáng ngờ cho Cục Phòng, chống rửa tiền.

(4) Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ nhằm đảm bảo việc tuân thủ các quy định pháp luật về phòng, chống rửa tiền và nhằm triển khai các biện pháp quản lý rủi ro phù hợp với rủi ro rửa tiền của quốc gia và tổ chức.

Nhiệm vụ tăng cường quản lý rủi ro rửa tiền giai đoạn 2024-2028 đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài?

Nhiệm vụ tăng cường quản lý rủi ro rửa tiền giai đoạn 2024-2028 đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài? (Hình từ Internet)

Phân loại khách hàng theo mức độ rủi ro rửa tiền như thế nào?

Căn cứ Điều 16 Luật Phòng, chống rửa tiền 2022 có quy định về phân loại khách hàng theo mức độ rủi ro rửa tiền như sau:

(1) Căn cứ kết quả đánh giá, cập nhật rủi ro về rửa tiền quy định tại Điều 15 Luật Phòng, chống rửa tiền 2022, đối tượng báo cáo xây dựng quy trình quản lý rủi ro về rửa tiền. Quy trình quản lý rủi ro về rửa tiền bao gồm cả việc phân loại khách hàng theo mức độ rủi ro thấp, trung bình, cao và các biện pháp áp dụng tương ứng với các mức độ rủi ro về rửa tiền của khách hàng.

(2) Đối tượng báo cáo áp dụng các biện pháp tương ứng với các mức độ rủi ro về rửa tiền của khách hàng theo quy định sau đây:

(i) Đối với khách hàng có mức độ rủi ro về rửa tiền thấp, đối tượng báo cáo có thể thu thập, cập nhật, xác minh thông tin nhận biết khách hàng ở mức độ giảm nhẹ sau lần đầu thiết lập quan hệ với khách hàng;

(ii) Đối với khách hàng có mức độ rủi ro về rửa tiền trung bình, đối tượng báo cáo phải nhận biết khách hàng quy định tại Điều 9 Luật Phòng, chống rửa tiền 2022;

(iii) Đối với khách hàng có mức độ rủi ro về rửa tiền cao, ngoài các biện pháp quy định tại điểm (ii), đối tượng báo cáo phải áp dụng biện pháp tăng cường bao gồm thu thập, cập nhật, xác minh thông tin nhận biết khách hàng tăng cường và giám sát chặt chẽ các giao dịch của khách hàng.

Có bao nhiêu tiêu chí đánh giá rủi ro rửa tiền của đối tượng báo cáo?

Theo quy định tại Điều 3 Thông tư 09/2023/TT-NHNN thì tiêu chí đánh giá rủi ro rửa tiền của đối tượng báo cáo bao gồm:

- Tiêu chí nguy cơ rửa tiền;

- Tiêu chí mức độ phù hợp của chính sách, quy định nội bộ về phòng, chống rửa tiền.

(1) Tiêu chí nguy cơ rửa tiền bao gồm tiêu chí nguy cơ rửa tiền từ môi trường kinh doanh của đối tượng báo cáo và tiêu chí nguy cơ rửa tiền từ hoạt động kinh doanh của đối tượng báo cáo, cụ thể như sau:

- Tiêu chí nguy cơ rửa tiền từ môi trường kinh doanh của đối tượng báo cáo bao gồm nguy cơ rửa tiền từ ngành, lĩnh vực; quốc gia, vùng lãnh thổ mà đối tượng báo cáo hoạt động theo kết quả đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền và do đối tượng báo cáo tự xác định;

- Tiêu chí nguy cơ rửa tiền từ hoạt động kinh doanh của đối tượng báo cáo bao gồm nguy cơ rửa tiền từ khách hàng; nguy cơ rửa tiền từ sản phẩm, dịch vụ cung cấp cho khách hàng; nguy cơ rửa tiền từ cách thức phân phối sản phẩm, dịch vụ.

(2) Tiêu chí mức độ phù hợp của chính sách, quy định nội bộ về phòng, chống rửa tiền tại đối tượng báo cáo bao gồm tính toàn diện của chính sách, quy định nội bộ về phòng, chống rửa tiền và tính hiệu quả của việc thực hiện chính sách, quy định nội bộ đó, cụ thể như sau:

- Tính toàn diện của chính sách, quy định nội bộ về phòng, chống rửa tiền tại đối tượng báo cáo bao gồm tính đầy đủ của chính sách, quy định nội bộ về phòng, chống rửa tiền;

+ Mức độ phù hợp với quy định pháp luật về phòng, chống rửa tiền;

+ Mức độ phù hợp với mức độ rủi ro về rửa tiền của đối tượng báo cáo;

+ Việc định kỳ đánh giá lại chính sách, quy định nội bộ đó để phù hợp với thay đổi của quy định pháp luật và thực tiễn hoạt động;

- Tính hiệu quả của việc thực hiện chính sách, quy định nội bộ về phòng, chống rửa tiền tại đối tượng báo cáo bao gồm hiệu quả thực hiện các biện pháp phòng, chống rửa tiền;

+ Mức độ hiểu biết, tuân thủ các quy tắc, chuẩn mực nghề nghiệp của lãnh đạo và nhân viên có trách nhiệm liên quan về phòng, chống rửa tiền;

+ Mức độ hiệu quả quản lý công tác phòng, chống rửa tiền.

Lưu ý: Kỳ thu thập thông tin, số liệu phục vụ đánh giá, cập nhật rủi ro về rửa tiền của đối tượng báo cáo được tính từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 31 tháng 12 của năm đánh giá, cập nhật. Đối tượng báo cáo phải hoàn thành báo cáo đánh giá, cập nhật rủi ro về rửa tiền chậm nhất vào ngày 31 tháng 3 năm tiếp theo.

Phòng chống rửa tiền Tải trọn bộ các quy định hiện hành liên quan đến phòng chống rửa tiền
Đánh giá rủi ro về rửa tiền
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Nhiệm vụ tăng cường quản lý rủi ro rửa tiền giai đoạn 2024-2028 đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài?
Pháp luật
Khách hàng không quan tâm đến giá bất động sản là dấu hiệu đáng ngờ trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản về phòng chống rửa tiền?
Pháp luật
Cục Phòng chống rửa tiền thuộc cơ quan nào? Cục Phòng chống rửa tiền có nhiệm vụ và quyền hạn gì?
Pháp luật
Danh sách cảnh báo trong phòng chống rửa tiền do cơ quan nào lập? Bộ Tài chính có trách nhiệm gì trong phòng chống rửa tiền?
Pháp luật
Khi nghi ngờ đối tác liên quan đến giao dịch thuộc Danh sách đen trong phòng chống rửa tiền thì có phải trì hoãn giao dịch không?
Pháp luật
Trong lĩnh vực phòng chống rửa tiền thì Danh sách đen là gì? Khi phát hiện các bên liên quan đến giao dịch thuộc Danh sách đen thì đối tượng báo cáo cần làm gì?
Pháp luật
Cơ quan nào lập danh sách đen trong lĩnh vực phòng chống rửa tiền? Căn cứ để áp dụng biện pháp trì hoãn khi có giao dịch thuộc Danh sách đen là gì?
Pháp luật
Khách hàng nộp ngoại tệ tiền mặt giao dịch có giá trị lớn để mua đồng Việt Nam thì có cần báo cáo cả ngoại tệ và tiền mặt không?
Pháp luật
Đối tượng khách hàng có mức độ rủi ro về rửa tiền cao cần áp dụng những biện pháp tăng cường nào?
Pháp luật
Ngân hàng có được tạo tài khoản vô danh không? Cách xác định chủ sở hữu hưởng tài khoản vô danh là gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Phòng chống rửa tiền
240 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Phòng chống rửa tiền Đánh giá rủi ro về rửa tiền

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Phòng chống rửa tiền Xem toàn bộ văn bản về Đánh giá rủi ro về rửa tiền

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào