NHNN xác định hạn mức hỗ trợ lãi suất đối với NHTM trong năm 2023 như thế nào nếu tổng số tiền hỗ trợ lãi suất trong 02 năm 2022 và 2023 lớn hơn 40.000 tỷ đồng?
- NHNN xác định hạn mức hỗ trợ lãi suất đối với NHTM trong năm 2023 như thế nào nếu tổng số tiền hỗ trợ lãi suất trong 02 năm 2022 và 2023 lớn hơn 40.000 tỷ đồng?
- Các bước xác định hạn mức hỗ trợ lãi suất đối với ngân hàng thương mại được quy định ra sao?
- Ngân hàng thương mại hỗ trợ lãi suất cho hợp tác xã thông qua những phương thức nào?
NHNN xác định hạn mức hỗ trợ lãi suất đối với NHTM trong năm 2023 như thế nào nếu tổng số tiền hỗ trợ lãi suất trong 02 năm 2022 và 2023 lớn hơn 40.000 tỷ đồng?
Việc xác định mức hỗ trợ lãi suất đối với ngân hàng thương mại được quy định tại khoản 3 Điều 4 Thông tư 03/2022/TT-NHNN như sau:
Xác định, thông báo hạn mức hỗ trợ lãi suất đối với từng ngân hàng thương mại
...
3. Trường hợp tổng số tiền hỗ trợ lãi suất theo đăng ký kế hoạch của các ngân hàng thương mại trong 02 năm 2022 và 2023 lớn hơn 40.000 tỷ đồng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xác định hạn mức hỗ trợ lãi suất đối với từng ngân hàng thương mại như sau:
a) Hạn mức xác định trong 02 năm 2022 và 2023 bằng tích số giữa 40.000 tỷ đồng và tỷ trọng dư nợ cho vay đến 31/12/2021 của từng ngân hàng thương mại trên tổng dư nợ cho vay của các ngân hàng thương mại có đăng ký kế hoạch hỗ trợ lãi suất, nhưng không vượt quá số tiền hỗ trợ lãi suất theo đăng ký kế hoạch của từng ngân hàng thương mại, cụ thể được xác định theo Phụ lục 01 ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Căn cứ kết quả xác định hạn mức trong 02 năm 2022 và 2023 nêu tại điểm a Khoản này, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xác định hạn mức hỗ trợ lãi suất trong năm 2022 đối với từng ngân hàng thương mại bằng số tiền hỗ trợ lãi suất theo đăng ký kế hoạch năm 2022. Trường hợp số tiền hỗ trợ lãi suất theo đăng ký kế hoạch năm 2022 lớn hơn hoặc bằng hạn mức xác định trong 02 năm 2022 và 2023 thì hạn mức hỗ trợ lãi suất năm 2022 bằng hạn mức xác định trong 02 năm 2022 và 2023.
Hạn mức xác định trong năm 2023 bằng hạn mức xác định trong 02 năm 2022 và 2023 trừ hạn mức xác định trong năm 2022.
...
Theo đó, trong trường hợp tổng số tiền hỗ trợ lãi suất theo đăng ký kế hoạch của các ngân hàng thương mại trong 02 năm 2022 và 2023 lớn hơn 40.000 tỷ đồng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xác định hạn mức hỗ trợ đối với ngân hàng thương mại trong năm 2023 bằng hạn mức xác định trong 02 năm 2022 và 2023 trừ hạn mức xác định trong năm 2022.
Trong đó, hạn mức trong năm 2022 được xác định dựa kết quả xác định hạn mức trong 02 năm 2022 và 2023.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xác định hạn mức hỗ trợ lãi suất trong năm 2022 đối với từng ngân hàng thương mại bằng số tiền hỗ trợ lãi suất theo đăng ký kế hoạch năm 2022.
Trường hợp số tiền hỗ trợ lãi suất theo đăng ký kế hoạch năm 2022 lớn hơn hoặc bằng hạn mức xác định trong 02 năm 2022 và 2023 thì hạn mức hỗ trợ lãi suất năm 2022 bằng hạn mức xác định trong 02 năm 2022 và 2023.
Lưu ý: Hạn mức xác định trong 02 năm 2022 và 2023 bằng tích số giữa 40.000 tỷ đồng và tỷ trọng dư nợ cho vay đến 31/12/2021 của từng ngân hàng thương mại trên tổng dư nợ cho vay của các ngân hàng thương mại có đăng ký kế hoạch hỗ trợ lãi suất,
Tuy nhiên, hạn mức không vượt quá số tiền hỗ trợ lãi suất theo đăng ký kế hoạch của từng ngân hàng thương mại.
NHNN xác định hạn mức hỗ trợ lãi suất đối với NHTM trong năm 2023 như thế nào nếu tổng số tiền hỗ trợ lãi suất trong 02 năm 2022 và 2023 lớn hơn 40.000 tỷ đồng? (Hình từ Internet)
Các bước xác định hạn mức hỗ trợ lãi suất đối với ngân hàng thương mại được quy định ra sao?
Trình tự xác định hạn mức hỗ trợ lãi suất đối với ngân hàng thương mại được thực hiện theo các bước tại Phụ lục 01 ban hành kèm theo Thông tư 03/2022/TT-NHNN như sau:
Bước 1: Xác định hạn mức hỗ trợ lãi suất đối với từng ngân hàng thương mại trong 02 năm 2022 và 2023 theo tỷ trọng dư nợ cho vay:
Ii = 40.000 x Ci/ΣCi (tỷ đồng)
Trong đó: - Ii là hạn mức hỗ trợ lãi suất đối với ngân hàng thương mại i trong 02 năm 2022 và 2023 xác định theo tỷ trọng dư nợ cho vay;
- Ci là dư nợ cho vay của ngân hàng thương mại i đến 31/12/2021;
- ΣCi là tổng dư nợ cho vay đến 31/12/2021 của các ngân hàng thương mại có đăng ký kế hoạch hỗ trợ lãi suất;
Bước 2: Trường hợp số tiền hỗ trợ lãi suất theo đăng ký kế hoạch của ngân hàng thương mại nhỏ hơn hoặc bằng hạn mức tại bước 1 thì xác định hạn mức hỗ trợ lãi suất đối với ngân hàng thương mại đó theo kế hoạch đăng ký;
Bước 3: Trường hợp số tiền hỗ trợ lãi suất theo đăng ký kế hoạch của ngân hàng thương mại lớn hơn hạn mức tại bước 1 thì xác định hạn mức hỗ trợ lãi suất đối với ngân hàng thương mại này như sau:
Iii = (40.000 - ΣIi) x Cii/ΣCii
Trong đó: - Iii là hạn mức hỗ trợ lãi suất đối với ngân hàng thương mại tại bước 3 (ngân hàng thương mại ii) trong 02 năm 2022 và 2023 xác định theo tỷ trọng dư nợ cho vay;
- ΣIi là tổng hạn mức hỗ trợ lãi suất của các ngân hàng thương mại tại bước 2;
- Cii là dư nợ cho vay của ngân hàng thương mại ii đến 31/12/2021;
- ΣCii là tổng dư nợ cho vay của các ngân hàng thương mại ii đến 31/12/2021;
Bước 4: Trường hợp số tiền hỗ trợ lãi suất theo đăng ký của ngân hàng thương mại nhỏ hơn hoặc bằng hạn mức tại bước 3 thì xác định hạn mức hỗ trợ lãi suất theo kế hoạch đăng ký;
Bước 5: Trường hợp số tiền hỗ trợ lãi suất theo đăng ký kế hoạch của ngân hàng thương mại lớn hơn hạn mức tại bước 3 thì tiếp tục xác định theo cách thức nêu tại bước 3 và bước 4 cho tới khi hết 40.000 tỷ đồng.
Ngân hàng thương mại hỗ trợ lãi suất cho hợp tác xã thông qua những phương thức nào?
Theo Điều 3 Thông tư 03/2022/TT-NHNN thì đến thời điểm trả nợ của từng kỳ hạn trả nợ lãi, ngân hàng thương mại lựa chọn thực hiện hỗ trợ lãi suất đối với hợp tác xã theo một trong các phương thức sau:
(1) Giảm trừ trực tiếp số lãi tiền vay phải trả của khách hàng bằng với số lãi tiền vay được hỗ trợ lãi suất.
(2) Thực hiện thu của khách hàng toàn bộ lãi tiền vay trong kỳ và hoàn trả khách hàng số tiền lãi vay được hỗ trợ lãi suất trong cùng ngày thu lãi.
Trường hợp việc thu lãi vay trong kỳ thực hiện sau giờ làm việc của ngân hàng thương mại thì việc hoàn trả số lãi tiền vay được hỗ trợ lãi suất có thể thực hiện vào ngày tiếp theo.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thuế có phải là một khoản nộp bắt buộc? Trách nhiệm của người nộp thuế trong việc nộp tiền thuế là gì?
- Hợp tác xã có phải đối tượng được Nhà nước hỗ trợ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp hay không?
- Hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được xây dựng để làm gì? Thông tin trong hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được điều chỉnh khi nào?
- Viên chức lý lịch tư pháp hạng I, hạng II, hạng III có nhiệm vụ và tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ thế nào?
- Mã số thông tin của công trình xây dựng trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng được khởi tạo khi nào?