Nhóm sản phẩm xét tặng Giải thưởng Bông lúa vàng Việt Nam? Giải thưởng Bông lúa vàng Việt Nam được xét tặng bao nhiêu năm một lần?
Nhóm sản phẩm xét tặng Giải thưởng Bông lúa vàng Việt Nam bao gồm những gì?
Nhóm sản phẩm xét tặng Giải thưởng Bông lúa vàng Việt Nam được quy định tại Điều 3 Quy chế xét tặng Giải thưởng Bông lúa vàng Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 4100/QĐ-BNN-TCCB năm 2024 như sau:
(1) Nhóm các công trình nghiên cứu khoa học và công nghệ; các phát minh, sáng chế; kết quả nghiên cứu khoa học giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản, lâm nghiệp có năng suất, chất lượng cao, chống chịu được dịch bệnh, thích ứng với biến đổi khí hậu…, góp phần phát triển nền nông nghiệp hiệu quả, bền vững theo hướng sinh thái, ứng dụng khoa học và công nghệ tiên tiến, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, giá trị gia tăng.
(2) Nhóm các mô hình tổ chức sản xuất nông nghiệp tiêu biểu trong kỳ xét tặng giải thưởng như: mô hình nông nghiệp công nghệ cao, mô hình nông nghiệp thông minh, mô hình nông dân làm kinh tế giỏi, kết nối thị trường … góp phần phát triển kinh tế nông nghiệp, hướng đến phát triển một nền nông nghiệp xanh, sạch, hiện đại.
(3) Nhóm thương hiệu hàng hoá có uy tín:
- Hàng hoá thủ công mỹ nghệ, các sản phẩm nông sản (các sản phẩm OCOP quốc gia…);
- Vật tư kỹ thuật nông nghiệp, máy móc thiết bị.
Lưu ý: Những sản phẩm dự thi không thuộc các nhóm sản phẩm nêu trên, Vụ Tổ chức cán bộ sẽ tổng hợp báo cáo Hội đồng xét tặng Giải thưởng xem xét, quyết định.
Nhóm sản phẩm xét tặng Giải thưởng Bông lúa vàng Việt Nam? Giải thưởng Bông lúa vàng Việt Nam được xét tặng bao nhiêu năm một lần? (Hình từ Internet)
Giải thưởng Bông lúa vàng Việt Nam được xét tặng bao nhiêu năm một lần?
Căn cứ vào khoản 5 Điều 2 Quy chế xét tặng Giải thưởng Bông lúa vàng Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 4100/QĐ-BNN-TCCB năm 2024 có quy định như sau:
Nguyên tắc xét tặng Giải thưởng
1. Việc xét tặng Giải thưởng phải được thực hiện trên cơ sở tự nguyện, đúng đối tượng, điều kiện, quy trình xét tặng được quy định tại Quy chế này, đảm bảo chính xác, công khai, khách quan.
2. Giải thưởng ghi nhận và tôn vinh các tập thể, cá nhân có sản phẩm tiêu biểu, xuất sắc, đóng góp cho sự phát triển nông nghiệp, nông thôn Việt Nam.
3. Trong kỳ xét tặng Giải thưởng, mỗi sản phẩm xét tặng chỉ đứng tên cho 01 cơ quan, đơn vị hoặc 01 tác giả hoặc 01 nhóm tác giả trực tiếp nghiên cứu tạo ra sản phẩm.
4. Một sản phẩm chỉ được tham dự xét tặng Giải thưởng Bông lúa vàng một lần, những sản phẩm đã đạt Giải thưởng không được tham gia xét tặng Giải thưởng các lần tiếp theo.
5. Giải thưởng được tổ chức xét tặng 05 năm một lần;
6. Không xét tặng Giải thưởng đối với các trường hợp sau:
a) Tập thể, cá nhân trong thời gian cơ quan có thẩm quyền đang xem xét thi hành kỷ luật hoặc điều tra, thanh tra, kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm hoặc có đơn thư khiếu nại, tố cáo; có vấn đề tham nhũng, tiêu cực được báo chí nêu đang được xác minh làm rõ.
b) Sản phẩm của các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật;
c) Sản phẩm không được pháp luật cho phép sản xuất, kinh doanh hoặc không được khuyến khích sử dụng;
d) Sản phẩm vi phạm lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, trái đạo đức; không phù hợp với thuần phong mỹ tục của Việt Nam;
đ) Trường hợp sản phẩm tham dự xét tặng Giải thưởng liên quan đến bí mật nhà nước thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước.
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì Giải thưởng Bông lúa vàng Việt Nam được tổ chức xét tặng 05 năm một lần.
Sản phẩm tham gia xét tặng Giải thưởng Bông lúa vàng Việt Nam phải được cơ quan nào xác nhận?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Quy chế xét tặng Giải thưởng Bông lúa vàng Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 4100/QĐ-BNN-TCCB năm 2024 thì sản phẩm tham gia xét tặng Giải thưởng Bông lúa vàng Việt Nam phải được cơ quan có thẩm quyền sau đây xác nhận:
(1) Các phát minh, sáng chế, giải pháp hữu ích: được Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ cấp giấy chứng nhận bảo hộ sở hữu công nghiệp;
(2) Kết quả công trình nghiên cứu khoa học:
- Đã được Hội đồng Khoa học và Công nghệ cấp có thẩm quyền nghiệm thu và nhận xét, đánh giá tốt, được công bố hoặc ứng dụng trong thực tiễn ít nhất 03 năm tính đến thời điểm nộp hồ sơ đề nghị xét tặng Giải thưởng
- Được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xác nhận;
(3) Các loại giống cây trồng nông, lâm nghiệp; giống vật nuôi và thủy sản; vật tư nông nghiệp, máy móc thiết bị, sản phẩm nông, lâm, thủy sản, sản phẩm thủ công mỹ nghệ, được áp dụng, triển khai vào sản xuất trong thời gian ít nhất 03 năm tính đến thời điểm nộp hồ sơ đề nghị xét tặng Giải thưởng và được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xác nhận;
(4) Sản phẩm hàng hoá nông nghiệp chất lượng cao, có uy tín (sản phẩm OCOP quốc gia…) được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xác nhận;
(5) Các mô hình về tổ chức sản xuất, phát triển nông thôn đã được đánh giá, thực tế kiểm nghiệm có hiệu quả kinh tế, có ảnh hưởng tốt đối với ngành, được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xác nhận.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trong giáo dục, niên chế nghĩa là gì? Đối với giáo dục đại học, chương trình giáo dục được tổ chức thực hiện theo niên chế hay theo tín chỉ?
- Tảo mộ là gì? Đi tảo mộ vào ngày mấy Tết Âm lịch? Nghỉ Tết Âm lịch bắt đầu từ ngày mấy Dương lịch?
- Cá nhân đăng ký phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất có được gửi hồ sơ qua bưu điện không?
- Điều kiện thành lập trung tâm học tập cộng đồng công lập hoặc cho phép thành lập trung tâm học tập cộng đồng tư thục?
- Thủ tục từ chức lãnh đạo, quản lý, xin thôi việc đối với công chức, viên chức thuộc Bộ Nội vụ như thế nào?