Như thế nào được xem là mất khả năng thanh toán đối với thành viên bù trừ? Trong trường hợp mất khả năng thanh toán thì Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam phải làm gì?
- Thành viên bù trừ được pháp luật về chứng khoán quy định như thế nào?
- Như thế nào được xem là mất khả năng thanh toán đối với thành viên bù trừ?
- Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam thực hiện việc hỗ trợ thành viên bù trừ mất khả năng thanh toán như thế nào?
- Các biện pháp nào Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam có thể áp dụng khi thành viên bù trừ mất khả năng thanh toán?
Thành viên bù trừ được pháp luật về chứng khoán quy định như thế nào?
Thành viên bù trừ là công ty chứng khoán, ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán và được Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam chấp thuận trở thành thành viên bù trừ theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 56 Luật Chứng khoán 2019.
Như thế nào được xem là mất khả năng thanh toán đối với thành viên bù trừ?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 15 Thông tư 58/2021/TT-BTC thì thành viên bù trừ, nhà đầu tư là khách hàng của thành viên bù trừ bị mất khả năng thanh toán khi thuộc một trong các trường hợp sau:
- Không kịp thời thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ các nghĩa vụ thanh toán lỗ vị thế hoặc nghĩa vụ thanh toán khoản tiền bồi thường hoặc nghĩa vụ thanh toán tiền khi thực hiện hợp đồng theo quy chế của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam;
- Bị phá sản hoặc tuyên bố phá sản theo quy định pháp luật về phá sản doanh nghiệp;
- Các trường hợp khác theo quy chế của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam.
Mất khả năng thanh toán đối với thành viên bù trừ
Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam thực hiện việc hỗ trợ thành viên bù trừ mất khả năng thanh toán như thế nào?
Trong trường hợp thành viên bù trừ, nhà đầu tư là khách hàng của thành viên bù trừ bị mất khả năng thanh toán thì Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam được sử dụng các nguồn hỗ trợ dưới đây để bù đắp theo trình tự được quy định tại khoản 2 Điều 15 Thông tư 58/2021/TT-BTC như sau:
- Sử dụng tiền ký quỹ của thành viên bù trừ mất khả năng thanh toán, tiền ký quỹ của khách hàng của thành viên bù trừ bị mất khả năng thanh toán;
- Trường hợp tiền ký quỹ không đủ bù đắp nghĩa vụ thanh toán, Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam được sử dụng khoản đóng góp bằng tiền vào Quỹ bù trừ của thành viên bù trừ mất khả năng thanh toán;
- Sử dụng khoản đóng góp Quỹ bù trừ bằng tiền của các thành viên bù trừ khác theo tỷ lệ do Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam xác định. Trong trường hợp này, Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam thông báo cho các thành viên bù trừ liên quan chi tiết về việc sử dụng Quỹ bù trừ ngay trong ngày sử dụng. Bên cạnh đó thì thành viên bù trừ mất khả năng thanh toán có nghĩa vụ hoàn trả toàn bộ số tài sản đã sử dụng của Quỹ bù trừ và thanh toán tiền lãi sử dụng cho các thành viên khác theo lãi suất do Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam xác định phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành;
- Sử dụng Quỹ phòng ngừa rủi ro nghiệp vụ của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam;
- Sử dụng các nguồn vốn hợp pháp của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam sau khi được Bộ Tài chính chấp thuận.
Các biện pháp nào Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam có thể áp dụng khi thành viên bù trừ mất khả năng thanh toán?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 15 Thông tư 58/2021/TT-BTC thì ngoài việc sử dụng các nguồn hỗ trợ trên, Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam được thực hiện các biện pháp sau:
- Yêu cầu thành viên bù trừ mất khả năng thanh toán giải trình lý do, cung cấp toàn bộ thông tin liên quan đến việc mất khả năng thanh toán, cung cấp danh sách khách hàng, thông tin nhận biết khách hàng và thông tin trên tài khoản ký quỹ của khách hàng;
- Phối hợp với Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội hạn chế hoặc không cho phép mở vị thế mới đứng tên thành viên bù trừ mất khả năng thanh toán, ngoại trừ các giao dịch đối ứng;
- Yêu cầu thành viên bù trừ mất khả năng thanh toán thanh lý vị thế của mình;
- Mở tài khoản giao dịch tại Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội để thực hiện các giao dịch đối ứng để giảm vị thế của thành viên bù trừ mất khả năng thanh toán.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hà Nội dành hơn 567 tỷ đồng tặng hơn 1,1 triệu suất quà cho đối tượng chính sách, hộ nghèo dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025?
- Thỏa thuận trọng tài được lập trước hay sau khi xảy ra tranh chấp? Thỏa thuận trọng tài qua email có hiệu lực hay không?
- Ngày 10 tháng 12 là ngày gì? Ngày 10 tháng 12 năm nay là ngày bao nhiêu âm lịch? Có phải là ngày nghỉ lễ của người lao động?
- Chậm thực hiện nghĩa vụ là gì? Lãi suất phát sinh do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền được xác định như thế nào?
- Mẫu phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng đối với xe cơ giới, xe máy chuyên dùng từ 1/1/2025 theo Thông tư 52/2024?